Bài 1:
NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC
1. Các quan điểm phi Mácxít KHÔNG chân thực vì
chúng:
a/ Lý giải có căn cứ khoa học nhưng nhằm che dấu bản chất nhà
nước.
b/ Che
dấu bản chất thực của nhà nước và thiếu tính khoa học.
c/ Thể hiện bản chất thực của nhà nước nhưng chưa có căn cứ khoa
học.
d/ Có căn cứ khoa học và nhằm thể hiện bản chất thực của nhà
nước.
2. Các quan điểm, học thuyết về nhà nước nhằm
a/ Giải
thích về sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
b/ che đậy bản chất giai cấp của nhà nước.
c/ lý giải một cách thiếu căn cứ khoa học về nhà nước.
d/ bảo vệ nhà nước của giai cấp thống trị.
3. Quan điểm nào cho rằng nhà nước ra đời bởi sự
thỏa thuận giữa các công dân:
a/ Học thuyết thần quyền.
b/ Học thuyết gia trưởng.
c/ Học thuyết Mác – Lê nin
d/ Học
thuyết khế ước xã hội
4. Trong xã hội công xã thị tộc, quyền lực quản
lý xuất hiện vì:
a/ Nhu cầu xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi
b/ Nhu cầu tổ chức chiến tranh chống xâm lược và xâm lược.
c/ Nhu
cầu quản lý các công việc chung của thị tộc.
d/ Nhu cầu trấn áp giai cấp bị trị.
5. Xét từ góc độ giai cấp, nhà nước ra đời vì
a/ sự xuất hiện các giai cấp và quan hệ giai cấp
b/ sự
xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp
c/ nhu cầu giải quyết mối quan hệ giai cấp
d/ xuất hiện giai cấp bóc lột và bị bóc lột
6. Xét từ tính giai cấp, sự ra đời của nhà nước
nhằm
a/ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
b/ bảo vệ trật tự chung của xã hội.
c/ bảo
vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị
d/ giải quyết quan hệ mâu thuẫn giai cấp.
7. Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu:
a/ quản
lý các công việc chung của xã hội.
b/ bảo vệ lợi ích chung của giai cấp thống trị và bị trị.
c/ bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
d/ thể hiện ý chí chung của các giai cấp trong xã hội.
8. Quyền lực trong xã hội công xã thị tộc và
quyền lực của nhà nước khác nhau ở:
a/ Nguồn gốc của quyền lực và cách thức thực hiện.
b/
Nguồn gốc, tính chất và mục đích của quyền lực.
c/ Tính chất và phương thức thực hiện quyền lực.
d/ Mục đích và phương thức thực hiện quyền lực.
9. Những yếu tố nào sau đây KHÔNG tác động đến sự
ra đời của nhà nước:
a/ Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
b/ Hoạt động chiến tranh.
c/ Hoạt động trị thủy.
d/ Hoạt
động quản lý kinh tế của nhà nước.
10. Lựa chọn quá trình đúng nhất về sự ra đời của
nhà nước
a/ Sản
xuất phát triển, tư hữu hình thành, phân hóa giai cấp, xuất hiện nhà nước.
b/ Ba lần phân công lao động, phân hóa giai cấp, tư hữu xuất
hiện, xuất hiện nhà nước.
c/ Sản xuất phát triển, tư hữu xuất hiện, đấu tranh giai cấp,
xuất hiện nhà nước.
d/ Ba lần phân công lao động, xuất hiện tư hữu, mâu thuẫn giai
cấp, xuất hiện nhà nước.
11. Quá trình hình thành nhà nước là:
a/ Một quá trình thể hiện tính khách quan của các hình thức quản
lý xã hội.
b/ Sự
phản ánh nhu cầu quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
c/ Một quá trình thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp thống
trị.
d/ Sự phản ánh ý chí và lợi ích nói chung của toàn bộ xã hội.
12. Nhà nước xuất hiện bởi:
a/ Sự hình thành và phát triển của tư hữu.
b/ Sự
hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.
c/ Sự phân hóa thành các giai cấp trong xã hội.
d/ Sự phát triển của sản xuất và hình thành giai cấp.
13. Theo quan điểm Mác xít, nhà nước hình thành
khi và chỉ khi:
a/ Xuất hiện các giai cấp khác nhau trong xã hội
b/ Hình thành các hoạt động trị thủy.
c/ Nhu cầu tổ chức chiến tranh và chống chiến tranh.
d/ Hình
thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.
14. Nội dung nào KHÔNG phù hợp với các con đường
hình thành nhà nước trên thực tế.
a/ Thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược, cai trị.
b/ Thông qua các hoạt động xây dựng và bảo vệ các công trình trị
thủy.
c/ Thông qua quá trình hình thành giai cấp và đấu tranh giai
cấp.
d/ Sự
thỏa thuận giữa các công dân trong xã hội.
BÀI 2:
BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
15. Tìm hiểu bản chất của nhà nước có ý nghĩa:
a/ Xác định tính chất giai cấp
của nhà nước.
b/ Giải thích những hiện tượng
về nhà nước.
c/ Nhận biết những quan điểm
khác nhau về nhà nước.
d/ Xây dựng những quy luật tồn
tại và phát triển của nhà nước
16. Lựa chọn nào sau đây phù hợp với khái niệm bản
chất của nhà nước:
a/ Yếu tố tác động làm thay đổi
chức năng của nhà nước.
b/ Yếu tố tác động đến sự ra đời
của nhà nước.
c/ Yếu tố tác động đến việc tổ
chức và thực hiện quyền lực nhà nước
d/ Yếu
tố bên trong quyết định xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước
17. Tính giai cấp của nhà nước thể hiện là:
a/ ý chí của giai cấp thống trị.
b/ lợi ích của giai cấp thống
trị.
c/ ý chí và lợi ích của giai cấp
thống trị và bị trị.
d/ sự
bảo vệ lợi ích trước hết của giai cấp thống trị.
18. Bản chất giai cấp của nhà nước là:
a/ Sự xuất hiện các giai cấp và
đấu tranh giai cấp trong xã hội.
b/ Quyền lực cai trị của giai
cấp thống trị trong bộ máy nhà nước.
c/ Sự
tương tác của các quan hệ giai cấp và nhà nước.
d/ Quan hệ giữa các giai cấp
khác nhau trong việc tổ chức bộ máy nhà nước.
19. Muốn xác định tính giai cấp của nhà nước:
a/ Xác định giai cấp nào là giai
cấp bóc lột.
b/ Xác định sự thỏa hiệp giữa
các giai cấp.
c/ Sự thống nhất giữa lợi ích
giữa các giai cấp bóc lột.
d/ Cơ
cấu và tính chất quan hệ giai cấp trong xã hội.
20. Nội dung nào KHÔNG là cơ sở cho tính giai cấp
của nhà nước.
a/ Giai cấp là nguyên nhân ra
đời của nhà nước.
b/ Nhà nước là bộ máy trấn áp
giai cấp.
c/ Nhà nước có quyền lực công
cộng đặc biệt và tách rời khỏi xã hội.
d/ Nhà
nước là tổ chức điều hòanhững mâu thuẫn giai cấp đối kháng.
21. Tính xã hội trong bản chất của của nhà nước
xuất phát từ:
a/ các công việc xã hội mà nhà
nước thực hiện
b/ Những
nhu cầu khách quan để quản lý xã hội
c/ những mục đích mang tính xã
hội của nhà nước
d/ việc thiết lập trật tự xã hội
22. Nhà nước có bản chất xã hội vì:
a/ Nhà
nước xuất hiện bởi nhu cầu quản lý xã hội.
b/ Nhu cầu trấn áp giai cấp để
giữ trật tự xã hội.
c/ Nhà nước bảo vệ lợi ích chung
của xã hội khi nó trùng với lợi ích giai cấp thống trị.
d/ Nhà nước chính là một hiện
tượng xã hội.
23. Bản chất xã hội của nhà nước thể hiện qua;
a/ Chức năng và nhiệm vụ bảo vệ
lợi ích của giai cấp.
b/ Những hoạt động bảo vệ trật
tự của nhà nước.
c/ Việc không bảo vệ những lợi
ích khác nhau trong xã hội.
d/ Bảo
vệ và thể hiện ý chí và lợi ích chung của xã hội.
24. Tính xã hội của nhà nước là:
a/ Sự
tương tác của những yếu tố xã hội và nhà nước.
b/ Chức năng và những nhiệm vụ
xã hội của nhà nước.
c/ Vai trò xã hội của nhà nước.
d/ Mục đích vì lợi ích của xã
hội của nhà nước.
25. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội
trong bản chất của nhà nước là:
a/ Mâu thuẫn giữa tính giai cấp
và tính xã hội.
b/ Thống nhất giữa tính giai cấp
và tính xã hội.
c/ Là
hai mặt trong một thể thống nhất.
d/ Tính giai cấp luôn là mặt chủ
yếu, quyết định tính xã hội.
26. Nội dung bản chất của nhà nước là:
a/ Tính giai cấp của nhà nước
b/ Tính xã hội của nhà nước
c/ Tính giai cấp và tính xã hội
của nhà nước.
d/ Sự
tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hội.
27. Quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước được
hiểu là:
a/ Khả năng sử dụng sức mạnh vũ
lực.
b/ Khả năng sử dụng biện pháp
thuyết phục, giáo dục.
c/ Có thể sử dụng quyền lực kinh
tế, chính trị hoặc tư tưởng.
d/ Việc
sử dụng sức mạnh cưỡng chế là độc quyền.
28. Nhà nước độc quyền sử dụng sức mạnh vũ lực vì:
a/ Nhà nước là bộ máy trấn áp
giai cấp.
b/ Nhà
nước là công cụ để quản lý xã hội.
c/ Nhà nước nắm giữ bộ máy cưỡng
chế.
d/ Nhà nước có quyền sử dụng sức
mạnh cưỡng chế.
29. Quyền lực của nhà nước tách rời khỏi xã hội
vì:
a/ Do bộ máy quản lý quá đồ sộ.
b/ Do nhà nước phải quản lý xã
hội rộng lớn.
c/ Do
sự phân công lao động trong xã hội.
d/ Do nhu cầu quản lý băng quyền
lực trong xã hội.
30. Nhà nước thu thuế để
a/ Bảo đảm lợi ích vật chất của
giai cấp bóc lột.
b/ Đảm bảo sự công bằng trong xã
hội.
c/ Đảm
bảo nguồn lực cho sự tồn tại của nhà nước.
d/ Bảo vệ lợi ích cho người
nghèo.
31. Nhà nước không tạo ra của cải vật chất và tách
biệt khỏi xã hội cho nên:
a/ Nhà nước có quyền lực công
cộng đặc biệt.
b/ Nhà nước có chủ quyền.
c/ Nhà
nước thu các khỏan thuế.
d/ Ban hành và quản lý xã hội
bằng pháp luật.
32. Nhà nước định ra và thu các khỏan thuế dưới
dạng bắt buộc vì:
a/ Nhà nước thực hiện quyền lực
công cộng của mình.
b/ Nhà nước thực hiện chức năng
quản lý của mình.
c/ Vì nhà nước có chủ quyền quốc
gia.
d/ Nhà
nước không tự đảm bảo nguồn tài chính.
33. Thu thuế dưới dạng bắt buộc là việc;
a/ Nhà
nước buộc các chủ thể trong xã hội phải đóng thuế.
b/ Nhà nước kêu gọi các cá nhân
tổ chức đóng thuế.
c/ Dùng vũ lực đối với các cá
nhân tổ chức.
d/ Các tổ chức, cá nhân tự
nguyện đóng thuế cho nhà nước.
34. Chủ quyền quốc gia thể hiện:
a/ Khả năng ảnh hưởng của nhà
nước lên các mối quan hệ quốc tế.
b/ Khả
năng quyết định của nhà nước lên công dân và lãnh thổ.
c/ Vai trò của nhà nước trên
trường quốc tế.
d/ Sự độc lập của quốc gia trong
các quan hệ đối ngoại.
35. Các nhà nước phải tôn trọng và không can thiệp
lẫn nhau vì:
a/ Nhà nước có quyền lực công
cộng đặc biệt.
b/ Nhà
nước có chủ quyền.
c/ Mỗi nhà nước có hệ thống pháp
luật riêng.
d/ Nhà nước phân chia và quản lý
cư dân của mình theo đơn vi hành chính- lãnh thổ.
36. Nhà nước có chủ quyền quốc gia là:
a/ Nhà nước toàn quyền quyết
định trong phạm vi lãnh thổ.
b/ Nhà nước có quyền lực.
c/ Nhà
nước có quyền quyết định trong quốc gia của mình.
d/ Nhà nước được nhân dân trao
quyền lực.
37. Nhà nước phân chia và quản lý cư dân theo các
đơn vị hành chính lãnh thổ là:
a/ Phân chia lãnh thổ thành
những đơn vị hành chính nhỏ hơn.
b/ Phân
chia cư dân và lãnh thổ thành các đơn vị khác nhau.
c/ Chia cư dân thành nhiều nhóm
khác nhau.
d/ Chia bộ máy thành nhiều đơn
vị, cấp nhỏ hơn.
38. Nhà nước phân chia cư dân và lãnh thổ nhằm:
a/ Thực hiện quyền lực.
b/ Thực hiện chức năng.
c/ Quản
lý xã hội.
d/ Trấn áp giai cấp.
39. Việc phân chia cư dân theo các đơn vị hành
chính lãnh thổ dựa trên:
a/ Hình thức của việc thực hiện
chức năng của nhà nước.
b/
Những đặc thù của từng đơn vị hành chính, lãnh thổ.
c/ Đặc thù của cách thức tổ chức
bộ máy nhà nước.
d/ Phương thức thực hiện chức
năng của nhà nước.
40. Nội dung nào sau đây KHÔNG thể hiện vai trò và
mối quan hệ của nhà nước với xã hội.
a/ Bị quyết định bởi cơ sở kinh
tế nhưng có sự độc lập nhất định.
b/ Là trung tâm của hệ thống
chính trị.
c/ Ban hành và quản lý xã hội
bằng pháp luật nhưng bị ràng buộc bởi pháp luật.
d/ Tổ
chức và hoạt động phải theo những nguyên tắc chung và thống nhất.
41. Cơ sở kinh tế quyết định:
a/ Cách thức tổ chức bộ máy nhà
nước.
b/ Phương thức thực hiện chức
năng của nhà nước.
c/ Hình thức thực hiện chức năng
của nhà nước.
d/
Phương thức tổ chức và hoạt động của nhà nước.
42. Nhà nước có vai trò đối với nền kinh tế:
a/ Quyết định nội dung và tính
chất của cơ sở kinh tế.
b/ Có
tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế.
c/ Thúc đầy cơ sở kinh tế phát
triển.
d/ Không có vai trò gì đối với
cơ sở kinh tế.
43. Chọn nhận định đúng nhất thể hiện nhà nước
trong mối quan hệ với pháp luật:
a/ Nhà nước xây dựng và thực
hiện pháp luật nên nó có thể không quản lý bằng luật.
b/ Pháp luật là phương tiện quản
lý của nhà nước bởi vì nó do nhà nước đặt ra.
c/ Nhà
nước ban hành và quản lý bằng pháp luật nhưng bị ràng buộc bởi pháp luật.
d/ Pháp luật do nhà nước ban
hành nên nó là phương tiện để nhà nước quản lý.
44. Tổ chức nào sau đây đóng vai trò trung tâm của
hệ thống chính trị.
a/ Đảng phái chính trị.
b/ Các tổ chức chính trị - xã
hội.
c/ Nhà
nước.
d/ Các tổ chức xã hội, xã hội
nghề nghiệp.
45. Về vị trí của nhà nước trong hệ thống chính
trị, lựa chọn nhận định đúng nhất.
a/ Nhà nước chính là hệ thống
chính trị.
b/ Nhà nước không là một tổ chức
chính trị.
c/ Nhà nước không nằm trong hệ
thống chính trị.
d/ Nhà
nước là trung tâm của hệ thống chính trị.
BÀI 3:
CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
46. Nhiệm vụ của nhà nước là:
a/ xuất hiện đồng thời với chức
năng
b/ hình thành sau khi chức năng
xuất hiện
c/
quyết định nội dung, tính chất của chức năng
d/ bị quyết định bởi chức năng
của nhà nước
47. Sự thay đổi nhiệm vụ của nhà nước là:
a/ Xuất phát từ sự phát triển
của xã hội.
b/ Phản ánh nhận thức chủ quan
của con người trước sự thay đổi của xã hội.
c/ Phản
ánh nhận thức của nhà cầm quyền trước sự phát triển của xã hội.
d/ Xuất phát từ nhận thức chủ
quan của con người.
48. Sự thay đổi chức năng của nhà nước xuất phát
từ:
a/ Sự thay đổi của nhiệm vụ của
nhà nước và ý chí của giai cấp.
b/ Lợi ích của giai cấp thống
trị và ý chí chung của xã hội.
c/ Nhận
thức thay đổi trước sự thay đổi của nhiệm vụ
d/ Sự thay đổi của nhiệm vụ của
nhà nước và ý chí của các giai cấp.
49. Chức năng của nhà nước là:
a/ Những mặt hoạt động của nhà
nước nhằm thực hiện công việc của nhà nước.
b/ Những công việc và mục đích
mà nhà nước cần giải quyết và đạt tới.
c/ Những loại hoạt động cơ bản
của nhà nước.
d/
Những mặt hoạt động cơ bản nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhà nước.
50. Phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước
KHÔNG là.
a/ Cưỡng chế.
b/ Giáo dục, thuyết phục.
c/ Mang
tính pháp lý.
d/ Giáo dục, thuyết phục, cưỡng
chế và kết hợp.
51. Sự phân chia chức năng nhà nước nào sau đây
trên cơ sở pháp lý.
a/ Chức năng đối nội, đối ngoại.
b/ Chức năng kinh tế, giáo dục.
c/ Chức năng của bộ máy nhà
nước, cơ quan nhà nước.
d/ Chức
năng xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật.
52. Chức năng trong mối quan hệ với bộ máy nhà
nước.
a/ Bộ
máy nhà nước hình thành nhằm thực hiện chức năng nhà nước.
b/ Chức năng hình thành bởi bộ
máy nhà nước.
c/ Bộ máy nhà nước là phương
thức thực hiện chức năng.
d/ Chức năng là một loại cơ quan
nhà nước.
Bài 4 :
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
53. Vai trò của Chính phủ là:
a/ tham gia vào hoạt động lập
pháp
b/ thi hành pháp luật
c/ bổ nhiệm thẩm phán của tòa án
d/ Đóng
vai trò nguyên thủ quốc gia
54. Chính phủ là cơ quan:
a/ được hình thành bởi cơ quan
đại diện, cơ quan lập pháp.
b/ chịu trách nhiệm trước cơ
quan đại diện, cơ quan lập pháp.
c/ Thực
hiện pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành.
d/ bị bất tín nhiệm và giải tán
bởi cơ quan đại diện, cơ quan lập pháp.
55. Nhận định nào sau đây đúng với cơ quan Lập
pháp.
a/ Cơ quan đại diện là cơ quan
lập pháp.
b/ Cơ
quan lập pháp là cơ quan đại diện.
c/ Cơ quan lập pháp và cơ quan
đại diện là một.
d/ Cơ quan lập pháp không là cơ
quan đại diện.
56. Tòa án cần phải độc lập và tuân theo pháp luật
vì:
a/ Tòa án bảo vệ quyền và lợi
ích của nhân dân.
b/ Tòa án là cơ quan nhà nước.
c/ Tòa án đại diện cho nhân dân.
d/ Tòa
án bảo vệ pháp luật.
57. Sự độc lập của Tòa án được hiểu là:
a/ Tòa án được hình thành một
cách độc lập.
b/ Tòa án trong hoạt động của
mình không bị ràng buộc.
c/ Tòa án chủ động giải quyết
theo ý chí của thẩm phán.
d/ Tòa
án chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối.
58. Tổng thống, Chủ tịch, Nhà vua phù hợp với
trường hợp nào sau đây.
a/ Do cơ quan lập pháp bầu ra.
b/ Đứng đầu cơ quan Hành pháp.
c/ Đứng đầu cơ quan Tư pháp.
d/
Nguyên thủ quốc gia.
59. Cơ quan nhà nước nào sau đây đóng vai trò xây
dựng pháp luật
a/ Cơ
quan đại diện.
b/ Chính phủ.
c/ Nguyên thủ quốc gia.
d/ Tòa án.
60. Cơ quan nào đóng vai trò quan trọng nhất trong
việc bảo vệ pháp luật.
a/ Quốc hội.
b/ Chính phủ.
c/ Tòa
án.
d/ Nguyên thủ quốc gia.
61. Pháp luật được thực hiện chủ yếu bởi cơ quan
nào sau đây:
a/ Quốc hội.
b/
Chính phủ.
c/ Tòa án.
d/ Nguyên thủ quốc gia
62. Nguyên tắc của bộ máy nhà nước là:
a/ Cơ
sở cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
b/ Nền tảng cho việc hình thành
những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
c/ Tạo nên tính tập trung trong
bộ máy nhà nước.
d/ Xác định tính chặt chẽ của bộ
máy nhà nước.
63. Bộ máy nhà nước mang tính hệ thống, chặt chẽ
bởi
a/ các cơ quan nhà nước có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau
b/ Được
tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất
c/ các cơ quan nhà nước ở địa
phương phải tuân thủ các cơ quan ở trung ương
d/ nhà nước bao gồm các cơ quan
nhà nước từ trung ương đến địa phương
64. Khi phân biệt cơ quan nhà nước và các tổ chức
xã hội, những dấu hiệu nào sau đây KHÓ có thể phân biệt:
a/ Tính
tổ chức, chặt chẽ.
b/ Có thẩm quyền (quyền lực nhà
nước).
c/ Thành viên là những cán bộ,
công chức.
d/ Là một bộ phận của bộ máy nhà
nước.
65. Trình độ tổ chức bộ máy nhà nước phụ thuộc
vào:
a/ Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà
nước.
b/ Chức năng của nhà nước.
c/ Sự
phát triển của xã hội.
d/ Số lượng và mối quan hệ giữa
các cơ quan nhà nước.
66. Nội dung nào KHÔNG đúng với việc hình thành
nguyên thủ quốc gia:
a/ Do nhân dân bầu ra.
b/ Cha truyền con nối
c/ Được
bổ nhiệm.
d/ Do quốc hội bầu ra.
67. Lựa chọn nhận định đúng nhất.
a/ Cơ quan dân bầu là cơ quan đại diện và do vậy có quyền lập
pháp.
b/ Cơ
quan đại diện là cơ quan dân bầu do vậy có quyền lập pháp.
c/ Cơ quan đại diện là cơ quan không do dân bầu do vậy có quyền
lập pháp.
d/ Cơ quan dân bầu không là cơ quan đại diện do vậy không có
quyền lập pháp.
68. Nguyên tắc tập quyền trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước nhằm:
a/ Ngăn ngừa và hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
b/ Tạo
sự thống nhất, tập trung và nâng cao hiệu quả quản lý.
c/ Thực hiện quyền lực của nhân dân một cách dân chủ.
d/ Đảm bảo quyền lực của nhân dân được tập trung.
69. Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức, hoạt động
của bộ máy nhà nước nhằm:
a/ Hạn
chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
b/ Hạn chế sự phân tán quyền lực nhà nước.
c/ Tạo sự phân chia hợp lý quyền lực nhà nước.
d/ Thực hiện quyền lực nhà nước một cách dân chủ.
70. Nội dung nào sau đây KHÔNG phù hợp với nguyên
tắc phân quyền trong chế độ cộng hòa tổng thống.
a/ Hành
pháp chịu trách nhiệm trước lập pháp.
b/ Ba hệ thống cơ quan nhà nước được hình thành bằng ba con
đường khác nhau.
c/ Ba hệ thống cơ quan nhà nước kìm chế, đối trọng lẫn nhau.
d/ Người đứng đầu hành pháp đồng thời là nguyên thủ quốc gia.
71. Nội dung nào sau đây KHÔNG phù hợp với chế độ
đại nghị.
a/ Nghị viện có thể giải tán Chính phủ.
b/ Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
c/ Là nghị sỹ vẫn có thể làm bộ trưởng.
d/
Người đứng đầu Chính phủ do dân bầu trực tiếp.
72. Nội dung nào sau đây phù hợp với chế độ cộng
hòa lưỡng tính.
a/ Tổng
thống do dân bầu và có thể giải tán Nghị viện.
b/ Nguyên thủ quốc gia không thể giải tán Nghị viện.
c/ Tổng thống không đứng đầu hành pháp.
d/ Nguyên thủ quốc gia do Quốc hội bầu và không thể giải tán
Chính phủ.
73. Trình tự nào sau đây phù hợp với chính thể
cộng hòa tổng thống
a/ Dân
bầu Nguyên thủ quốc gia.
b/ Quốc hội bầu nguyên thủ quốc gia.
c/ Cha truyền con nối vị trí nguyên thủ quốc gia.
d/ Nguyên thủ quốc gia thành lập kết hợp giữa bầu và bổ nhiệm.
74. Tính chất mối quan hệ nào sau đây phù hợp với
nguyên tắc phân quyền (tam quyền phân lập).
a/ Độc
lập và chế ước giữa các cơ quan nhà nước.
b/ Giám sát và chịu trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước.
b/ Đồng thuận và thống nhất giữa các cơ quan nhà nước.
d/ Các cơ quan phụ thuộc lẫn nhau trong tổ chức và hoạt động.
75. Nguyên tắc phân quyền KHÔNG là:
a/ Ba cơ quan được thành lập bằng ba con đường khác nhau.
b/ Các cơ quan được trao ba loại quyền khác nhau.
c/ Các
cơ quan nhà nước có thể giải tán lẫn nhau.
d/ Cơ quan Tư pháp độc lập.
76. Nguyên tắc tập quyền được hiểu là:
a/ Tất cả quyền lực tập trung vào một cơ quan.
b/ Quyền lực tập trung vào cơ quan nhà nước ở trung ương.
c/ Quyền lực nhà nước không phân công, phân chia.
d/ Quyền
lực nhà nước tập trung vào cơ quan đại diện của nhân dân.
77. Nội dung nào KHÔNG phù hợp với hình thức cấu
trúc của nhà nước:
a/ Trong một quốc gia có những nhà nước nhỏ có chủ quyền hạn
chế.
b/ Các đơn vị hành chính, không có chủ quyền trong một quốc gia
thống nhất.
c/ Các
quốc gia có chủ quyền liên kết rất chặt chẽ với nhau về kinh tế.
d/ Đơn vị hành chính tự chủ nhưng không có chủ quyền.
78. Chế độ liên bang là:
a/ Sự
thể hiện nguyên tắc phân quyền.
b/ Thể hiện nguyên tắc tập quyền.
c/ Thể hiện nguyên tắc tập trung quyền lực.
d/ Thể hiện sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước.
79. Cách thức thành lập các cơ quan nhà nước KHÔNG
được thực hiện trong chế độ quân chủ đại diện.
a/ Bổ nhiệm các Bộ trưởng.
b/ Bầu
cử Tổng thống.
c/ Bầu cử Nghị viện.
d/ Cha truyền, con nối.
80. Chế độ chính trị dân chủ KHÔNG tồn tại trong:
a/ Nhà nước quân chủ.
b/ Nhà nước theo hình thức cộng hòa tổng thống.
c/ Nhà nước theo mô hình cộng hoà đại nghị.
d/ Nhà
nước chuyên chế.
81. Dân chủ trong một nhà nước là
a/ Nhân dân tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước.
b/ Nhân dân tham gia vào quá trình vận hành bộ máy nhà nước.
c/
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân và vì dân.
d/ Nhân dân được bầu cử trực tiếp.
82. Phân loại kiểu nhà nước dựa trên.
a/ Bản chất của nhà nước.
b/ Sự thay thế các kiểu nhà
nước.
c/ Hình
thái kinh tế - xã hội.
d/ Phương thức thay thế giữa các
kiểu nhà nước.
83. Sự thay thế các kiểu nhà nước diễn ra một
cách:
a/ Tất yếu
khách quan.
b/ thông qua một cuộc cách mạng
tư sản.
c/ phải bằng cách mạng bạo lực.
d/ nhanh chóng.
84. Trên cơ sở khái niệm kiểu nhà nước, chọn
phương án KHÔNG phù hợp
a/ Kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn
kiểu nhà nước trước.
b/ Sự thay thế các kiểu nhà nước
là mang tính khách quan.
c/ Sự thay thế các kiểu nhà nước
diễn ra bằng một cuộc cách mạng.
d/ Các
nhà nước tất yếu phải trải qua bốn kiểu nhà nước.
85. Bản chất giai cấp của các nhà nước nào sau đây
KHÔNG giống với các nhà nước còn lại:
a/ Nhà nước Chiếm hữu nô lệ.
b/ Nhà
nước Xã hội chủ nghĩa.
c/ Nhà nước phong kiến.
d/ Nhà nước tư sản.
86. Yếu tố nào sau đây KHÔNG là điều kiện ra đời
của các nhà nước xã hội chủ nghĩa.
a/ Nền
kinh xã hội chủ nghĩa rất phát triển
b/ Ý thức hệ Mác xít
c/ Phong trào giải phóng thuộc địa
d/ Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản
87. Về mặt lý thuyết, Nhà nước xã hội chủ nghĩa
là:
a/ Một
kiểu nhà nước mới.
b/ Một hình thức tổ chức quyền lực.
c/ Giai đoạn quá độ của nhà nước tư bản chủ nghĩa.
d/ Một hình thức nhà nước mới.
88. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
a/ Không thể hiện bản chất giai cấp
b/ Thể hiện bản chất giai cấp thống trị.
c/ Không thể hiện bản chất giai cấp bị trị
d/ Thể
hiện bản chất giai cấp bị bóc lột
89. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa KHÔNG
là:
a/ Nhà nước nửa nhà nước.
b/ Quản
lý ½ lãnh thổ.
c/ Nhà nước tự tiêu vong.
d/ Mang bản chất giai cấp.
90. Nội dung nào phù hợp với của quyền lực nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
a/ Quyền lực nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân.
b/ Quyền lực nhà nước của đa số nhân dân.
c/ Quyền lực nhà nước thuộc về liên minh các giai cấp.
d/
Quyền lực nhà nước mang tính giai cấp.
91. Bản chất giai cấp của nhà nước xã hội chủ
nghĩa là bảo vệ lợi ích của:
a/ đa số nhân dân.
b/ Giai
cấp thống trị.
c/ của toàn bộ xã hội.
d/ liên minh các giai cấp.
92. Chức năng nào thể hiện rõ nhất bản chất của nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
a/ Quản lý kinh tế.
b/ Bảo vệ tổ quốc.
c/ Bảo
vệ chế độ xã hội.
d/ Bảo vệ lợi ích của xã hội.
93. Hình thức chính thể nào gần giống với hình
thức chính thể của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
a/ Chế độ cộng hòa tổng thống.
b/ Cộng hòa lưỡng tính.
c/ Cộng hòa quý tộc.
d/ Cộng
hòa đại nghị.
94. Hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
a/ Có thể có hình thức chính thể quân chủ.
b/ Chế độ chính trị có thể là dân chủ tư sản.
c/ Hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất.
d/ Luôn
là hình thức chính thể cộng hòa.
95. Nội dung nào không phản ánh dân chủ xã hội chủ
nghĩa trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
a/ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
b/ Quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp thống trị.
c/ Nhân
dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.
d/ Nhân dân tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước.
96. Nội dung nào thể hiện sự kế thừa tinh hoa của
học thuyết pháp quyền trong nhà nước xã hội chủ nghĩa:
a/ Có ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
b/ Các cơ quan này thực hiện những chức năng khác nhau.
c/ Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước là phụ thuộc.
d/ Thực
hiện phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước.
97. Đặc trưng cơ bản của bộ máy nhà nước xã hội
chủ nghĩa là:
a/ Quyền lực tập trung, thống nhất.
b/ Có
đảng cộng sản lãnh đạo.
c/ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
d/ Có sự tham gia của nhân dân vào bộ máy nhà nước.
98. Nhà nước pháp quyền khác với nhà nước pháp trị
ở:
a/ Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật.
b/ Nhà nước pháp quyền đặt ra pháp luật.
c/ Nhà
nước pháp quyền bị ràng buộc bởi pháp luật.
d/ Pháp luật được thực hiện triệt để.
99. Nhà nước pháp quyền là:
a/ Nhà nước cai trị bằng pháp luật và không chịu sự ràng buộc
bởi pháp luật.
b/ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không bị hạn chế
bởi pháp luật.
c/ Nhà nước chịu sự ràng buộc bởi pháp luật và không cai trị
bằng pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét