360. [ Điều 28 ] - Hình thành: 2 giai đoạn: 1428 – 1460, 1460 – 1527
1. Chính trị:
Triều Hậu Lê đã trải qua những biến đổi thăng trầm về chính trị, bảo
vệ & mở rộng biên giới, hạn chế các xu hướng cát cứ, xây dựng 1 NN tập quyền
mạnh, có vị trí và uy tín lớn trong khu vực.
Đời Lê Thánh Tông có sự kiện chính trị là lãnh thổ nước ta được mở
rộng về phía Tây và phía Nam.Cho phép nô tỳ dc chuộc thân tự giải phóng→ tăng lực
lượng sản xuất.
2. Văn hóa:
Hệ tư tưởng Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, Nho giáo dc tôn là Quốc
giáo. Quan chức tuyển bằng con đường học và thi Nho giáo, bằng Pháp luật đã quy
chế hóa kỳ thi Nho giáo.3 năm thi 1 lần: thi Hội, thi Hương, thi Đình.
Vai trò của các nho sĩ trong triều ngày càng nổi bật và Nho giáo
dc tôn sung chính là tiền đề tư tưởng cần thiết, là điều kiện khách quan cho sự
ra đời của NN quân chủ tập trung. Đến thời Le Thánh Tông , Nho giáo được đưa lên
vị trí độc tôn và trở thành hệ tư tưởng chính thống để cụ thể hóa các thiết chế
chính trị, định chế pháp lý và trên cơ sở đó củng cố, thống nhất chính thể quân
chủ chuyên chế phù hợp với nền kinh tế nông nghiệp.
3. Kinh tế:
NN Lê sơ trọng nông, đề ra nhiều biện pháp để khuyên khích và phát
triển nông nghiệp. Chăm sóc, đào đắp kênh đê dc chú trọng.
Các nhà Lê thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”, cho quân đội
thay phiên về làm ruộng, theo tinh thần “tĩnh vi nông, động vi binh”.
Ruộng đất thời Lê sô gồm ruộng đất NN, ruộng công làng xã và ruộng
tư.
Thực hiện 2 chính sách:
Lộc điền: ban cấp ruộng đất NN cho quan chức có phẩm hàm tam phẩm
trở lên (2 loại: vĩnh viễn or tạm thời).
Quân điền: ban cấp định kỳ ruộng đất làng xã cho nông dân 6 năm/1
lần.Người được cấp là quan tứ phẩm trở xuống và người sống trong làng xã phải nộp
thuế cho NN nhưng nhẹ hơn Tư điền.
360. [ Điều 28 ] - Tổ chức bộ máy:
1. Chính quyền TW:
1428 – 1460 (theo mô hình thời Trần, ban hành 1 số văn bản pháp luật
dưới dạng các chỉ dự, lệnh, chiếu…thi hành các chính sách nằhm phát triển sx
nông nghiệp cùng một số biện pháp an sinh xh):
Vua có quyền lực vô hạn trong bộ máy NN → Tả, Hữu Tướng quốc “kiếm
hiệu bình chương quân quốc trọng sự” đứng đầu về mặt hành chính→ quan tam Thái
(Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo), tam Thiếu (Thiếu Sư, Thiếu Phó, Thiếu Bảo) và
tam Tư (Tư đồ, Tư mã, Tư không) → ngạch quan Võ và ngạch quan Văn.
Ngạch Quan văn: Đại hành Khiển → Thượng thư, Hành Khiển → Tả, Hữu
Thị Lang → Lang Trung → Viên ngoại lang → Tư vụ và chủ sự.
Ngạch Quan Võ: Đại đô đốc (thâu tóm quân lực) → Đô tổng quản → Thái
úy → Thiếu úy → Tả, Hữu bộc xạ → Đại tướng, Thượng tướng và Tướng quân.
1460 – 1527 thực hiện cải cách NN theo tiêu chí:
1471 sau cuộc chinh phục Chăm Pa, biên giới nước Đại Việt đã dc mở
rộng xuống phía Nam.
Vua trực tiếp nắm quyền chỉ đạo mọi công việc quan trọng NN và các
cơ quan trung gian giữa vua và các cơ quan thừa hành bị bãi bỏ.Khi bãi bỏ những
chức quan trung gian giữa Vua và Triều đình đã thực hiện nguyên tắc tản quyền,
để ngăn chăn lạm quyền.
Bỏ chế độ chỉ bổ dụng các vương hầu quý tộc vào trọng trách của
triều đình.
Bãi bỏ chức Tả, Hữu tướng quốc, chức tam Tư, Đại hành khiển &
Đại đô đốc
Lập nhóm tứ Thái, tứ Thiếu để tư vấn cho Vua về các công việc quân
sự, dân sự trọng đại, công việc riêng lẽ, quyền kg lớn.
Lê Thánh Tông đã xây dựng dc 1 thiết chế quân chủ tập trung quyền
lực vào tay vua, hạn chế sự tham chính của quý tộc hoàng tộc, loại bỏ khả năng
lộng quyền của triều thần. Thực hiện nguyên tắc tản quyền:
Đứng đầu là Thượng thư → Tả, Hữu Thị Lang → Lang trung → Viên ngoại
lang → Tư vụ và chủ sự
Lục Bộ: là 1 trong những hệ thống cơ quan cơ bản góp phần tạo nên
sự hoàn chỉnh của tổ chức chính quyền TW phong kiến. Đứng đầu mỗi bộ là Thượng
thư và Tả, Hữu Thị Lang đứng thứ Bộ Lại:
nhiệm vụ tuyển chọn và bổ nhiệm khen thưởng & chuyển đổi quan chức từ các địa
phương, kỷ luật (Văn tuyển thanh lại ty và Thuộc công TLT). VP of Bộ lại là Tư
Vụ Sảnh.
Bộ Hộ: quản lý ruộng đất, tài chính, nhân khẩu, thu thuế và lương
của quan quân (Bản tịch TLT và Độ chi TLT)
Bộ Binh: phụ trách quốc phòng & an ninh. Đặt quan trấn thủ nơi
biên ải, tổ chức gìn giữ các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp. (Vũ khố
TLT & Quân vụ TLT)
Bộ Lễ: lễ nghi, tế tự, giáo dục và ngoại giao (Nghi chế TLT &
Từ chế TLT)
Bộ Hình: trông coi về luật lệnh, hình pháp và quản lý lao thất
trong toàn quốc (Thận hình TLT, Khâm hình TLT, Minh hình TLT, Tường hình TLT,
Chính hình TLT)
Bộ Công: xây dựng, sữa chữa cung điện, cầu đường chế tạo xe cho bộ
Binh và thuyền cho thủy binh (Doanh thiện TLT & Công trình TLT)
Lục Tự: là những cơ quan thực hiện những công việc mà Lục Bộ ko đảm
trách hết dc. Các Tự này không phải là những cơ quan cấp dưới trực tiếp của Lục
Bộ mà là cơ quan độc lập chịu sự chỉ đạo trực tiếp của triều đình.
Hồng lô tự: tổ chức các buổi xướng danh các tân khoa, Tiến sĩ
trong các kỳ thi đình, thực hiện việc sắp xếp các thể thức nghi lễ ( đứng đầu
là Tự Khanh & Tự thiếu khanh).
Thượng bảo tự: chuyên đóng dấu vào bài thi của thí sinh.
Thái thường tự: phụ trách thi hành những thể thức lễ nghi và phụ
trách âm nhạc trong các buổi tế lễ, thiết triều (gồm đại triều và thượng triều),
kiêm nhiệm vụ trông coi các đền thờ trời đất bốn mùa.
Quang lộc tự: phụ trách lo việc tổ chức và chịu trách nhiệm về thực
phẩm cho vua trong các buổi yến tiệc.
Thái bộc tự: phụ trách, quản lý, cung cấp xe ngựa cho vua và hoàng
tộc
Đại lý tự: cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các bản án
nào xử tội nặng như tội tử hay tội bị đày hoặc nhưng vụ án có những nghi vấn
xem có sai phạm gì ko, nếu có sẽ báo cho bộ Hình để trình lên vua quyết định.
360. [ Điều 28 ] - Cơ quan phụ trách văn thư giấy tờ:
Hàn Lâm viện: chuyên soạn thảo văn bản, giấy tờ cho vua (Sùng văn
quán, Chiêu văn quán và Tú lâm cục)
Đông Các Viện: nhiệm vụ rà soát, sửa chữa văn bản do Hàn Lâm Viện
soạn thảo, phụ trách việc bầu cử của triều đình.
Trung thư giám: sao chép các văn bản do Đông Các Viện sửa chữa để
trình lên nhà vua.Biên chép tờ Kim tiền, Ngân tiền cùng sắc phong, biều, giảng
từ, văn tế điện miếu
Bí thư giám: trông coi và lưu giữ thư viện cho vua, dạy dỗ Hoàng tử.
Hoàng môn tỉnh: chế tạo & quản lý công cụ thể hiện quyền lực tối
thượng của vua (ấn, kiếm…)
360. [ Điều 28 ] - Cơ quan chuyên môn:
Quốc tự giám: ĐHQG ở kinh đô đào tạo Nho sĩ có trình độ ĐH.
Quốc sử viện: chuyên biên soạn lịch sử cho triều đình (cử 1 viên sử
quan chuyên ghi việc làm, lời nói hàng ngày của vua vào 1 cuốn sổ gọi là Nhật lịch).
Thái y viện: cơ quan có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho vua và
hoàng tộc, tập hợp lương y giỏi của quốc gia. Có nhiệm vụ khác là đào tạo lương
y cho nhà nước.
Tông nhân phủ: việc gia phả cho triều đình và quản lý công việc
cho hoàng tộc, làm việc ở đây gồm có hoàng tử người trong hoàng tộc.
Tư thiên giám: xem thiên văn và dự báo thời tiết, làm lịch.
Thông chính sứ ty: có nhiệm vụ chuyển giao công văn của nhà nước.
Hà đê ty: cơ quan lo việc đê điều, trị thủy, thủy lợi trong sản xuất
nông nghiệp.
Sở đồn điền: phân lập quyền lực của bộ Hộ, quản lý ruộng đất trong
toàn quốc cùng bộ Hộ.
Sở tầm tang: khuyến khích phụ trách trồng dâu nuôi tằm.
Khuyến nông ty: thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
Sở thực thái: phụ trách giống cây trồng trong toàn quốc.
Sở điền mục: phụ tránh con giống.
360. [ Điều 28 ] - Cơ quan tư pháp giám sát:
Ngự sử đài: tố cáo buộc tội quan chức & thường dân, cùng bộ
Hình & đại lý sự hội đồng xét xử các vụ trọng án, quản lý lao thất, trại
giam trong toàn quốc. Cơ quan thường trực có chức năng tiếp nhận và giải quyết
các công việc hang ngày cho Ngự sử đài: Kinh lịch ty (kiểm tra xem xét và thong
báo về các vụ án, bản án), Án mục ty (phụ trách về các công việc liên quan tới
giam giữ phạm nhân), Chiếu ma sở (phụ trách công việc văn thư, gồm các công việc
ghi chép các sổ sách, án văn), Tư vụ tính. Đứng đầu là Đô đài ngự sử giúp việc
là Phó đô ngự sử, Thiêm đô ngự sử, Đề hình giám sát ngự sử.
Ngũ hình viện: là cơ quan phụ trách công việc xét xử, đó là Ngũ hình
viện. Gồm 5 viện: Thẩm hình, Tả hình, Hữu hình, Tường hình và Tư hình.
Lục khoa: ko phải là cơ quan cấp dưới trực tiếp của Lục Bộ mà là cơ
quan giám sát Lục Bộ, báo cáo trực tiếp lên vua cho nên mặc dù quan phụ trách ở
khoa tuy phẩm trật ko lớn nhưng rất có thực quyền. (Lại Khoa, Lễ Khoa, Binh Khoa,
Hình Khoa, Hộ Khoa, Công Khoa), đứng đầu mỗi khoa là Đô cấp sự trung.
360. [ Điều 28 ] - Pháp luật:
1. Hình thức pháp luật:
Tập quán pháp: được sử dụng điều chỉnh đời sống dân sự, hôn nhân
gia đình, thể hiện lòng yêu nước, thương người, nhân nghĩa, thủy chung.
Tiền lệ pháp (án lệ)
Văn bản quy phạm pháp luật: là hình thức pháp luật dc sử dụng phổ
biến nhất.
2. Hình phạt: Pháp luật phong kiến nói chung và của Nhà Lê
nói riêng dùng hình phạt để bảo vệ các quan hệ xã hội vốn dc xây dựng trên tư tưởng
nhân trị, đức trị.
Mục đích của hình phạt:
Mục đích trừng trị, phòng ngừa tội phạm. Hệ thống hình phạt của
pháp luật nhà Lê rất hà khắc, dã man, mang tích chất nhục hình, thậm chí chà đạp
nhân phẩm của con người.
Mục đích trừng trị người phạm tội còn nhằm giáo dục, cải tạo họ,
ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội và mang tính phòng ngừa riêng.
Phòng ngừa, ngăn ngừa hành vi phạm tội của người khác, răn đe người
khác tuân thủ pháp luật.
Các loại hình phạt
Xụy hình: đánh người phạm tội bằng roi, chỉ dc đánh vào mông và
không dc dùng hình với phạm nhân có thai. Mục đích ko nặng về tính trừng trị mà
chủ yếu làm cho người phạm tội thấy xấu hổ mà ko tiếp tục vi phạm pháp luật. (Đ
679)
Trượng hình: đánh bằng gậy dùng từ cây song kkhông róc bỏ mấu mắt,
chỉ dc đánh vào mông, không dùng đối với phạm nhân có thai và người già hơn 80
tuổi, trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi.
Thích chữ là hình phạt phụ tương đối phổ biến, áp dụng kèm theo
các hình phạt trượng, đồ, lưu.
Đồ hình: người phạm tội làm khổ sai từ 1 – 3 năm, làm các công việc
cực nhọc.(Đ1)
Lưu hình: bị đày đi xa.(Đ1)
Khung 1: phạm nhân là nữ đánh 50 roi, thích 6 chữ vào mặt. Nam thì
đánh 50 roi thích 6 chữ vào mặt & đeo vòng xiềng nặng 9 -10kg.
Khung 2: Nam bị đánh 90 trượng thích 9 chữ vào mặt & đeo 2
vòng xiềng.
Tử hình:
Thắt cổ, chém cho đến chết.
Chém bêu đầu: chém đầu rồi bêu lên cột.
Lăng trì: lóc thịt cho đến chết
Hình phạt khác:
Biếm tước(tư): giảm hay hạ tư của quan lại, công thần, hoàng tộc.
