Pages

Lịch sử nhà Nguyễn

360.  [ Điều 28 ] - Bối cảnh lịch sử:
Từ đầu TK XVI – cuối TK XVIII NN phong kiến VN suy yếu, tình trạng nội chiến, loạn lạc, ly tán chống đối, đàn áp kéo dài. Nhiều cuộc nổi dậy, đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn (1771).
Dưới sự lãnh đạo của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lật đổ nền thống trị của chúa Nguyễn (Đàng Trong) năm 1777 và kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm (1784 – 1785) thắng lợi.

Lịch sử Nhà Lê

360.  [ Điều 28 ] - Hình thành: 2 giai đoạn: 1428 – 1460, 1460 – 1527
1. Chính trị:
Triều Hậu Lê đã trải qua những biến đổi thăng trầm về chính trị, bảo vệ & mở rộng biên giới, hạn chế các xu hướng cát cứ, xây dựng 1 NN tập quyền mạnh, có vị trí và uy tín lớn trong khu vực.
Đời Lê Thánh Tông có sự kiện chính trị là lãnh thổ nước ta được mở rộng về phía Tây và phía Nam.Cho phép nô tỳ dc chuộc thân tự giải phóng→ tăng lực lượng sản xuất.

Vở ghi Lịch sử Nhà nước và pháp luật

BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Đây là nội dung gắn liền với kiến thức lý luận chung về sự ra đời của nhà nước. Giúp người học khẳng định tính đúng đắn của học thuyết Mác xít về Nhà nước, đồng thời làm sáng tỏ những nhân tố đóng vai trò thúc đẩy dẫn đến sự ra đời Nhà nước ở Việt Nam.
Cần nắm được 2 vấn đề sau:
+ Quá trình phát triển của các nhân tố dẫn đến sự hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.
+ Xác định, phân biệt được nhà nước trong trạng thái đang hình thành và sự hình thành nhà nước.

Câu hỏi Lịch sử Nhà nước và pháp luật

Câu 6: Phân tích và chứng minh hệ thống ngũ hình trong Quốc triều Hình luật (QTHL) đã tiếp thu chọn lọc và sáng tạo ngũ hình trong pháp luật phong kiến Trung Hoa.
Hình phạt Ngũ hình được các triều đại PKVN áp dụng gồm:
            Xuy:
            Hình phạt này được nêu rất rõ trong QTHL là có 5 bậc từ 10 đến 50 roi. Phạm nhân sẽ bị đánh bằng roi mây nhỏ vào mông.Trong QTHL hình phạt này không hề có sự thay đổi so với pháp luật phong kiến Trung Hoa và được coi là một hình phạt nhẹ với các cấp độ cũng là 5 bậc từ 10 roi đến 50 roi ==> nhằm mục đích làm cho người phạm tội cảm thấy đau đớn, xấu hổ và không có ý định phạm tội lần nữa, hình phạt này vừa có thể ápdụng độc lập(điều 570, 572…QTHL) vừa có thể là hình phạt áp dụng bổ sung cùng với hình phạt tiền và biếm (điều 295,374…QTHL).

Vở ghi Lý luận pháp luật



Bài 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
I.                   NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT
Pháp luật không phải là một hiện tượng tự nhiên, Pháp luật ra đời, tồn tại và phát triển chỉ khi đạt đến một trình độ kinh tế - xã hội nhất định. Pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp.
-         Là công cụ của nhà nước, sử dụng để tổ chức, quản lý xã hội, duy trì sự thống trị, trật tự.

Câu hỏi nhận định Lý Luận Pháp Luật

Bài: Ngun gc, bản cht, chức năng, hình thc, kiu pháp lut
Pháp luật chỉ luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. S
Một quan hệ xã hội không thể cùng bị điều chỉnh bởi pháp luật và quy phạm tập quán. S
Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người S
Chỉ pháp luật mới có tính bắt buộc chung D
Chỉ có pháp luật mới mang tính chuẩn mực hành vi xử sự của con người S

Câu hỏi ôn tập Lý luận Pháp luật

Câu 1. Nêu nguyên nhân và cách thức hình thành pháp luật trong lịch sử.
  Nguyên nhân hình thành pháp luật trong lịch sử
  Chế độ tư hữu xuất hiện, xh phân chia thành các giai cấp có lợi ích khác nhau. Tầng lớp giàu có duy trì những tập quán phù hợp với ý chí của họ bằng cách thừa nhận các tập quán bị biến đổi thành những quy tắc xử sự chung được gọi là pháp luật.
  Mặc khác, những quan hệ xh đa dạng và phức tạp dòi hỏi phải có sự điều chỉnh như quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị, việc trao đổi, mua bán… các tổ chức quyền lực mới ra đời – NN tiến hành xây dựng các quy tắc xử sự mới trong nhiều lĩnh vực.
  Như vậy, những nguyên nhân làm xuất hiện NN cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Là hệ quả của việc phân chia xh thành các giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

