360. [ Điều 28 ] - Bối cảnh lịch sử:
Từ đầu TK XVI – cuối TK XVIII NN
phong kiến VN suy yếu, tình trạng nội chiến, loạn lạc, ly tán chống đối, đàn áp
kéo dài. Nhiều cuộc nổi dậy, đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn (1771).
Dưới sự lãnh đạo của 3 anh em Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lật đổ nền thống trị của chúa Nguyễn (Đàng Trong)
năm 1777 và kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm (1784 – 1785) thắng lợi.
Lật đổ nền thống trị xây dựng gần
300 năm của họ Trịnh (1786) chấm dứt tình trạng đất nước 1 vua, 2 chúa với 2 miền
chia cắt.
Nguyễn Phúc Ánh lật đổ chính quyền Tây Sơn xác lập lại
địa vị thống trị của họ Nguyễn, lập ra triều đại phong kiến cuối cùng 1802- 1945
Chính trị:
Giai đọan 1802-1884 của Triều Nguyễn
là thời kỳ phát triển thịnh đạt của hình thứ chính thể quân chủ tuyệt đối.
Bộ máy NN thể hiện sự tiếp thu, hội
nhập tinh hoa nhân lọai và tin tầhn độc lập sáng tạo, phù hợp với hòan cảnh cụ
thể.
Bộ máy NN khá quy mô và hoàn chỉnh,
thống nhất từ triều đình trung uơng đến đơn vị cơ sở hành chính thấp nhất.
Kinh tế:
NN chăm lo đời sống của nhân dân,
gốc đạo trị Quốc của tư tưởng Khổng, Mạnh “ đẩy thuyền, lật thuyền cũng là dâ”
vì vậy kinh tế phải tăng trưởng, nông dân muốn có ruộng cày.
NN rất chú trọng mở mang diện tích
đất nông nghiệp.
Công cuộc khai hoang, lấn biển, trị
thủy, thủy lợi luôn được NN chú trọng và đẩy mạnh phát triển.
Thủ công nghiệp cũng đạt mức phát
triển nhất định ở hai bộ phận là thủ công nghiệp gd và thủ công nghiệp NN.
NN thi hành chính sách” trọng nông
ức thương”, kìm hãm kinh tế phát triển, thi hành chính sách đối ngọai “ bế quan
tỏa cảng” , cô lập đất nứơc với bên ngòai.
→ NN quân chủ trung ương tập quyền
mạnh nhưng bảo thủ, trì trệ dẫn đến độc quyền chuyên chế không đem lại cảnh
thái bình thịnh trị.
360. [ Điều 28 ] - Tổ chức bộ máy NN:
Tổ chức chính quyền TW:
Hoàng đế tổ chức và hoạt động dựa
trên nguyên tắc tập quyền; quyền lực NN tập trung vào hoàng đế (có quyền lực vô
hạn). Để độc tôn đế quyền, vua Nguyễn đã thực hiện các biện pháp:
Đặt lệ “ Tứ bất” nhằm hạn chế sự phân chia quyền lưc: ko lập Tể tướng;
ko lập Hoàng hậu (trừ vua Gia Long và Bảo Đại); ko lập Thái tử; ko lấy Trạng
nguyên.
Bằng pháp luật duy trì quyền cá nhân tuyệt đối của vua. Vua Nguyễn
nắm giữ cả vương quyền và thần quyền; là người có quyền ban hành, sử đổi hoặc hủy
bỏ PL; là nguyên thủ tối cao của CQ hành pháp; nắm quyền tư pháp tối cao; là
người đứng đầu quân đội, là vị tổng tư lệnh tối cao; nắm độc quyền về ngoại
giao, quyết định về các chính sách đối ngoại và tiếp xúc với nước ngoài; là chủ
sở hữu tối cao với đất đai và thần dân trong vương quốc.
Hội đồng đình thần là cơ quan tư vấn tối cao cho vua, có nhiệm vụ
đưa ra các quyết nghị; giải quyết vụ việc thuộc ngành, bộ, nha mà CQ chuyện
trách của TW ko tự giải quyết dc; bản án xin triều đình phúc thẩm hoặc có kháng
cáo.
Quan đại thần:
Tứ trụ đại thần: (Cần chánh điện đại học sĩ; Văn minh ĐĐHS; Đông
các đại học sĩ; Võ hiển ĐĐHS) có chức năng chuyên trách, còn tham gia bàn bạc
những công việc dân sự quân sự trọng đại khi vua yêu cầu.
Cửu khanh: là 9 viên quan đứng đầu triều, dưới sự kiểm soát của
vua.
Phụ chính đại thần có vị trí, vai trò ngang với quan Tể tướng đã
có trước triều Nguyễn.
Các CQ trực thuộc Hoàng đế:
Tam nội viện gồm: Thị thư viện và Thị hàn viện lo việc chuyên
trách khởi thảo, phân phát, bảo quản chiếu dụ cùng văn thư của triều đình; Nội
hàn viện lo việc ngữ chế, thư từ riêng của vua.
Văn thư phòng: là CQ độc lập của triều đình, là nơi khu mật của
NN, ko phải người dự việc cấm vào.
Nội các là CQ văn phòng TW; là CQ phục vụ đắc lực cho 1 yêu cầu tập
quyền triệt để có vai trò quan trọng.
Cơ mật viện: bàn những việc cơ mưu trọng yếu, giúp đỡ việc quân sự;
thành lập để đáp ứng nhu cầu quản lý hành chính, tình hình nội trị, ngoại giao;
là CQ tư vấn tối cao về quân sự, an ninh chính trị, phát triển kinh tế, dân
sinh; giám sát công việc của triều đình; soạn thảo văn bản đặc biệt; bảo quản
các quốc bảo, tài liệu mật, bản đồ quốc gia, hang quốc cấm.
Lục bộ: là CQ hành pháp. Mỗi bộ có 5 viên chức,
nhân sự của Bộ: Thượng thư → Tả, Hữu Tham tri → Tả, Hữu Thị lang → Lang trung → Viên ngoại lang → Chủ
sự → Tư vụ → Thư lại.
Văn phòng bộ:
Ấn ty: quản
lý ấn triện của Bộ, tiếp nhận và chuyển giao công văn cho các bộ phận chức năng
của Bộ giải quyết.
Trực ty: tiếp
nhận công văn từ địa phương đệ trình dâng lên Hoàng đế; sao chép công văn gửi về
địa phương.
Bộ Lại: phụ trách việc tuyển bổ, thuyên chuyển
quan văn, phong tước, phong tặng, giữ phép khảo sát niên khóa, thăng thưởng phẩm
trật và quan hàm (Kiểm biên ty; Văn tuyển ty; Trừng tự ty; Phong điền ty)
Bộ Hộ: cân bằng giá trong việc phát ra, thu
vào để điều hòa nguồn của cải NN, phụ trách kho tang, đinh điền, thuế khóa, tiền
tệ, hàng hóa (Kinh trực ty; Lưỡng cơ ty; Nam kỳ ty; Bắc kỳ ty; Thưởng lộc ty;
Thuế hạng ty)
Bộ Lễ: phụ trách lễ nghi, triều hội, giáo dục,
khoa cử, ngoại giao. (Nghi văn ty; Nhân tự ty; Tân hưng ty; Thù ứng ty)
Bộ Binh: phụ trách việc bổ nhiệm, tuyển dụng
các chức võ quan; tuyển mộ binh lính, điều quân, tra xét công, tội; lập sổ quân
bạ (Kinh kỳ ty; Trực tỉnh ty; Vũ tuyển ty; Khảo công ty; Kiểm duyệt ty)
Bộ Hình: phụ trách tư pháp, xét xử tội nặng,
phúc thẩm các nghi án xếp đặt lao ngục, chế độ tù phạm (Kinh chương ty; Trực cơ
ty; Nam hiến ty; Bắc hiến ty)
Bộ Công: coi giữ thuyền, xây dựng thành trì,
lăng tẩm, đồn lũy cầu đường, đóng tàu thuyền, sửa chữa cung điện kho tàng (Quy
chế ty; Doanh thiện ty; Tu tạo ty)
→ Vị trí thẩm quyền của Lục Bộ: là CQ chấp
hành của triều đình; có quyền nhân danh Hoàng đế áp dụng PL; có nhiệm vụ báo
cáo kết quả công việc, tình hình đất nước; là CQ tư vấn cho vua
CQ chuyên
môn: chịu trách nhiệm trước hoàng đế về 1 lĩnh vực chuyên ngành.
Nội phủ vụ: phụ trách, quản lý các kho báu của
Quốc gia, đứng đầu là Thị lang quản lý 10 kho của NN.
Thái bộc tự: có nhiệm vụ giữ các việc về nghị
vệ và xe ngựa trong hoàng cung, đứng đầu là Thái bộc tự khanh
Tôn nhân phủ: biên chép ngọc phả cho Hoàng tộc,
xét công, phong tước, cấp dưỡng, nuôi nấng dạy bảo con em hoàng tộc bị mồ côi,
định ra chế độ đãi ngộ khác cho những người trong hoàng tộc, đứng đầu là Tôn
nhân lệnh.
Thái thường tự: CQ đặc trách về đại lễ của
NN; phụ trách việc trang trí, hình thức lễ nghi; soạn các văn bản đọc trong các
buổi hành lễ, tổ chức kiểm soát lễ vật, bày lễ đặt đ1ung nghi thức. Đứng đầu là
Thái thường tự khanh.
Quang lộc tự: cung cấp đầy đủ, kiểm soát độ
tinh khiết của các loại đồ ăn, đồ tế lễ trong các buổi yến tiệc, tế tự, triều hội.
Đứng đầu là Lộc tự khanh.
Thái y viện: tập hợp lương y giỏi, chăm sóc sức
khỏe cho vua và hoàng tộc; đào tạo lương y cho NN. Đứng đầu là Viện sứ.
Cơ quan văn
hóa giáo dục:
Quốc tử giám CQ giáo dục và đào tạo cao nhất,
đào tạo nhân tài cung cấp cho bộ máy NN; là đại học quốc gia ở Kinh Đô.
Hàn lâm viện: có nhiệm vụ soạn thảo các chiếu,
sắc, chế, cáo của vua; soạn thảo các biểu của trăm quan dâng lên chúc mừng nhà
vua; soạn văn bản ngoại giao, sắc phong, soạn văn bia.
Khâm thiên giám: tính toán độ sai từng năm;
làm thông lịch để thì giờ làm ăn dc đúng, chọn ngày tốt, báo thời khắc, xem
thiên văn.
Quốc sử quán: là CQ chuyên biên lịch sử của
triều Nguyễn.
Viện tập hiền: giảng cứu sách kinh điển, luận
lý, bàn bạc đạo trị nước với vua, các hoàng thân.
Thượng bảo tự: đóng ấn quyển thi Hội.
Hồng lô tự: có nhiệm vụ tổ chức bổi xướng
danh các vị tân khoa Tiến sĩ, sắp xếp các thể thức nghi lễ tiếp đón các tân
khách, giữ trật tự trong triều hội…
CQ giao
thông, thông tin liên lạc, kho tàng, vận tải:
Bưu chính ty: CQ có nhiệm vụ việc vận chyển
công văn, đưa đón quan lại bằng ngựa trạm và quản lý các trạm dịch trong toàn
quốc.
Thông chính sứ ty: tiếp nhận sớ tấu, kiểm
phát văn thư, chuyển nhận công văn và sổ sách do địa phương trong toàn quốc gửi
về triều; phân loại tấu sớ, công việc.
Thương trường trữ lương thực và ngân khố quốc
gia.
Mộc thương là kho chứa gỗ ở Kinh đô
Vũ khố là kho chứa vũ khí quân phu
Kho thuốc nổ và diêm tiêu trực thuộc bộ Binh.
Ty tào chính CQ có nhiệm vụ vận chuyển hang
hóa, lương thực và quân giới của NN bằng đường biển.
360. [ Điều 28 ] - CQ giám sát và CQ tư pháp:
CQ giám sát:
chức năng kiểm tra giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lực nhầm tập
trung cao độ quyền lực nhà nước vào trong tay nhà Vua.
Độ sát viện:
CQ giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy NN triều Nguyễn từ TW – địa phương; là
CQ ngang Bộ có nhiệm vụ giám sát hoạt động thực thi PL và giám sát tư pháp, đồng
thời xem xét tư cách, phẩm chất của quan chức NN từ TW – địa phương.
Phụ trách là
4 viên quan: Tả, Hữu Đô ngự
sử và Tả, Hữu Phó ngự sứ
Nhiệm vụ, quyền
hạn:
Quyền đàn hặc: tố cáo, buộc tội quan chức NN (kể cả Hoàng thân, Hoàng tử).
Quyền can gián vua.
Quyền tấu trình trực tiếp lên vua nhằm đám bảo kịp thời, xác thực.
Quyền nghe chính sự, ghi chép lời nói, hành động của vua và quan chức trong
ngày hội triều.
Quyền kiểm tra các bộ và hoạt động khác trong triều.
Quyền phúc duyệt các bản án
→ là CQ giám sát dc xây dựng hoàn thiện nhất
trong lịch sử phát triển của bộ máy NN phong kiến VN, góp phần quan trọng vào
quá trình cải cách nâng cao hiệu quả họat động của nền hành chính quốc gia.
Lục khoa: gồm
Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công. Đứng
đầu mỗi khoa là quan Cấp sự trung. Các bộ và các CQ chuyên môn ở TW đều chịu sự
giám sát của 6 khoa.
CQ tư pháp:
Bộ Hình: là CQ chuyên trách về
hình án, có nhiệm vụ duyệt lại những tội nặng, án ngờ, xét kĩ những tù giam ngục
cấm, cùng là coi việc hình danh PL. Đứng đầu là Thượng thư.
Công đồng: CQ phúc thẩm tối cao dưới
quyền vua.
Đại lý tự: CQ tư pháp tối cao; xét
xử phúc thẩm các vụ án có kháng cáo, án tử hình hoãn quyết; thụ lý xét xử sơ thẩm
các vụ kiện tham ô, hối lộ, quan lại bức hiếp, do dân tố cáo. Đứng đầu là Đại
lý tự khanh
Tam pháp ty: CQ tư pháp; đại diện
cao nhất của Bộ Hình, Đại lý tự và Đô sát viện; CQ xét xử phúc thẩm ở TW, xét lại
các bản án tử hình, trọng án. Trụ sở để hội bàn là Công chính đường. Tam pháp
ty có ấn triệu riêng.
360. [ Điều 28 ] - Nhận xét về NN triều Nguyễn:
Ưu điểm: tồn tại với tư cách 1 quốc gia độc lập, có chủ quyền, có nhiều cải
cách mạnh mẽ, táo bạo về tổ chức bộ máy NN. Tổ chức và hoạt động của bộ máy N trên nguyên tắc tập quyền. Nhà
Nguyễn thực thi chính sách sử dụng quan lại mang tính tích cực:
Chuẩn mực hóa chính sách bổ dụng
qun lại, sử dụng người có học thức.
Thực thi chính sách hồi tỵ, khảo khóa, sát hạch, thưởng phạt, bổng
lộc, khuyến khích quan lại.
Hạn chế: cơ cấu,
tổ chức quá giản đơn, số lượng công chức ít ỏi. Về phạm vi quản lý còn rất hạn
chế, chỉ tập trung ở mặt thiết yếu như dân cư, lãnh thổ….Trước những chuyển biến
sôi động trong quan hệ quốc tế, đe dọa của tư bản phương tây, KHKT phương Tây
thâm nhập bằng nhiều con đường, quan lại ko đáp ứng yêu cầu cứu dân khỏi hoạn nạn.
Bộ phận quan lại từ đời vua Tự Đức biến quyền lực thành công cụ phục vụ cho lợi
ích của cá nhân. Bộ máy quản lý hành chính ko còn hiệu lực, trở nên xa lạ với
nhân dân, ko dc sự ủng hộ của nhân dân. Quan lại tha hóa, dựa dẫm, tham nhũng
người dân trở thành đối tượng chà đạp.
360. [ Điều 28 ] - Pháp luật triều Nguyễn (1802 – 1884)
Thành tựu PL: điển hình của triều Nguyễn là Hoàng Việt luật lệ và
các văn bản QPPL khác như: chiếu, dụ, sắc, chỉ, lệnh, lệ…
Hoàng Việt luật lệ: ban hành năm
1811, chính thức có hiệu lực năm 1813.
HVLL có nhiều điều khoản kế thừa
nguyên văn những nội dung dc quy định trong các hệ thống PL trước đây.
HVLL điều chỉnh các mối quan hệ cơ
bản trong XH
Bảo vệ tuyệt đối quan hệ quân – thần,
bảo vệ quyền, lợi ích của gia cấp thống trị trên mọi phương diện.
Củng cố chế độ gia đình gia trưởng
theo hướng của Nho giáo. Quyền của người phụ nữ bị hạn chế hơn luật triều Lê thế
kỷ XV.
Có tính chất pháp điển hóa PL, chịu
ảnh hưởng của PL nhà Thanh TQ
Các văn bản PL khác:
Chiếu: là VBPL do vua ban hành nhằm
công bố chủ trương, quyết sách quan hệ đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc.
Dụ: là VBPL chủ yếu của triều Nguyễn
có hiệu lực như 1 Đạo luật, do vua trực tiếp ban hành.
Chỉ: là VBPL vua ban hành để ra lệnh
cho thần dân, chính quyền các cấp thi hành.
Sắc: vua ban sắc trong các trường
hợp ra lệnh cho Nha môn, thần dân thực hiện công việc cụ thể thuộc lĩnh vực quản
lý NN; Sắc phong cho quan lại, Sắc phong tên đất tên sông tên tỉnh.
Lệnh: là các quyết định hành chính
– tư pháp, mang tính mệnh lệnh quyền uy buộc quan chức NN và cá nhân tuân thủ.
Chuẩn: do vua yêu cầu thực hiện hoặc
phê chuẩn căn cứ vào văn bản tâu của bộ, viện hoặc địa phương.
Lệ: do vua ban hành dùng để bổ
sung cho luật hoặc đặt ra những quy định mới về quản lý NN.
Sách là văn bản viết thành nhiều tờ
và dc đóng lại; vua sử dụng để quyết định lập Hoàng tử, Hoàng hậu, ban phong tước
hiệu cho Thái tử, hoàng thân, quốc thích hoặc quy định các chủ trương quan trọng.
360. [ Điều 28 ] - Nội dung cơ bản của PL triều Nguyễn:
PL hình sự: là lĩnh vực điều chỉnh
chủ đạo của hệ thống PL thời Nguyễn, điều khoản trong các VBPL dc trình bày dưới
dạng QPPl hình sự. Sử dụng QPPL hình sự để điều chỉnh cả hành vi giao dịch dân
sự giữa cá nhân với cá nhân, hoàn toàn có tính chất riêng tư, ko liên quan gì đến
trật tự công cộng.
Hình phạt:
Xụy hình
Trượng hình
Đồ hình (tù khổ sai)
Lưu hình (đi đày)
Tử hình (giết chết): treo cổ (giảo)
và chém (trảm); lăng trì (xẻo chậm); trảm kiêu (chém bêu đầu); lục thị (chặt
xác chết)
Phạt tiền
Xâm chữ
Mang gông, xiềng
Tịch thu tài sản: tịch thu toàn bộ
tài sản và tịch thu một phần tài sản
Sung vợ con người phạm tội làm nô
tỳ
Giáng phẩm trật bãi chức, thuyên
chuyển công tác.
360. [ Điều 28 ] - Nguyên tắc cơ bản:
Nguyên tắc luật định: là nguyên tắc cở bản xác định thế nào là 1
hành vi phạm tội còn gọi là nguyên tắc “vô luận bất bình”. Một người chỉ bị coi
là thực hiện tội phạm khi trong luật có quy định tội danh đó.
Nguyên tắc nhân đạo: áp dụng cho những phạm nhân thuộc diện quy định
diện Bát nghị; người già, trẻ em; người tàn tật…quan xử phải gia giảm hình phạt
cho họ.
Nguyên tắc về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hình sự tập thể:
hành vi nào xâm hại đến quan hệ XH đã dc PL bảo vệ đều bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Chủ thể chịu trách nhiệm là cá nhân. Quy định miễn trách nhiệm hình sự
trong trường hợp: tự thú, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, lầm lỡ gây
thiệt hại nhẹ…. Truy cứu trách nhiệm hình sự đến những người ko phạm tội nhưng
có quan hệ huyết thống, hôn nhân với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Nguyên tắc chuộc hình bằng tài sản: áp dụng phổ biến. Chuộc tội bằng
tiền phần nào giảm nhẹ sự hà khắc của hình phạt đối với tội phạm. Thể hiện tính
nhân đạo.
Tội phạm: là vấn đề quan trọng nhất
của luật hình sự. Các nhóm tội phạm:
Thập ác tội: tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, bị NN nghiêm trị, ko
có bất cứ 1 sự khoan hồng nào.
Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân
phẩm của con người: là nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Các QPPL bảo vệ
quan hệ XH, an toàn của triều đại, an ninh quốc gia, tính mạng tài sản của vua.
Tội phạm về chức vụ: nghiêm trị quan chức nhận hối lộ, sách nhiễu
dân, làm hại phép nước.
Tội xâm phạm trật tự quản lý NN: hành vi man trá, giả mạo ấn tín,
chiếu chỉ, văn thư của CQNN.
Tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình: hành vi xâm hại luân lý đạo
đức gia đình, xâm hại đến tiết hạnh của người phụ nữ.
360. [ Điều 28 ] - PL dân sự:
PL về sở hữu của nhà Nguyễn:
Sở hữu của NN: ruộng tịch điền,
quan điền, quan trại và đồn điền, sản phẩm nộp vào kho của NN.
Sở hữu làng xã: tăng cường mở rộng
hình thức này, 1 loại hình sở hữu NN nhưng do làng xã quản lý. Trực tiếp chia
cho dân lĩnh canh và nộp thuế.
Sở hữu tư nhân: NN bảo hộ sở hữu
tư nhân. Gồm: nhà ở, ruộng đất, đồ thờ cúng, gia súc gia cầm, thóc lúa…
PL khế ước (hợp đồng)
Chủ thể khế ước: quyền chủ thể là
của gia trường trong quản lý cũng như định đoạt tài sản. Ai dc quyền giao kết
khế ước phải là người có quyền thế, có tài sản và ở vào 1 lứa tuổi nhất định mới
có quyền thiết lập hợp đồng
Các điều kiện đảm bảo hiệu lực của
khế ước:
Tuân thủ nguyên tắc tự do kết ước.
Nội dung của khế ước ko trái với thuần phong mỹ tục
Nội dung của khế ước phù hợp với lợi ích của NN
Tuân thủ tiêu chí thiện chí trung thực ko bên nào lừa dối bên nào
Các loại khế ước:
Khế ước mua bán
Khế ước thuê mướn
Khế ước vay nợ
Khế ước cầm cố
Trách nhiệm dân sự:
Trách nhiệm dân sự do vi phạm khế ước: NN can thiệp khi có tranh
chấp bằng chế tài buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại về vật chất
Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng: truy cứu loại trách nhiệm pháp
lý: có hành vi gây thiệt hại xảy ra; có thiệt hại xảy ra; PL chưa có sự tách biệt
rạch ròi giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự.
PL thừa kế: phân chia di sản đối với
điền sản nhà Nguyễn chia đều cho số con trai. Đối với di sản việc thờ cúng, trưởng
tử dòng chính là người thừa kế; ko có trưởng tử thì lập con trai kế; ko có con
vợ chính thì lập con dòng nhánh; ko có con trai thì cho phép cháu “chiêu mục đồng
tông”; ko có người lập nối dõi, con gái có quyền hưởng di sản thừa kế.
360. [ Điều 28 ] - PL hôn nhân và gia đình: là tổng thể QPPL điều chỉnh mối quan hệ
nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng; giữa cha mẹ và các con; luật dc
xây dựng theo nguyên tắc hôn nhân ko tự do, nam nữ bất bình đảng, củng cố chế độ
đa thê;
Chế định kết hôn và ly hôn:
Kết hôn:
Điều kiện kết hôn:
Sự chấp nhận của đôi bên gia đình
Phải xác lập bằng văn bản là Hôn
thư
Cưới gả đều do ông bà cha mẹ làm
chủ hôn, nếu ko có thì do những người thân thuộc khác làm chủ hôn.
Các trường hợp cấm kết hôn:
Cấm kết hôn khi ko tôn trọng trật
tự thê thiếp
Cấm kết hôn khi đang có tang cha mẹ,
ông bà, chú bác cô, an hem hoặc tang chồng
Cấm kết hôn khi ông bà cha mẹ phạm
tội chết đang bị giam trong tù.
Cấm người cùng dòng họ kết hôn với
nhau
Cấm con trai, con gái đời chồng
trước kết hơn với con trai, con gái đời chồng sau.
Cấm cưới người trong thân tộc làm
thê thiếp.
Cấm các quan làm việc ở phủ, huyện,
châu cưới phụ nữ bộ dân làm thê thiếp.
Cấm kết hôn với phụ nữ phạm tội rồi
đào tẩu.
Cấm cường hào nhiều thế cưỡng đoạt
vợ con gái nhà lành làm thê thiếp.
Cấm tăng sĩ, đạo sĩ cưới vợ.
Cấm gia trưởng cưới vợ cho nô bộc
là con gái nhà lành.
Ly hôn: ly hôn do vợ vi phạm nghĩa vụ đồng cư, nghĩa vụ chung thủy.
Nghĩa tuyệt do lỗi của vợ
Lỗi của chồng
Các trường hợp ko thể ly hôn: vợ để tang 3 năm; trước nghèo sau
giàu; có người cưới cũng ko ưng.
Các trường hợp buộc ly hôn, vợ thất xuất, quy định như PL nhà Lê
thế kỷ XV
Chấm dứt hôn nhân:
Vi phạm những điều cấm kết hôn.
Do 1 người chết
Do ly hôn
360. [ Điều 28 ] - Chế định về mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng giữa cha mẹ
và các con: PL quy định quyền, nghĩa vụ trong quan hệ vợ chồng.
Chồng có quyền, nghĩa vụ giáo dục
dạy bảo vợ về nghi lễ thờ cúng, quản chế vợ nếu vợ vi phạm nhỏ, ko dc bỏ vợ
trong trường hợp “tam bất khứ”, ko dc cầm cố vợ.
Vợ có nghĩa vụ chung thủy với chồng;
nghĩa vụ đồng cư; để tang chồng, cha mẹ, họ hàng nhà chồng; thờ phụng tổ tiên;
tôn trọng trật tự thê thiếp, hiếu nghĩa với cha mẹ họ hàng nhà chồng.
Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ: có
toàn quyền trong việc nuôi dưỡng, giáo dục, dạy dỗ con, quyết định hôn nhân của
con, thưa kiện con bất hiếu.
Quyền, nghĩa vụ của các con: vâng
lời dạy bảo; phụng dưỡng, để tang; che giấu tội; ko dc thưa kiện tố cáo, vu cáo
ông bà cha mẹ; tôn trọng ông bà cha mẹ
360. [ Điều 28 ] - PL tố tụng:
PL về thẩm quyền xét xử:
Cấp xã và tổng: Lý trưởng, Chánh tổng
có nhiệm vụ hòa giải các tranh chấp, nếu hòa giải ko thành, vụ kiện dc đưa đến
Nha môn; Cấp huyện hay phủ có nhiệm vụ hòa giải, nếu ko đạt kết quả mới quyết
theo PL.
Bộ đều có quyền phúc thẩm các vụ
kiện quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý của bộ.
Cấp tài phán tối cao là Vua và Tam
pháp ty. Tam phpa1 ty xét lại các bản án tử hình, các vụ trọng án, có điều nghi
oan khó giải quyết. Đơn khiếu nại trực tiếp dâng lên vua đều giao cho Đại lý thự
thụ lý,
PL quy định về thụ lý vụ án:
Đơn kiện phải do đương sự nộp tại
Nha môn có thẩm quyền xử vụ kiện. Nhà Nguyễn cấm nguyên đơn ko dc khởi kiện vượt
cấp. Nha môn phải phát giác kẻ nặc danh để trừng phạt.
Nhiệm vụ của quant y khi thụ lý
đơn kiện, đơn tố cáo là phải xét ngay chứng cứ tang vật, xem đơn kiện có đáng
thụ lý hay ko.
Thủ tục bắt, giam người: Luật quy
định người có thẩm quyền bắt giam là quant y chỉ các quan thuộc Tam pháp lý,
quan tư pháp ở địa phương phủ, huyện, châu, phu dịch chuyên môn đi tuần, có trách
nhiệm đi bắt tuần.
Thủ tục điều tra, xét hỏi: Nha môn
hữu ty có thẩm quyền hỏi cung bị can. Trong khi hỏi cung có quyền dùng nhục
hình tra khảo. Người thuộc diện bát nghị, người già trên 70 tuổi, trẻ em dưới
15 tuổi luật miễn tra khảo.
Trình tự thủ tục xét xử vụ án:
ngày xử án ở nha môn các cấp, các quan đại thần hay các quan tư pháp khác đều
phải hội đồng xét hỏi kỹ càng cho rõ đúng, sai, cốt để mọi người phải phục
tình. Cấm quan xét xử ko dc cố ý ra bản án trái PL, thêm hoặc bớt tội cho phạm
nhân và dự liệu hậu quả bất lợi rất chi tiết cho từng mức độ nguy hiểm cho XH của
vi phạm PL mà quan chức đã gây ra.
PL về thi hành án:
Thi hành án thể hiện sự nghiêm
minh của PL. kết quả của hoạt động tố tụng chỉ có hiệu quả khi việc thi hành án
dc triển khai nghiêm túc và phải dc PL hóa.
Trong quá trình xây dựng PL nhà
Nguyễn đã kế thừa các hệ thống PL của các triều đại phong kiến trước đây, đặc
biệt là PL thời Lê thế kỷ XV.
Mặt khác các nhà làm luật thời
Nguyễn còn tiếp thu tinh hoa văn hóa pháp lý TQ để xây dựng PL.
Vua Nguyễn còn dựa trên quan hệ XH
cơ bản của thời đại minh, đặt ra những QPPL mới kịp thời điều chỉnh những quan
hệ XH, phổ biến, điển hình nhất là lĩnh vực PL về tổ chức NN, đó là nguồn di sản
văn hóa pháp lý quý báu của dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét