Pages

Nhận định: Trách nhiệm dân sự và Hợp đồng dân sự

1. Thời hiệu yêu cầu TA tuyên bố hợp đồng vô hiệu tương đối là một năm, kể từ ngày hợp đồng được xác lập.

Sai vì theo Khoản 1 Điều 136 BLDS 2005 thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu tương đối là hai năm, kể từ ngày hợp đồng được xác lập.

2. A vay của B một khoản tiền và cầm cố cho B một chiếc xe gắn máy để bảo đảm cho nghĩa vụ trả tiền vay. Theo quy định của BLDS 2005, nếu hợp đồng vay tiền giữa A và B bị vô hiệu thì sẽ làm chấm dứt hợp đồng cầm cố xe gắn máy.
Sai vì theo Khoản 2 Điều 410 BLDS 2005 quy định về  sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.


3. Hợp đồng dân sự do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện vẫn có giá trị ràng buộc đối với người được đại diện.
Đúng vì theo Điều 146 BLDS 2005 thì người được đại diện chỉ có thể không chịu trách nhiệm đối với phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện mà thôi.

4. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Sai vì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo điều 23 BLDS 2005 vẫn còn có khả năng nhận thức được hành vi của mình nên về mặt năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (điều 606 BLDS 2005), chính họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi họ gây thiệt hại cho người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác mà có lỗi làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Sai vì trong trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi, họ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (điều 624 BLDC 2005).

6. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.
Sai, bởi vì theo khoản 1 điều 599 và điều 247 BLDS 2005, người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì họ trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, nghĩa là họ không phải hoàn trả tài sản đã thu được.

7. Nghĩa vụ dân sự chỉ được hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ toàn bộ nghĩa vụ đối với bên có quyền.
Sai vì nghĩa vụ dân sự cũng xem như được hoàn thành nếu bên có nghĩa vụ thực hiện một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền miễn cho việc thực hiện tiếp (điều 375 BLDS 2005).

8. “Hình thức của giao dịch dân sự phải phù hợp với quy định của của pháp luật” là một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Sai vì theo Điều 122 BLDS 2005 hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định.

9. Khi giao kết hợp đồng mua bán nhà ở, nếu các bên giao kết không tuân theo quy định ở Điều 450 BLDS 2005 về hình thức HĐ mua bán nhà ở thì hợp đồng đó có thể bị tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của một hoặc các bên.
Sai vì theo Khoản 2 Điều 401 BLDS 2005 thì HĐ không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức.

10. Nếu thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Sai vì theo Khoản 1 Điều 397 BLDS 2005 trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này nhưng bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị thì coi như thông báo chấp nhận này không có hiệu lực.

11. Người mất năng lực hành vi dân sự nếu gây thiệt hại cho người khác trong thời gian được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của trường học, bệnh viện, các tổ chức khác thì trường học, bệnh viện, các tổ chức khác phải liên đới cùng với cha, mẹ, người giám hộ trong việc bồi thường thiệt hại.
Sai vì theo điều 621 BLDS, chỉ có trường học, bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra (khoản 1 và 2). Tuy nhiên, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường (khoản 3 cùng điều luật).

12. A là mẹ nuôi của B. Trong một tai nạn giao thông, X đã làm chết B. Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, A có quyền yêu cầu X bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần.
Đúng vì theo điều 610, mẹ nuôi là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (điều 676 khoản 1a BLDS) có quyền yêu cầu X bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần (điều 610 khoản 2 BLDS).

13. Trong trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của người có công việc được thực hiện thì người này không phải thanh toán các chi phí cho người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc.
Sai vì theo khoản 1 điều 596 BLDS, người có công việc được thực hiện phải thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trong trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.

14. Trường hợp bên có nghĩa vụ là cá nhân chết, hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt thì nghĩa vụ dân sự đương nhiên cũng chấm dứt theo.
Sai vì theo điều 384 BLDS, chỉ khi nào nghĩa vụ phải do chính bên có nghĩa vụ thực hiện thì bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt thì nghĩa vụ mới chấm dứt.

15. Khi các bên tự nguyện giao kết HĐ thì HĐ đó có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên.
Sai vì HĐDS phải tuân thủ 2 nguyên tắc : i) Tự do giao kết HĐ nhưng không được trái PL, đạo đức XH; ii) Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng (k1 & 2 – Đ389). Nhận định trên mới chỉ thỏa mãn điều kiện thứ hai. Do đó, nếu một giao dịch dân sự bị vô hiệu do vi phạm điều kiện thứ nhất (Đ128) thì đương nhiên HĐ đó sẽ bị vô hiệu (Đ410) và không có giá trị bắt buộc thực hiện đ/v các bên.

16. HĐ vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm bản án tòa án tuyên có hiệu lực pháp luật.
Sai vì căn cứ theo Đ137 thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập (k1-Đ137).

17. HĐ chuyển quyền yêu cầu là HĐ ủy quyền.
Sai vì HĐ chuyển quyền yêu cầu được qui định tại Đ309, theo đó chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ DS với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người đó. Người thứ ba khi đó trở thành người thế quyền và có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cho mình. Còn HĐ ủy quyền được qui định tại Đ581: HĐUQ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được UQ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên UQ, còn bên UQ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc PL có qui định.


LIKE and Share this article: :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Tổng số lượt xem trang

Blogger news

Blogroll

About