Trắc nghiệm Lý luận pháp luật


Câu 9. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam:
A. Do nhân dân bầu B. Do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước
C. Do Chủ tịch nước giới thiệu D. Do Chính phủ bầu
=> B. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội
Câu 24. Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong HTPL Việt Nam:
A. Pháp lệnh
B. Luật
C.Hiến pháp
D. Nghị quyết
=> C. Hiến pháp

Đề thi Lý luận Nhà nước

ĐỀ THI MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
LỚP CLC K31
THỜI GIAN: 90 PHÚT


I – Chọn câu trả lời đúng nhất: (2 điểm)

1/ Những yếu tố nào sau đây không tác động đến sự ra đời Nhà nước:
a) Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
b) Hoạt động chiến tranh.
c) Hoạt động trị thủy.
d) Hoạt động quản l‎í kinh tế của Nhà nước.

Nhận định Lý luận Nhà nước

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH MÔN LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC
Nguồn gốc của nhà nước
- Xã hội có giai cấp là xã hội có Nhà nước.
- Theo Chủ nghĩa Mác- Lênin,Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được
- Vì nhà nước ra đời như là công cụ đàn áp giai cấp của giai cấp thống trị cho nên giai cấp bị trị cũng có thể hình thành một nhà nước khác để đàn áp giai cấp thống trị.
- Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội.

Đề cương Lý luận Nhà nước và pháp luật


Bài 1:NHẬP MÔN LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1.            Vài nét tổng quan về môn học Lý luận về Nhà nước và pháp luật
- Lý luận về nhà nước và pháp luật là một học phần trong chương trình cử nhân Luật.
- Lý luận về nhà nước và pháp luật là môn học bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành luật cho tất cả các hệ đào tạo.
2.            Những góc độ tiếp cận Lý luận về nhà nước và pháp luật
2.1 Lý luận về Nhà nước là và pháp luật một khoa học độc lập
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu của Lý luận về Nhà nước và pháp luật
- Lý luận về nhà nước và pháp luật có đối tượng nghiên cứu độc lập.
- Đối tượng nghiên cứu của Lý luận về Nhà nước và pháp luật là những vấn đề chung nhất, khái quát nhất, thuộc về bản chất và có tính quy luật của nhà nước và pháp luật.

Ôn tập Nhà nước xã hội chủ nghĩa

                                              Phần I: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Câu 1: Nguồn gốc của NN và PL
Câu 2Bản chất của NN
Caâu 3 : Vị trí, Đặc Trưng của NN
Câu 4:  Bản chất của NN XHCN
Câu 5:  Bản chất + đặc tính cơ bản của NN  CHXHCN VN
Câu 6: Chức năng của NN
Câu 7: Các chức năng cơ bản của NN XHCN
Câu 8 - Hình thức NN.
Câu 9: Các hình thức của NN XHCN
Câu hỏi 10:  Bộ máy NN XHCN
Câu 11:   Những nguyên tắc cơ bản của BM NN XHCN
Câu 12: KN và đặc điểm, đặc trưng của HTCT XHCN.
Câu 13 : Vai trò của NN XHCN trong HTCT
Câu 14 :  Đảng trong HTCT,  NN + ĐCS trong HTCT XHCN VN
Câu 15:  Đảng và NN + các tổ chức XH trong HTCT XHCN
Câu 16 -  Đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam
Câu 17:  NN pháp quyền XHCN và ở VN

Ôn tập Pháp luật xã hội chủ nghĩa

PHẦN II:  ÔN TẬP PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Câu 18: Bản chất của PL.
Câu 20: Bản chất và đặc trưng của PL XHCN
Câu 21 . Vai trò của pháp luật XHCN
Câu 22 - Khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, phân loại Quy phạm  PL XHCN
Câu 23: Khái niệm, đặc điểm và cấu thành QHPL
Câu 24. Sự kiện pháp lý
Câu 25 -  Khái niệm, đặc điểm, chức năng của YTPL
Câu 26 – Mối quan hệ giữa YTPL và PL XHCN, Giáo dục YTPL.
Câu 27-  Điều chỉnh pháp luật, Cơ chế điều chỉnh pháp
Câu 28: Khái niệm, đặc điểm và căn cứ phân chia HTPL XHCN 

Câu hỏi ôn tập Lý luận Nhà nước

ÔN TẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC
           
1-     Trình bày nội dung cơ bản của thuyết khế ước xã hội về nguồn gốc của nhà nước.
Khế ước xã hội là một học thuyết mô tả việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ quyền tự do tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng, khế ước xã hội được hình thành từ một tờ khế ước, một bản hợp đồng còn gọi là hợp đồng xã hội trên đó các thành viên xã hội thống nhất ý chí của các bên theo các nguyên tắc để cùng chung sống với nhau để được hưởng sự an toàn và trật tự của xã hội văn minh. Đây được đánh giá là nhà nước dân chủ tiến bộ.

Tổng Hợp Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lý Luận Nhà Nước


Bài 1: NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC

1. Các quan điểm phi Mácxít KHÔNG chân thực vì chúng:

a/ Lý giải có căn cứ khoa học nhưng nhằm che dấu bản chất nhà nước.

b/ Che dấu bản chất thực của nhà nước và thiếu tính khoa học.

c/ Thể hiện bản chất thực của nhà nước nhưng chưa có căn cứ khoa học.
d/ Có căn cứ khoa học và nhằm thể hiện bản chất thực của nhà nước.

Nhận định: Trách nhiệm dân sự và Hợp đồng dân sự

1. Thời hiệu yêu cầu TA tuyên bố hợp đồng vô hiệu tương đối là một năm, kể từ ngày hợp đồng được xác lập.

Sai vì theo Khoản 1 Điều 136 BLDS 2005 thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu tương đối là hai năm, kể từ ngày hợp đồng được xác lập.

2. A vay của B một khoản tiền và cầm cố cho B một chiếc xe gắn máy để bảo đảm cho nghĩa vụ trả tiền vay. Theo quy định của BLDS 2005, nếu hợp đồng vay tiền giữa A và B bị vô hiệu thì sẽ làm chấm dứt hợp đồng cầm cố xe gắn máy.
Sai vì theo Khoản 2 Điều 410 BLDS 2005 quy định về  sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Cá nhân - pháp nhân

Chương I. Cá nhân

 Cá nhân luôn có lý lịch dân sự cho phép phân biệt với cá nhân khác. Sự tồn tại của tư cách chủ thể quan hệ pháp luật của cá nhân lệ thuộc vào một số điều kiện. Mặt khác, ta biết rằng trên nguyên tắc, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật ngang nhau và, một cách ngoại lệ, một cá nhân nào đó có thể mất năng lực pháp luật trong một hoặc nhiều quan hệ đặc thù; trái lại, không phải mọi cá nhân đều có năng lực hành vi ngang nhau và có những cá nhân ở trong tình trạng mất năng lực hành vi tổng quát hoặc có năng lực hành vi không đầy đủ (gọi chung là không có năng lực hành vi): luật xác định rằng người không có năng lực hành vi cần được bảo vệ. Cuối cùng, có những cá nhân, dù đã thành niên, ở trong tình trạng suy đồi về nhân cách: luật nói rằng những cá nhân này có thể ở bị đặt trong tình trạng bị hạn chế năng lực hành vi để các giao dịch của họ được giám sát nhằm tránh gây thiệt hại cho người khác, cũng như để bảo vệ quyền lợi của chính họ trong điều kiện những quyền lợi ấy có nguy cơ bị hy sinh trong những giao dịch được xác lập một cách thiếu cân nhắc.

Giao dịch dân sự - Hợp đồng dân sự

GIAO DỊCH DÂN SỰ - HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
I. GIAO DỊCH DÂN SỰ
1. Khái niệm và ý nghĩa của giao dịch dân sự
"Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" (Điều 121 BLDS).
Từ khái niệm giao dịch dân sự được quy định tại điều luật này có thể xác định: Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí (hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương - một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lí. Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định.

Câu hỏi: Tổng quan về Luật dân sự

Câu 1: Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự Việt Nam

-      Điều 1 của Bộ Luật Dân sự được Quốc hội thông qua tại kì họp thứ 7 Quốc hội khoá XI ngày 14-06-2005 và có hiệu lực từ ngày 01-01-2006    
-      quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.-  quan hệ cơ bản và chủ yếu của xã hội do nhiều ngành luật điều chỉnh nên Luật dân sự chỉ điều chỉnh một phần các quan hệ đó.
-      Phạm vi của các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà Luật dân sự điều chỉnh được xác định như sau:

Giới thiệu Bộ Luật dân sự 2005

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005

Bộ luật Dân sự năm 1995 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1996) được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá IX. Đây là một văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội là các giao lưu dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Qua gần 10 năm thi hành, Bộ luật Dân sự (dưới đây viết tắt là BLDS) đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo lập hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ dân sự, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích Nhà nước và lợi ích công cộng.

Quan hệ pháp luật dân sự

QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
 A. KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
I. QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1. Quan hệ pháp luật dân sự  
Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trong hệ thống pháp luật, mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội khác nhau. Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng quan hệ pháp luật, vì vậy, nó mang đầy đủ đặc tính của quan hệ pháp luật về bản chất xã hội, bản chất pháp lí, tính cưỡng chế nhà nước...

Câu hỏi: Giao dịch dân sự

Câu 1: Khái niệm giao dịch dân sự và giao dịch dân sự vô hiệu

Khái niệm giao dịch dân sự:( Điều 121-BLDS)
   Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

Tài sản trong Luật Dân sự

TÀI SẢN

Nhập đề
Chương I 
Mục 1
Mục 2
Mục 3
Mục 4
Chương II
Mục 1
 Mục 2
 Mục 3
Mục 4
Mục 5

 

Tổng số lượt xem trang

Blogger news

Blogroll

About