Pages

Đề thi Lý luận Nhà nước

ĐỀ THI MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
LỚP CLC K31
THỜI GIAN: 90 PHÚT


I – Chọn câu trả lời đúng nhất: (2 điểm)

1/ Những yếu tố nào sau đây không tác động đến sự ra đời Nhà nước:
a) Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
b) Hoạt động chiến tranh.
c) Hoạt động trị thủy.
d) Hoạt động quản l‎í kinh tế của Nhà nước.


2/ Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội trong bản chất của Nhà nước là:
a) Mâu thuẫn giữa tính giai cấp và tính xã hội.
b) Thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội.
c) Là 2 mặt trong một thể thống nhất.
d) Tính giai cấp luôn là mặt chủ yếu, quyết định tính xã hội.

3/ Chức năng của Nhà nước là:
a) Những mặt hoạt động của Nhà nước.
b) Những công việc của Nhà nước.
c) Những phương diện hoạt động của Nhà nước.
d) Những mặt hoạt động cơ bản nhằm thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước.

4/ Tồng thống, Chủ tịch, Nhà vua phù hợp với trường hợp nào sau đây:
a) Luôn do cơ quan lập pháp bầu ra.
b) Đứng đầu cơ quan hành pháp.
c) Đứng đầu cơ quan tư pháp.
d) Nguyên thủ quốc gia.

II – Hãy nhận định và giải thích: (6 điểm)

1/ Cơ quan lâp pháp là cơ quan đại diện.
2/ Tồng thống phải do dân bầu.
3/ Chính phủ phải luôn luôn chịu trách nhiệm trước Quốc Hội hay Nghị Viện.

III – Chọn một trong hai câu: (2 điểm)

Anh chị hãy cho biết quan điểm của mình:
1/ Quyền lực trong bộ máy nhà nước phải phân chia triệt để giữa ba hệ thống: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
2/ Chức năng và phương thức thực hiện chức năng của Nhà nước phụ thuộc vào việc ai nắm quyền lực Nhà nước.

ĐỀ THI MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
LỚP TM32B

I. Chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của thị tộc là các thành viên phải cùng sinh sống trên một địa bàn, bị đe dọa bởi:
a. Các lần phâ công lao động xã hội lớn.
b. Sự thay đổi nghề nghiệp của các thành viên trong thị tộc.
c. Sự thay đổi của chế độ hôn nhân.
d. a, b, c đều đúng.

2. Sự thống trị trong lĩnh vực chính trị là một trong những điều kiện cho sự thống trị giai cấp, về bản chất trong lĩnh vực này, Nhà nước là công cụ:
a. Áp đặt ý chí của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội.
b. Biến ý chí xã hội thành ý chí Nhà nước.
c. Thực hiện hoạt động cưỡng chế chuyên nghiệp.
d. Thực hiện hoạt động chuyên chính của giai cấp vô sản

3. Chức năng Nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với:
a. Điều kiện kinh tế
b. Bản chất Nhà nước
c. Bộ máy Nhà nước
d. Tất cả các yếu tố nói trên.

4. Sự xuất hiện của kiểu Nhà nước này thay thế cho kiểu Nhà nước khác có thể diễn ra không tuần tự vì:
a. Các kiểu Nhà nước xuất hiện không dồng đều về mặt thời gian ở các nước khác nhau
b. Sự lựa chọn của giai cấp thống trị
c. Tác động khách quan từ bên ngoài
d. b, c đúng.

II. Nhận định đúng, sai. Giải thích.
1. Việc áp dụng nguyên tắc tam quyền phân lập không hoàn toàn như nhau ở các nước tư sản.
2. Quân chủ lập hiến là một dạng của chính thể quân chủ hạn chế.

III. Trong bài viết “Nguy cơ của chúng ta, một nhà nước thiếu năng lực phản ứng” trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5 năm 2006, trang 5, tác giả Phạm Duy Nghĩa cho rằng “đặt quyền lực vào tay một người, để rồi mơ ước rằng người ấy sẽ anh minh chắc sẽ là một rủi ro rất lớn, vì vua Nghiêu, vua Thuấn có mấy khi xuất hiện”. Theo anh, chị cần thực hiện những biện pháp gì để có thể giảm thiểu sự lạm dụng quyền lực nhà nước.

IV. Có qun điểm cho rằng nạn chạy chức, chạy quyền là một trong những mầm mống của quốc nạn tham nhũng, bởi lẽ sau khi được đề bạt, bổ nhiệm, các quan chức sẽ tham nhũng để thu hồi những chi phí đã bỏ ra trong quá trình chạy chức, chạy quyền. Do đó, công khai hóa tài sản của cán bộ công chức là biện pháp duy nhất đẻ ngăn chặn tình trạng tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Bằng kiến thức Lý luận về Nhà nước, anh, chị đồng ý hay phản đối quan điểm nói trên.

(GV ra đề: Ths. Hà Đăng Quảng)
ĐỀ THI MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
LỚP HS33
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Sinh viên được sử dụng tài liệu


Phần 1
1. Nhà nước thu thuế để:
a.bảo đảm lợi ích cho giai cấp bốc lột
b.bảo vệ lợi ích cho người nghèo
c.Bảo đảm sự công bằng trong xã hội
D.Đảm bảo nguồn lực cho sự tồn tại của đất nước

2. nhà nước sẽ tiêu vong khi:
a. Không tồn tại giai cấp
b. Xã hội không tồn tại giai cấp và đấu tranh giai cấp
c. Xã hội không tồn tại chế độ công hữu.
D. Khi bộ máy nhà nước bị sụp đổ

3. Pháp luật được thưc hiên bởi cơ quan nào sau đây:
a. chính phủ B. Nguyên thủ quốc gia
c. Quốc hội D. tòa án

4. Lựa chọn nào không là đặc điểm của hình thức chính thể cộng hòa lưỡng tính:
a. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và được thượng nghi viện bầu ra
b. Quyền hành pháp được trao cho thủ tướng và tổng thống
c. Thủ tướng là thủ lĩnh đảng cầm quyền hoặc liên minh đảng trong nghị viện
D. Chính phủ không chỉutách nhiệm trước nghị viện

5. Bản chất giai cấp của nhà nước XHCN là bảo vệ lợi ích:
a. liên minh các giai cấp b. toàn thể xã hội
c. Đa số nhân dân D. giai cấp thống trị

6. nhiệm vụ của nhà nước là:
a.Bị quyết định bởi chức năng nhà nước
b. quyết định nội dung và tính chất của chức năng
c.
D.

7. Kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn kiểu nhà nứơc trong lịch sử
a. Xuất hiện muộn hơn
b. có cơ sở kinh tế và xã hội tiến bộ hơn
c. tất cả đều đúng
D. Dân chủ hơn

8. nguyên tắc tập quyền được hiểu là:
A.quyền lực tập trung vào cơ quan nhà nước ở trung ương
B. quyền lực tập trung vào 1 cơ quan
C.quyền lực tập trung vào cơ quan đại diện của nhân dân
D.quyền lực nhà nước không phân công phân chia

9. tính xã hội trong bản chất của nhà nước xuất phát từ
a. các công việc xã hội mà nhà nước thực hiện
b. những mục đích mang tính xã hội của nhà nước
c. những nhu cầu khách quan để quản lý xã hội
D. việc thiết lập các trật tự xã hội

10. tòa án cần phải độc lập và tuân theo pháp luật vì
a. là cơ quan nhà nước
b. bảo vệ lợi ích cho toàn xã hội
c. đại diện cho nhân dân
D.

Phần 2: nhận định và giải thích: (3đ)
1. bản chất nhà nước là bản chất giai cấp của nhà nước nhất
2. chức năng của nhà nước là không thay đổi
3. Ở hình thức chính thể dân chủ không thể có chế độ chính trị quân chủ

Phần 3: (3đ)
1. tính giai cấp và tính xã hội có mâu thuẫn với nhau k? why?
2. nêu vai trò của nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa hỗn hợp.

Phần 4 1đ)
tổng thống hoa kì có thể làm thượng nghị sĩ hay không?why?

ĐỀ THI MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
LỚP CLC K33
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Sinh viên không được sử dụng tài liệu


1. Cơ sở kinh tế quyết định :
A. cách thức tổ chức bộ máy NN
B. Phương thức tổ chức và hđộng của Bộ máy NN
C Hình thức thực hiện chức năng của NN
D. Phương thức thực hiện chức năng NN

2. Nguyên tắc phân quyền k là :
A. Các cơ quan NN có thể giải tán lẫn nhau
B. 3 Cơ quan đc thành lập = 3 con đg # nhau
C. Cơ quan tư pháp độc lập
D. Các cơ quan đc trao 3 loại q` # nhau

3. Nhiệm vụ của NN
A. Xuất hiện đồng thời cùng với chức năng
B. Quyết định nội dung, tính chất của chức năng
C. Bị quyết định bởi chức năng của NN
D. Hình thành sau khi chức năng xuất hiện

4. Khái niệm hình thức chính thể không phản ánh
A. Mối quan hệ giữa các cơ quan NN trung ương
B. Cách thức và trình tự lập ra các cơ quan NN
C. Cách thức tổ chức quyền lực NN
D. Sự tham gia ủa nhân dân vào đảng fái chính trị

5. Vai trò chủ yếu của chính phủ là
A. Tham gia vào hoạt động lập pháp
B. Đóng vai trò nguyên thủ quốc gia
C. Bổ nhiệm thẩm fán của tòa án
D. Thi hành pháp luật

6. Lý thuyết và sự bảo vệ học thuyết phi Marxist về NN
A. Tính khoa học và bản chất thực của NN
B. Bản chất thực của NN nhưng chưa có căn cứ Khoa học
C. Che dấu bản chất thực của NN và thiếu tính Khoa học
D. Lí giải có căn cứ Khoa học nhưng nhằm che dấu bản chất thực của nhà NN

7. Nội dung nào k fù hợp với hình thức cấu trúc NN
A. Các đơn vị hành chính, k có chủ quyền trong 1 quốc gia thống nhất
B. Các quốc gia có chủ q` liên kết rất chặt chẽ với nhau về kinh tế
C. Đơn vị hành chính tự chủ nhưng k có chủ q`
D.

8. Lựa chọn nào dưới đây không đúng về nội dung của học thuyết Marx - Lenin về nguồn gốc của NN
A. NN là sản phẩm tất yếu của những đối kháng giai cấp k thể điều hòa
B. NN là sản phẩm của xã hội mang tính vỉnh cữu và bất diệt
C. NN là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài ng
D. NN là 1 phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong

9. Chức năng NN có mối quan hệ chặt chẽ với
A. Điều kiện kinh tế
B. Bộ máy NN
C. Bản chất NN
D. Tất cả các yếu tố nói trên

10. Chức năng NN là
A. Những mặt hoạt động chủ yếu của NN
B. Hoạt động của các cơ quan NN
C. Những hoạt động của NN
D. Tất cả đều đúng

11. Tiền đề tư tưởng để lý giải nguồn gốc NN của các học giả tư sản trong bản khế ước Xã hội là
A. Lý thuyết về quyền công dân
B. Lý thuyết quyền tư hữu
C. Lý thuyết về quyền lực NN
D. Lý thuyết về quyền tự nhiên

12. Bộ máy NN mang tính hệ thống chặt chẽ bởi
A. Các CQ NN có mối liên hệ chặc chẽ với nhau
B. Các CQ NN ở địa phương fải tuân thủ các CQ ở trung ương
C. Đc tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất
D. NN bao gồm các CQ NN từ trung ương đến địa fương

13. Về mặt lý thuyết, NN xã hội chủ nghĩa là
A. 1 hình thức NN mới
B. 1 hình thức tổ chức quyền lực
C. Giai đoạn quá độ của NN Tư sản
D. 1 kiểu NN mới

14. Nội dung nào sau đây k phù hợp chế độ Đại nghị
A. Nghị viện có thể giải tán chính phủ
B. Chính phủ có trách nhiệm trc nghị viện
C. Là nghị sĩ vẫn có thể làm bộ trưởng
D. Người đứng đầu chính phủ do dân bầu ra

15. Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ NN
A. Nhiệm vụ NN là cơ sở xác định số lượng, nội dung hình thức, phương pháp thực hiện chức năng NN
B. Là mqh phụ thuộc lẫn nhau
C.
D. Mqh giữa chức năng và nhiệm vụ NN fụ thuộc vào vị trí, vai trò của từng loại chức năng và từng loại nhiệm vụ mà quan hệ giữa chúng sẽ có những biểu hiện cụ thể

16. Sự thống trị kinh tế là cơ sở cho việc :
A. Bảo vệ quyền sở hữu của giai cấp thống trị
B. Xác lập sự thống trị về kinh tế của giai cấp thống trị (?)
C. Bảo vệ sự bóc lột của giai cấp thống trị
D. Quản lí NN về kinh tế

17. Sự thống trị giai cấp là cơ sở cho NN trở thành công cụ
A. Thực hiện hoạt động chuyên chính của giai cấp Vô sản
B. Áp đặt ý chí của giai cấp thống trị đối với toàn Xã hội
C. Biến ý chí của Xã hội thành ý chí NN
D. Thực hiện hoạt động cưỡng chế chuyên nghiệp

18. Nội dung nào không phổ biến trong hình thành nguyên thủ quốc gia
A. Đc bổ nhiệm
B. Do dân bầu ra
C. Thế tập, cha truyền con nối
D. Do quốc hội bầu ra

19. Chính phủ là cơ quan:
A. Bị bất tín nhiệm và giải tán bởi cơ quan đại diện, cơ quan lập pháp
B. Chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện, cơ quan lập pháp
C. Được hình thành bởi cơ quan đại diện, cơ quan lập pháp
D. Thực hiện PL do cơ quan lập pháp ban hành


ĐỀ THI MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
LỚP TM, DS, QT K33A
THỜI GIAN: 90 PHÚT


Phần I: Chọn phương án trả lời đúng nhất ( 3 điểm )
1. Tính giai cấp là phương diện không thể thiếu được quy định bản chất Nhà nước vì:
a. Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
b. Xét về nguồn gốc, nhà nước ra đời khi mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được.
c. Từ khi ra đời trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, nhà nước bao giờ cũng chỉ thuộc về một giai cấp hoặc liên minh giai cấp nhất định.
d. Nếu nhà nước mất đi tính giai cấp thì bản chất nhà nước sẽ thay đổi.

2. Tính giai cấp của nhà nước biểu hiện:
a. Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác.
b. Nhà nước là công cụ bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.
c. Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt để duy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị và tư tưởng của một giai cấp.
d. Lợi ích giai cấp mà nhà nước bảo vệ.
e. a, b, c, d đều đúng
f. a, b, c, d đều sai

3. Tính xã hội của bản chất nhà nước thể hiện:
a. Nhà nước là chủ thể chủ yếu giải quyết các vấn đề nảy sinh từ xã hội.
b. Nhà nước là chủ thể chủ yếu đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
c. Vai trò xã hội và giá trị xã hội của nhà nước.
d. Nhà nước là phương tiện đảm bảo lợi ích xã hội.

4. Trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế:
a. Nhà nước là yếu tố phụ thuộc hoàn toàn vào cơ sở kinh tế.
b. Nhà nước là yếu tố quyết định vì đường lối phát triển kinh tế của nhà nước do giai cấp thống trị lựa chọn.
c. Kinh tế phát triển hay kém phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực quản lí và điều hành của Nhà nước.
d. Nhà nước phụ thuộc vào kinh tế, nhưng nhà nước có tính độc lập tương đối, nhà nước có tác động ngược lại đến kinh tế.

5. Vai trò của bộ máy nhà nước:
a. Công cụ chủ yếu để thực hiện chức năng nhà nước.
b. Công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng.
c. Công cụ quản lí xã hội.
d. a, b, c đều đúng
e. a, b, c đều sai

6. Sự giống nhau giữa nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang:
a. Là khái niệm phản ánh cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ, các cấp chính quyền hoàn chỉnh của nhà nước.
b. Là chủ thể trong các mối quan hệ quốc tế.
c. Có địa vị pháp lí bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
d. Có các đặc điểm cơ bản của nhà nước.
e. a, b, c, d đều đúng
f. a, b, c, d đều sai

7. Chính thể cộng hòa đại nghị không có đặc điểm nào sau đây:
a. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện.
b. Chính phủ không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện.
c. Vừa có chức danh tổng thống vừa có chức danh thủ tướng.
d. Nghị viện là cơ quan có thực quyền.

8. Trong nhà nước XHCM, Nhân dân thực hiện quyền dân chủ chủ yếu bằng hình thức:
a. Dân chủ trực tiếp
b. Dân chủ đại diện.
c. Kết hợp cả hai hình thức trên.
d. Dân chủ đại diện là chủ yếu, nhưng tùy thuộc vào công việc nhà nước để lựa chọn hình thức này hay hình thức khi hoặc có sự kết hợp nhịp nhàng giữa hai hình thức để đạt mục tiêu mà nhà nước đặt ra.

9. Hình thức chính thể của nhà nước do:
a. Giai cấp thống trị tự quyết định..
b. Đặc điểm lịch sử và truyền thống dân tộc qui định.
c. Hoàn cảnh quốc tế qui định.
d. Sự lựa chọn của nhân dân, dưới sự lãnh đạo, định hướng của chính đảng cầm quyền.
e. Quyết định của cơ quan quyền lực tối cao, được thể hiện trong đạo luật cơ bản của nhà nước.
f. a, b, c, d, e đều đúng
g. a, b, c, d, e đều sai

10. Sự khác biệt giữa nguyên tắc tập quyền trong các kiểu nhà nước của giai cấp bóc lột với nhà nước XHCN là:
a. Tập quyền vào một người lên ngôi theo nguyên tắc thừa kế và tập quyền vào một cơ quan nhà nước được lập ra bằng bầu cử.
b. Tập quyền vào một người có quyền lực tuyệt đối và tập quyền vào cơ quan đại biểu đại diện cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quyền lực bị hạn chế bởi Hiến pháp.
c. Tập quyền vào một người có quyền lực tuyệt đối và tập quyền vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực thi quyền không bị hạn chế.
d. a, b, c, đều đúng
e. a, b, c đều sai

Phần II ( 3 điểm ) Những nhận định sau đây đúng hay sai, vì sao:
a. Ở hình thức chính thể quân chủ không thể có chế độ chính trị dân chủ.
b. Trong chính thể cộng hòa đại nghị, thủ tướng có quyền hành pháp cao nhất.
c. Bộ máy nhà nước luôn luôn có tính hệ thống.

Phần III ( 3 điểm )
a. So sánh cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội khác
b. Phân tích những biểu hiện của tính xã hội trong bản chất nhà nước.

Phần IV ( 1 điểm )
Theo anh ( chị ) tại sao Cộng hòa Pháp qui định: Thành viên của Chính phủ không thể đồng tời là Nghị sĩ của Nghị viện?


ĐỀ THI MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
LỚP CLC K33
THỜI GIAN: 90 PHÚT


Phần I (3đ) : chọn phương án trả lời đúng nhất

1.Khái niệm hình thức chính thể không phản ánh
A. Mối quan hệ giữa các cơ quan NN trung ương
B. Cách thức và trình tự lập ra các cơ quan NN
C. Cách thức tổ chức quyền lực NN
D. Sự tham gia của nhân dân vào đảng fái chính trị

2. Lựa chọn nào dưới đây không đúng về nội dung của học thuyết Marx - Lenin về nguồn gốc của NN
A. NN là sản phẩm tất yếu của những đối kháng giai cấp k thể điều hòa
B. NN là sản phẩm của xã hội mang tính vỉnh cữu và bất diệt
C. NN là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài ng
D. NN là 1 phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong

3. Nội dung nào k thích hợp với phạm trù kiểu NN :
A. Những hình thức NN khác nhau
B. Sự khác biệt giữa các kiểu NN
C. Điều kiện tồn tại và phát triển của NN và bản chất giai cấp của NN
D. Sự vận động và phát triển của NN

4. Xác định bản chất NN là sự xác định
A. Mối quan hệ cơ bản giữa NN với giai cấp thống trị trong xã hội
B. Những phương diện cơ bản quy định sự tồn tại, phát triển của NN
C. Mối quan hệ, trách nhiệm của NN đối với các vấn đề chung
D. Mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị với đảng cầm quyền

5. Vai trò chủ yếu của chính phủ là
A. Tham gia vào hoạt động lập pháp
B. Đóng vai trò nguyên thủ quốc gia
C. Bổ nhiệm thẩm fán của tòa án
D. Thi hành pháp luật

6. Chức năng NN là
A. Những mặt hoạt động chủ yếu của NN
B. Hoạt động của các cơ quan NN
C. Những hoạt động của NN
D. Tất cả đều đúng

7. Yếu tố nào sau đây chưa là điều kiện ra đời của các NN XHCN
A. Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản
B. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã rất phát triển
C. Phong trào giải phóng thuộc địa
D. Ý thức hệ Marxist

8. Tiền đề tư tưởng để lý giải nguồn gốc NN của các học giả tư sản trong bản khế ước Xã hội là
A. Lý thuyết về quyền công dân
B. Lý thuyết quyền tư hữu
C. Lý thuyết về quyền lực NN
D. Lý thuyết về quyền tự nhiên

9. Nội dung của việc tìm hiểu bản chất NN
A. Vai trò xã hội của NN trong XH có đấu tranh giai cấp
B. Những yếu tố quyết định đặc điểm và xu hướng phát triển của NN
C. Xây dưng những quy luật tồn tại NN và phát triển của NN
D. Tính chất giai cấp của NN trong xã hội có mâu thuẫn giai cấp

10. Chức năng nhà nước là những mặt (phương diện) hoạt động :
A. NN mang tính thường xuyên liên tục và ổn định tương đối
B. NN nhằm duy trì sự thống trị về giai cấp
C. NN nhằm điều hòa lợi ích giai cấp duy trì trật tự xã hội
D. NN nhằm đáp ứng các yêu cầu khách quan từ xã hội

Phần II (3đ) : Những nhận định sau đúng hay sai ? Giải thích ?
1. Chức năng NN không thể thay đổi
2. Tòa Án phải độc lập trong xét xử
3. Phân quyền và đối trọng trong Bộ máy NNlà biểu hiện quyền lực NN thuộc về nhân dân

Phần III (3đ) : Tự luận
1. Phân tích mối quan hệ chức năng NN và chức năng bộ máy NN
2. Phân biệt hình thức chính thể cộng hòa tổng thống và chính thể cộng hòa lưỡng tính.

Phần IV (1đ) : Theo anh chị : NN có nên tổ chức cho nhân dân quyết định 1 số vấn đề bằng bỏ phiếu hay không ?

ĐỀ THI MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
THỜI GIAN: 90 PHÚT


Phần I: Chọn 1 câu trả lời đúng nhất (4đ)
1. Nhà nước sẽ tiêu vong khi:
a/ Xã hội không còn chế độ tư hữu
b/ Xã hội không còn giai cấp và đấu tranh giai cấp
c/ Khi bộ máy nhà nước mất đi d/ a và b đúng e/ Tất cả đều đúng
2. Lựa chọn nào sau đây phù hợp với khái niệm bản chất của nhà nước:
a/ Yếu tố tác động làm thay đổi chức năng của nhà nước
b/ Yếu tố tác động đến sự ra đời của nhà nước
c/ Yếu tố tác động đến việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước
d/ Yếu tố bên trong quyết định xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước
3. Đảng là một:
a/ Tổ chức chính trị xã hội c/ Thiết chế của hệ thống chính trị
b/ Bộ phận của bộ máy nhà nước d/ Tất cả đều sai
4. Vai trò của chức năng nhà nước là:
a/ Thực hiện những mục tiêu của nhà nước c/ Thực hiện nhiệm vụ nhà nước
b/ Bảo đảm lợi ích của giai cấp thống trị d/ Tất cả đều đúng
5. Trong xã hội công xã thị tộc, quyền lực quản lý xuất hiện vì:
a/ Nhu cầu xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi
b/ Nhu cầu tổ chức chiến tranh chống xâm lược và xâm lược
c/ Nhu cầu quản lý các công việc chung của thị tộc
d/ Nhu cầu trấn áp giai cấp bị trị
6. Hình thức nhà nước XHCN là:
a/ Có thể có hình thức chính thể quân chủ
b/ Chế độ chính sách có thể là dân chủ tư sản
c/ Hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất
d/ Luôn là hình thức chính thể cộng hòa
7. Trên cơ sở khái niệm kiểu nhà nước, chọn phương án KHÔNG phù hợp
a/ Kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước
b/ Sự thay thế các kiểu nhà nước là mang tính khách quan
c/ Sự thay thế các kiểu nhà nước diễn ra bằng một cuộc cách mạng
d/ Các nhà nước tất yếu phải trải qua bốn kiểu nhà nước
8. Trình tự nào sau đây phù hợp với chính thể cộng hòa tổng thống
a/ Dân bầu nguyên thủ quốc gia
b/ Quốc hội bầu nguyên thủ quốc gia
c/ Cha truyền con nối vị trí nguyên thủ quốc gia
d/ Nguyên thủ quốc gia được thành lập kết hợp giữa bầu và bổ nhiệm
Phần II - Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (3đ)
1/ Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được
2/ Bản chất giai cấp của nhà nước không chỉ là lợi ích của giai cấp thống trị mà trước hết là vì lợi ích của giai cấp thống trị
3/ Cơ quan đại diện là cơ quan thiết lập nên cơ quan hành pháp
Phần III - (3đ)
Anh/ chị hãy trình bày quan điểm của cá nhân theo hướng ủng hộ hoặc phản đối đối với nhận định sau đây:
Có quan điểm cho rằng: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế. Vì vậy, nhiệm vụ duy trì và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị l:hellokitty15: nhiệm vụ chống đói nghèo, tình trạng ngày càng xấu đi của môi trường, áp lực gia tăng dân số, sự hội nhập toàn cầu của thị trường, phát triển giáo dục và công nghệ.

ĐỀ THI MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
LỚP 3B VB2 CQ
THỜI GIAN: 75 PHÚT
Sinh viên không được sử dụng tài liệu


Câu 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai? hãy giải thích không quá 5 dòng.
a. PL dân sự va hôn nhân gia đình nhà Lê Sơ không cho phép con cái có quyền sở hữu tài sản của mình khi cha mẹ còn sống.
b. Tổ chức CQ cấp đạo thời kỳ đầu Lê Sơ là đơn vị hành chính theo nguyên tắc "trung ương tập quyền" kết hợp nền hành chính quân quản.
c. Việc vua Lê Thánh Tông cho phép người dân trực tiếp bầu ra chức danh xã trưởng là biểu hiển của nguyên tắc tản quyền.
d. Pháp luật hôn nhân gia đình thời Lê sơ nghiệm cấm quan lại cưới con gái trong địa hạt mình quản lý hoặc con cái nhà làm nghề hát xướng nhằm mục đích bảo vệ trât tự giai cấp.

Câu 2: Lý giải tại sao vua Gia Long đưa ra hai biện pháp sau nhằm củng cố quyền lực của mình ngay sau khi thành lập vương triều nhà Nguyễn.
a. Khẳng định vai trò tuyệt đối của mình trong quân đội, an ninh quốc phòng và ngoại giao?
b. Thành lập chính quyền cấp thành

Câu 3: Thông qua pháp luật về dân sụ và hôn nhân giai đình thời Lê Sơ, anh chị hãy chứng minh tính bình đẳng trong các quan hệ tài sản và quan hệ hôn nhân gia đình.

ĐỀ THI MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
LỚP 3B B2CQ


I. Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao? (3đ)
1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất dân chủ nên còn được gọi là "1/2 nhà nước".
2. Nhà nước liên bang chính là nhà nước liên minh.
3. Quyền lực nhà nước bao gồm 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng vai trò quan trọng và sức ảnh hưởng to lớn của báo chi ngày nay thì nó đã trở thành bộ phận thứ tư của QLNN

II. Tư luận (7đ)
1. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nguyên tắc tập quyền trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước XHCN
2. Chọn một trong hai câu sau:
a. P/t và đánh giá vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền KTTT theo định hướng XHCN ở nước ta.
B. P/t và đánh giá mối quan hệ giữa đảng và nhà nước trong h/t chính trị nước ta hiện nay.

ĐỀ THI MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC

Đề 1
1. Nêu và phân tích các nguyên nhân ra đời của pháp luật theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.
2. Phân tích các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật thông qua một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.
Đề 2
1. Vì sao pháp luật vừa có tính giai cấp, vừa có tính xã hội? Hãy nêu những biểu hiện tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật.
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao khẳng định như vậy?
" Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền tập hợp hoá pháp luật"
Đề 3
1. So sánh pháp luật với đạo đức và phân tích mối quan hệ giữa chúng.
2. Phân tích các đặc điểm của hoạt động xây dựng pháp luật.
Đề 4
1. Phân tích căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vị phạm pháp luật là cá nhân.
2. Dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật, hãy phân tích nội dung quy định: "Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ" (Điều 6 Hiến pháp Việt Nam năm 1992.)
Đề 5
1. So sánh pháp luật với phong tục tập quán và phân tích mối quan hệ giữa chúng.
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao khẳng định như vậy?
" Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật"
Đề 6
1. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
2. Hãy xác định các bộ phận của quy phạm pháp luật trong điều khoản dưới đây và giải thích vì sao xác định như vậy.
" Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ" (Khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ năm 2008)
Đề 7
1. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
2. Cho ví dụ về một vi phạm pháp luật cụ thể và phân tích mặt khách quan của vi phạm pháp luật đó.
Đề 8
1. Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
2. Cho 1 ví dụ cụ thể về áp dụng pháp luật và phân tích tính quyền lực nhà nước của hoạt động áp dụng pháp luật trong trường hợp đó.
Đề 9
1. Phân tích vai trò của pháp luật đối với kinh tế. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
2. Trình bày cách xác định hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
Đề 10
1. Tại sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?
2. Trình bày cách xác định hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
Đề 11
1. Phận tích ưu điểm và hạn chế của tập quán pháp, tiền tệ pháp và văn bản pháp luật.
2. Cho ví dụ về một vi phạm pháp luật cụ thể và phân tích mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đó.
Đề 12
1. Tại sao văn bản quy phạm pháp luật là hình thức chủ yếu của pháp luật Việt Nam hiện nay?
2. Phân tích các bước của quá trình áp dụng pháp luật thông qua một trường hợp áp dụng pháp luật cụ thể.
Đề 13
1. Trình bày cách xác định hiệu lực theo không gian và theo đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
2. Phân tích các đặc điểm của áp dụng pháp luật thông qua một trường hợp áp dụng pháp luật cụ thể.
Đề 14
1. Phân tích các đặc điểm của pháp luật tư sản.
2. Phân tích bộ phận "nội dung" của qua hệ pháp luật. Cho ví dụ.
Đề 15
1. Phân tích những điểm tiến bộ cơ bản của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến.
2. Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội khác. Cho ví dụ.
Đề 16
1. Tại sao nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thể chế hoá đường lối, chính sách của đảng cộng sản thành pháp luật?
2. Phân tích khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Đề 17
1. Phân tích các đặc điểm của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Hãy xác định các bộ phận của quy phạm pháp luật trong điều khoản dưới đây và giải thích vì sao xác định như vậy:
" Người điều kiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách" ( Khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008)
Đề 18
1. Phân tích các đặc điểm của quy phạm pháp luật.
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao khẳng định như vậy?
" Áp dụng pháp luật chỉ được tiến hành khi có vi phạm pháp luật xảy ra "
Đề 19
1. Phân tích điều kiện để một cá nhân trở thành chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật.
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao khẳng định như vậy.
" Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể tập hợp hoá pháp luật"
Đề 20
1. Trong số các sự kiện sau, sự kiện nào là sự kiện pháp lý? Giải thích vì sao?
a. A và B ký kết hợp đồng mua bán xe máy.
b. C điều kiển xe máy tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm.
c. Đại hội chi đoàn M bầu T làm bí thư chi đoàn.
d. Thủ trưởng cơ quan X ra quyết định cho ông D nghỉ hưu.
e. Gia đình anh K đến gia đình chị H xin cưới chi H cho anh K.

2. Phân tích các nguyên tắc xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
LIKE and Share this article: :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Tổng số lượt xem trang

Blogger news

Blogroll

About