(Người cao nhất có 24 tư, thấp hất có 1 tư, dân thường vô tư). Quy định hình phạt
biếm có 5 bậc từ 1 tư – 5 tư (Đ 27)
Tư: đơn vị phẩm hàm của các quan
Tư: tư cách phẩm chất của con người trước pháp luật.
Thi hành:
cho phép người phạm tội dc chuộc biếm bằng tiền, tiền chuộc của mỗi
chủ thể khác nhau (chức càng cao tiền chuộc càng nhiều)
Đổi hình phạt biếm thành phạt roi với nữ & phạt trượng với
nam.
Phạt tiền: (Đ 26)
Tiền đền mạng (áp dụng với người đã xâm phạm đến tính mạng người
khác)
Tiền tẩy chữ (chữ thích ở cổ và mặt)
Tịch thu tài sản: là hình phạt tước quyền sở hữu tài sản của người
phạm tội:
Tịch thu toàn bộ tài sản: áp dụng đối với những hành vi mưu phản,
mưu bạn, mưu đại nghịch, cướp của, giết người… (Đ 411, 412, 426, 430, 653), người
phạm tội bị xử tử, vợ con sung vào làm nô ty.
Tịch thu 1 phần tài sản: áp dụng đối với những loại tội phạm có
liên quan đến tài sản. Các loại tội phạm trong lĩnh vực mua bán gian lận, làm
hang giả, tội ăn cắp, lừa đảo, đánh bạc…Người phạm tội còn phải gánh chịu các
hình phạt khác như đánh trượng, đồ, lưu…(Đ 188, 191, 523, 621, 694, 697)
360. [ Điều 28 ] - Nguyên tắc của Luật Hình sự:
Nguyên tắc nhân đạo: thể hiện chính sách khoan hồng, chiếu cố đối
với 1 số đối tượng phạm tội:
Có 8 loại người dc xét giảm tội gọi là Bát nghị (Đ3) (nghị thân,
nghị công, nghị quý, nghị cần, nghị cố, nghị hiền, nghị năng, nghị tân).
Trẻ em từ 7 tuổi – 10 tuổi, người già từ 90 tuổi trở lên, người
tàn tật(Đ16, 17, 21, 22)
Chiếu cố với người vô ý phạm tội, hành vi phạm tội thuộc 1 trong 2
loại lỗi, hoặc cố ý hoặc vô ý (Đ47, 49, 499)
Chiếu cố, giảm tội con cháu chịu tội thay cho ông bà, tội phạm đầu
thú, tự thú, ko thi hành án với phụ nữ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 100
ngày tuổi (Đ 680)
Các vợ, con, cháu của quan chức có phẩm hàm từ tam phẩm trở lên.
→ cho phép phạm nhân chuộc hình phạt bằng tài sản (ruộng đất, thóc
gạo).
Nguyên tắc “vô luật bất hình”:
Mọi hành vi phạm tội phải dc xử lý nhanh chóng.(Đ645)
Việc xử lý hành vi phạm tội phải bảo đảm đúng luật theo hướng pháp
luật ko quy định thì ko dc coi là có tội và ko dc áp dụng hình phạt. (Đ683,
685, 722)
Nguyên tắc chuộc hình phạt bằng tiền:
đối với 1 số loại tội phạm NN cho phép chuộc hình phạt bằng tiền để dc miễn
hình phạt đối với thân thể (thấp ác tội thì ko dc chuộc tội bằng tiền).
Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm
hình sự tập thể: đối với 1 loại tội phạm ko chỉ bị trừng trị bằng hình phạt mà
NN còn trừng trị cả người ko phạm tội nhưng vì có quan hệ hôn nhân, huyết thống
với người phạm tội.
Nguyên tắc tổng hợp hình phạt:
Đối với người phạm 2 tội trở lên NN xét theo tội có khung hình phạt
nặng nhất mà họ đã thực hiện, tội có khung hình phạt nhẹ hơn thì giảm 1 bậc rồi
tổng hợp theo nguyên tắc cộng số học nhưng phải tuân thủ chính sách hình sự
theo chính sách “Tha người lầm lỗi ko để tội nặng, bắt người cố ý ko để tội nhẹ”.
Nếu nhiều người trong cùng 1 nhà đều phạm tội, NN chỉ bắt tội người
gia trưởng, trừ người phạm tội thật ác và tội giết người thì không dc áp dụng
nguyên tắc này,
Nguyên tắc thưởng phạt cho người tố giác & tố giác tội phạm.
Kkhen thưởng người tố giác tội phạm: thưởng tư & thưởng tiền
(lấy tiền của người tội phạm thưởng cho người tố giác)
Phạt người ko tố giác tội phạm: bị xử nhẹ hơn người phạm tội 2 bậc.
360. [ Điều 28 ] - Pháp luật về tội phạm
Chủ thể của tội phạm:
Người có năng lực trách nhiệm hình sự từ 7 tuổi trở lên, người có
năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ từ 15 tuổi trở lên. Người từ 7 – 10 tuổi,
người bị ác tật, người từ 80 tuổi trở lên là chủ thể của tội. Mưu phản, mưu đại
nghịch, mưu chống đối, giết người đều phải tử hình phải tâu vua xét định. Phạm các tội khác đều
cho chuộc bằng tiền.
Người tâm thần vẫn là chủ thể của tội phạm.
Người từ 70 tuổi trở lên,15 tuổi trở xuống,
người bị phế tật, nếu phạm tội không được tra tấn khi lấy khẩu cung.
Người từ 80 tuổi trở lên, phạm khinh tội được
miễn chấp hành hình phạt
Căn cứ vào giới tính của người phạm tội để
quyết định hình phạt, khoan hồng đối với phụ nữ.
Phân biệt vai trò của đồng phạm, nhân thân người
phạm tội để quyết định hình phạt.
Quan niệm về tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm, có hành vi trái
pháp luật:
Âm mưu phạm tội (Đ415,416)
Trừng trị chủ thể có hành vi không nguy hiểm
đáng kể cho xã hội (Đ50,51,54,59).
Phân biệt lỗi, lỗi cố ý là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Đ467).
Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý
của tội phạm:
Quan niệm về đồng phạm(Đ35,469) tái phạm(Đ429)
Các trường hợp loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội (Đ450, 499,553)
Quan niệm về lổi. Lỗi cố ý hoặc vô ý cũng là những căn cứ xét xử tội
của người phạm tội
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội dc NN xác lập &
bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
XH
360. [ Điều 28 ] - Các loại tội phạm
Thập ác tội:
Mưu phản: làm hại xã tắc, mưu cướp ngôi của vua
Mưu đại nghịch: phá hủy làng tẳm cung điện của nhà vua.
Mưu bạn: phản nước theo giặc
Đại bất kính:
Nấu nghị thiện phạm món ăn cấm;
Bao gói lầm tên thuốc;
Giữ thuyền ngự ko chắc chắn; chỉ
trích nhà vua;
Đối xử với sứ giả của nhà vua ko
đúng lễ.
Ác nghịch: mưu đánh, giết ông bà cha mẹ hoặc những người bề trên.
Bất hiếu:
Con cái trái lời cha mẹ dạy bảo;
Nuôi nấng cha me thiếu thốn;
Đang có tang cha mẹ mà vẫn vui chơi;
Nói dối là
cha mẹ chết.
Bất nghĩa:
Dân giết
quan, quân giết tướng;
Đàn bà giấu
tin chồng chết, ko để tang cho chồng.
Bất đạo:
Giết 1 nhà 3
người ko đáng tội chết;
Giết người chặt
thây;
Dùng thuốc độc,
bùa mê giết người;
Bất mục: người
đàn bà đánh hoặc giết chồng
Nội loạn:
hành vi thông dâm với những người có họ hang gần trong phạm vi 3 đời.
Tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người
Tội xâm phạm trật tự công cộng
Tội phạm chức vụ
Tội xâm phạm chế độ hôn nhân, gia đình.
360. [ Điều 28 ] - Luật dân sự: là tổng thể các quy phạm pháp
luật điều chỉnh mối quan hệ sở hữu, mối quan hệ hợp đồng, quan hệ thừa kế.
Chế định về sở
hữu:
Sở hữu NN
phong kiến TW: đất đai thuộc sở hữu tối cao của nhà vua.
Sở hữu làng,
xã: ruộng đất, công trình xây dựng, đường xá, khe, đầm, sông ngòi, thành quách,
đền chùa, miếu…(Đ342,343,346,367).
Sở hữu tư nhân(Đ353,354,357,358,362,374,382,384,386,591)
Chế định hợp đồng: (khế ước) -
Văn khế
-
Văn ước
Điều kiện:
Chủ thể: Người có quyền thế, có tài sản và ở
vào một lứa tuổi nhất định, đối với khế ước đáp ứng nhu cầu của gia đình thì
cha mẹ giữ vai trò quan trọng hoặc người trưởng họ. Phái nam có ưu thế hơn trong giao lưu dân sự. (Đ 342, 558, 579))
Ý chí: ký kết phải là kết quả của sự tự nguyện, tự do về mặt ý chí
của các bên. Bởi hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các cá nhân trong xã hôi vì 1 lợi
ích vật chất nào đó. (Đ355, 638, 377, 191, 523, 621)
Nội dung hợp đồng phải phù hợp với quy định của Pháp luật, gồm các
quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể và các quyền và nghĩa vụ này ko dc trái
pháp luật. (Đ 73, 74, 75, 76)
Điều kiện về hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của
pháp luật. Hình thức hợp đồng là phương tiện để các bên chủ thể triển khai nội
dung của hợp đồng là cách thức để các bên chủ thể bày tỏ ý chí của mình.
Nguyên tắc:
Tự do kết ước: ko bên nào đc ép buộc bên nào, bị hạn chế trong trường
hợp sau:
Hợp đồng xâm phạm quyền của người
gia trưởng.
Hợp đồng xâm phạm đạo đức XH (Vd: chồng
gả bán vợ vu thông gian cho gian phụ)
Hợp đồng xâm phạm trật tự XH, an
ninh quốc gia (Vd: bán ruộng đất bờ cỏi đất nước cho người nước ngoài).
Hợp đồng vi phạm các nguyên tắc
kinh tế cơ bản của NN(Đ198).
Thiện chí trung thật, ko bên nào lừa dối bên nào.
Hình thức của lao động: có thể xác
lập bằng lời nói hoặc bằng văn bản
Hợp đồng miệng: là tài sản ko lớn
Hợp đồng bằng văn bản: là ruộng đất, nhà cửa, nô tỳ, con người,
trâu, ngựa, thuyền. Mẫu các hợp đồng dc quy định trong bộ Luật Quốc triều thư
khế thể thức.(Đ354,383,384)
Khế ước hợp pháp:
Đảm bảo nguyên tắc tự do giao kết
khế ước
Các bên giao kết phải có năng lực
pháp luật
Các bên thỏa thuận nội dung của khế
ước không vi phạm điều cấm.
Khế ước phải tuân thủ hình thức nhất
định.
Khế ước vô hiệu vi phạm điều cấm của
nhà nước. Hậu quả pháp lý phát sinh:
Coi như không có khế ước, các bên
phải lập lại tình trạng ban đầu
Phải gánh chịu chế tài hình sự tùy
trường hợp vi phạm
Bồi thường thiệt hại theo thời giá
(Đ367,370)
Phạt tiền
Bắt diễu đi trước công chúng 3
ngày
Hợp đồng đoạn mại và điển mại:
Hợp đồng đoạn mại: Người mua là chủ sở hữu vật sau khi giao tiền,
người bán nhận thanh toán mất quyền tài sản, mọi cưỡng tranh bị nghiêm trị.(Đ354)
Hợp đồng điển mại: có thể chuộc lại dc (ko dc đoạn mại ruộng đất
đã điển mại). (Đ 342, 383, 384)
Hợp đồng vay: có thể lập bằng miệng,
nếu có cầm cố ruộng, đất thì phải lập bằng văn bản (Đ 587, 588,590,591,593,638)
Vay nợ có đảm bảo:
Bảo lãnh trả vốn: người bảo lãnh trả gốc nếu con nợ bỏ trốn
Bảo lãnh trả cả vốn và lãi
Bảo lãnh phụ trái tử hoàn: chủ nợ đòi con của con nợ khi con nợ đã
chết.
Hợp đồng cầm cố: Hợp đồng cầm cố
nhân công
Người bị cầm cố phải đến ở lại nhà người chủ nợ để làm trừ nợ
Đối tượng bị cầm cố: Con chưa thành niên của con nợ
Thời hạn và giá ngạch trừ nợ
360. [ Điều 28 ] - Pháp luật về thừa kế: thừa kế là việc người chết để lại tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình cho những người còn sống. Thừa kế theo chúc thư nếu
ko có chúc thư thì phải tuân theo pháp luật
Thành phần di sản:
Phần tích sản: Bất động sản (ruộng ,vườn nhà, đất); Động sản (đồ đạc,
tiền bạc, vải vóc..)
Phần tiêu sản: Các món nợ phải trả, chi phí tang ma
→ Tất cả
thành phần di sản đó phải chuyển dịch cho người thừa kế
Thời điểm mở thừa kế: Thừa kế phát
sinh khi người để lại di sản chết. Tuy nhiên luật định:
Thứ nhất: vợ chồng có con chung, một trong hai người chết, nhà Lê
tôn trọng quyền lợi và quyền uy trong gia đình của vợ hoặc chồng, các con không
có quyền phân chia di sản thừa kế, trừ trường hợp cha hoặc mẹ tự ý phân sản.
Thứ hai: vợ chồng không có
con, nếu một người chết trước, thừa kế được khai phát
Thứ ba: Theo Nho giáo Cha khi còn sống các con trông theo chí của
cha, khi chết trông theo đức hạnh của cha, ba năm không thay đổi đường lối của
cha, mới gọi là hiếu. Vì vậy, việc phân chia di sản phải đợi khi đoạn tang cha
mẹ ba năm - trong thực tế chỉ phải để tang 27 tháng
Thứ tư do chịu ảnh hưởng của tập quán việc phân chia di sản còn thường
được thực hiện sau kì giỗ đầu.
Tư cách thừa kế: Người thừa kế phải
hội đủ điều kiện:
Phải còn sống khi khai phát thừa kế (Đ 388)
Không bị cha mẹ từ bỏ(nếu người con có hành vi bất hiếu cha mẹ có
quyền từ bỏ và làm đơn trình xã trưởng sở tại, người bị từ bỏ mất hết quyền lợi
trong gia đình Đ354)
Người thừa kế ko thuộc các trường hợp bị truất quyền thừa kế:
Truất quyền thừa kế mặc thị (Đ
354) người lập chúc thư không ghi tên người
trong di chúc.
Trất quyền thừa kế minh thị : người
lập di chúc ghi rõ lý do trất quyền thừa kế của một người vào chúc thư.
Trất quyền thừa kế pháp đình(Đ354,
388): - Tranh ruộng đất, đánh anh em, trái với chúc thư, mất phần gia tài.
Giấu chúc thư của cha mẹ, kiện cáo
xin chia lại thì mất phần gia tài.
Thừa kế hương hỏa (đèn hương, phụng tự tổ tiên)(Đ388,380): di sản
dùng vào việc thờ cúng là 1/20 tổng di sản
Người hưởng hương hỏa:
Đích tử (con trưởng của vợ cả)
Đích tôn (con trưởng của đích tử)
Vợ cả ko có con trai thì giao con
trai của thứ thiếp.
Nếu ko có con trai giao cho con
gái trưởng.
Ko có con giao cho người thừa tự
phải là con trai có quan hệ họ nội.
Ko có người thừa kế tài sản thuộc
nhà Chùa
Người thừa kế ko có quyền định đoạt
hương hỏa, hương hỏa chỉ chấm đứt tron các trường hợp: - Bị tiêu hủy do thiên tai
Chấm dứt vì lý do pháp định (Hương
hỏa lưu truyền quá 5 đời; khi ngành họ tuyệt tự như không còn con cháu trai, gái
để lo tế tự)
Tài sản hương hỏa được cải dụng
(xây nhà từ đường hoặc xây phần mộ gia tiên)
Khi bán hoặc đổi lấy tài sản khác
mà có lợi ( thay thế các tài sản cũ bằng tài sản mới để lưu truyền cho hậu thế)
Các hình thức thừa kế:
Theo chúc thư: có thể xác lập bằng
miệng (Đ388)và di chúc bằng văn bản(Đ366). Hiệu lực của chúc thư văn bản (theo
mẫu dc quy định trong bộ luật QTTKTT)(Đ374,375):
Người lập chúc thư phải có đầy đủ năng lực hành vi.
Sự ưng thuận của người lập chúc thư
Theo Pháp luật: nếu ko có chúc thư
hoặc chúc thư vô hiệu do ko theo mẫu hoặc bị ép buộc làm chúc thư, người thừa hưởng
chúc thư đã chết hoặc bị từ chối nhận thừa kế.
Diện, hàng thừa kế:
Các con và cháu trong trực hệ
Cha mẹ
Các tôn nhân:
Anh, em trai, chú, bác (ruột) bên
nội cùa người để lại di sản.
Chị, em gái, cô, cậu, dì (ruột)
Ko có người thừa kế di sản thuộc
nhà Chùa
Thanh toán di sản:
Thanh toán chi phí ma chay và các
món nợ đến mức tích sản của di sản(Đ37, 592).Nếu tài sản đều khánh tận, chồng
chết thì đòi vợ, vợ chết thì đòi chồng không được đòi cha mẹ, anh em họ hàng của
họ. Các con phải trả hết nợ cho cha mẹ.
Sau khi trả nợ, các thừa kế chia
nhau phần gia tài còn lại, thể hiện trong tờ giao thư do người tộc trưởng làm.
360. [ Điều 28 ] - Pháp luật Hôn nhân gia đình thế kỷ XV:
Chế định kết hôn:
Điều kiện kết hôn:
Tuổi kết hôn: con trai từ 18 tuổi trở lên và con gái từ 16 tuổi trở
lên mới dc kết hôn.
Sự đồng ý của ông bà, cha mẹ hoặc của người trưởng họ (Đ 314)
Ko vi phạm các điều kiện cấm kết hôn
Các điều kiện cấm kết hôn:
Các quan lại lấy con gái nơi mình đang
nhậm chức để cưới làm vợ (Đ 316), cấm quan ti làm việc ở nơi biên trấn, kết
tình thông gia với các tù trưởng ở đó (Đ 344)
Khi đang có tang cha mẹ, tang chồng
(Đ 317)
Khi ông bà cha mẹ đang bị giam cầm
tù tội (Đ 318)
Giữa những người cùng dòng máu, trực
hệ (Đ 319)
Các quan, thuộc lại với đàn bà con
gái làm nghề hát xướng (Đ 323)
Với vợ góa của anh em, thầy học (Đ
324)
Cấm đàn bà con gái khi đang phạm tội
(Đ 339)
Hình thức kết hôn:
Nhận Sính lễ của nhà gái
Các bước kết hôn, lễ vật của các bước
kết hôn:
Chạm ngõ (nghị
hôn – Mai mối)
Vấn danh (Định
thân)
Dẫn cưới (Nạp
chưng) (Đ 315, 322)
Đón dâu
(nghênh thân) (Đ 314)
Chấm dứt hôn
nhân (chế định ly hôn): quan hệ hôn nhân chấm dứt khi có 1 trong 2 căn cứ: 1 hoặc
2 bên chết và ly hôn.
Trường hợp buộc người chồng phải ly hôn do lỗi
của người vợ: Thất xuất: vô tử; ghen tuông; ác tật; dâm đãng; ko kính cha mẹ chồng;
bất hòa; trộm cắp. (Đ 310). Người
vợ có 1 trong 3 căn cứ sau thì chồng ko dc bỏ vợ, dù người vợ đang trong tình
trạng thất xuất: Tam bất khứ: giữ canh tam niên tang (vợ đã chịu tang cho cha mẹ chồng ba năm); tiền bần tiện, hậu phú quý (lúc lấy nhau thì nghèo hèn, sau trở nên giàu sang); hữu sở thú, vô sở quy (lúc lấy có cha mẹ, mà sau (nếu bị bỏ) thì không nơi nương tựa).
Trường hợp người vợ có quyền xin ly hôn chồng nếu chồng có biểu hiện
sau: vi phạm nghĩa vụ đồng cư (người chồng bỏ vợ, ko chăm sóc gia đình, con
cái, ko có trách nhiệm trong cuộc sống) (Đ 308, 321); vô lễ với cha mẹ vợ (Đ
333)
Chế định về mối quan hệ nhân thân
giữa vợ và chồng: quyết định tính bền vững trong hôn nhân.
Quyền và nghĩa vụ đồng cư. Vợ chồng
phải có trách nhiệm cùng sống chung nhau, chắm sóc lẫn nhau. Người chồng là người
gia trưởng, có trách nhiệm với vợ con, người chồng dc phép có nhiều vợ nhưng ko
dc ruồng bỏ vợ con (Đ 309). Người vợ vô cớ bỏ nhà đi, ko chăm sóc chồng con sẽ
bị xử hình phạt đồ (Đ 321).
Nghĩa vụ phục tùng nhà chồng: nghĩa
vụ tòng phu là sống chung với chồng mà buộc người phụ nữ phải phục tùng gia
đình chồng (Đ 481, 482)
Nghĩa vụ chung thủy đối với người
vợ, chế độ hôn nhân phong kiến ko bao giờ chấp nhận người vợ cùng 1 lúc có nhiều
chồng. Vi phạm nghĩa vụ chung thủy là vi phạm 1 trong bảy nguyên nhân (thất xuất)
bắt buộc người chồng phải ly dị. (Đ 401)
Nghĩa vụ để tang: nghĩa vụ tang chế
dc đặt ra khi người chồng chết
360. [ Điều 28 ] - Quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và con: Chữ hiếu có tầm quan trọng
đáng kể trong trật tự xã hội phong kiến. Nên nhà làm luật rất quan tâm và quy định
rất nhiều trong các VBPL.
Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ, xem hành vi ko phụng dưỡng,
kính trọng cha mẹ thuộc nhóm Thập ác tội với hình phạt rất nặng (Đ 2). Pháp luật
quy định cha mẹ phải có trách nhiệm đối với con cái trong gia đình từ việc
sinh, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo cho đến khi thành người.
Nghĩa vụ tế tự, cư tang, thờ cúng cha mẹ (Đ 130, 534)
Giữa cha mẹ và con cái còn có 1 số quyền và nghĩa vụ khác (Đ 12,13)
360. [ Điều 28 ] - Đặc điểm cơ bản của pháp luật:
Tính nhân văn: điểm đặc sắc nấht của
PL nhà Lê là Pl quan tâm bảo vệ quyền con người, quyền làm đân tự do, chống lại
chế độ nô tỳ hóa con người (Đ305, 365, 452). Pl còn bảo vệ quyền con người
trong những trường hợp sau:
Đối với người bắt giam , chịu ình
phạt tù (Đ658,663,691).
PL đề cao vai trò của người phụ nữ,
quyền lợi chính đáng của họ được bảo vệ.
NN còn chăm lo quyền lợi của người
thấp hèn, yếu đuối trong XH, như trẻ em mồ côi, người tàn tật (Đ294,295).
PL bảo vệ lợi ích công cộng, lợi
ích trị an phát triển nông nghiệp, bảo vệ nền kt tư hữu nông dân, chống lại sự ức
hiếp của cường hào quan lại.(Đ284,336,349,370,596,636)
Tính dân tộc:
Khi ban hành Pl nhà lê đã tham khảo
Pl của NN TQ để tiếp thu tinh hoa văn háo của TQ, đồng thời các nhà làm luật
còn dựa trên những quy phạm phát triển để đặt ra những quy phạm PL mới để thể
hiện tin thần tự chủ, sáng tạo của ông cha ta trong làm luật.
BLHĐ có 722 điều thì trong đó có
261 điều nhà Lê sao chép của nàh Đường, có 53Đ sao chép của nhà Minh, còn lại
408 Đlà những đềiu khỏan của nhà Lê.
Nội dung của PL thể hiện tinh dân
tộc của PL đó là PL đã thể chế hóa nhưng truyền thống yêu nước, tin thần nhân
nghĩa thủy chung của con người. Pl quan tâm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ
em, người già, người tàn tật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét