Bài
1: KHÁI QUÁT LUẬT HÀNH CHÍNH
I/.
Hành chính
1.
Những
vấn đề cơ bản về hành chính
* Hành
chính chính là quản lý do đó luật hành chính là ngành luật về quản lý, quản lý xuất hiện từ lâu đời, trước
khi có sự hình thành nhà nước
* Quản
lý: là sự tác động có ý chí từ phía chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý tuân
theo những quy luật khách quan nhằm đặt được những mục đích đặt ra trước đó
* Đặc
điểm của quản lý
- Trong
quản lý có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
- Quản
lý nhằm đạt được những mục đích nhất định
- Quản
lý là một sự tác động mang tính ý chí
2.
Quản
lý xã hội
* Khái
niệm: Quản lý xã hội là sự tác động giữa con người với con người nhằm đạt được
những mục đích nhất định trong quá trình tồn tại và phát triển giữa con người với
con người
* Đặc
điểm:
- Chủ
thể và đối tượng quản lý đều là con người
- Xuất
hiện cùng với sự phân công lao động trong xã hội
- Thể
hiện ý chí của chủ thể quản lý
- Quản
lý xã hội phải dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy
+
Tổ chức: là sự liên kết
nhiều người hoạt có cùng mục đích nhất định, tuân theo những điều lệ quy chế cụ
thể
+
Quyền uy: là sự kết hợp
giữa yếu tố quyền lực và uy quyền (Cha truyền con nối, sức mạnh về kinh tế)
- Quản
lý xã hội thời nào sẽ phản ánh đặc trưng của thời kỳ ấy
3.
Quản
lý nhà nước
* Quản lý nhà nước hiểu
theo nghĩa rộng:
Là hoạt động của tất cả các cơ quan trong bộ
máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại. Hoạt động này còn
được toàn thể nhân dân thông qua con đường trưng cầu dân ý
=> Đặc điểm:
- Được
tiến hành bởi các cơ quan nhà nước
+
Cơ quan dân cử: QH;
HĐND
+
Cơ quan hành chính:
Chính phủ; Bộ; UBND; Sở; Phòng; các chức danh chuyên môn;
+
Cơ quan thực hiện quyền
xét xử (toà án)
+
Cơ quan thực hiện quyền
công tố (Tư pháp)
+
Chủ tịch nước
-
Nhằm thực hiện chức
năng đối nội, đối ngoại nhằm thực hiện ba quyền: lập pháp; hành pháp; tư pháp
-
Quản lý nhà nước theo
nghĩa rộng còn được thực hiện bởi một chủ thể đặc biệt đó là nhân dân thông qua
trưng cầu dân ý
*
Quản
lý nhà nước theo nghĩa hẹp
-K/n:
Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp, là hoạt động được thực hiện trước tiên và chủ
yếu bởi các cơ quan hành chính nhằm chấp hành văn bản của cơ quan dân cử, của
cơ quan nhà nước cấp trên để tổ chức điều hành các lĩnh vực khác nhau của đời sống,
hoạt động này còn được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước khác trong phạm vi quản
lý mang tính nội bộ, ngoài ra cá nhân tổ chức cũng tham gia quản lý nhà nước
theo nghĩa hẹp khi được nhà nước trao quyền
Cơ quan nhà nước khác: là những cơ quan nhà
nước ngoài các cơ quan hành chính – quản lý mang tính chất nội bộ
Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp: chỉ thực
hiện quyền hành pháp nên khi nói quản lý nhà nước tức là nói đến quản lý nhà nước
theo nghĩa hẹp
-
Đặc
điểm
Quản
lý nhà nước là một hoạt động vừa mang tính chấp hành vừa mang tính điều hành
nên người ta cũng thường gọi đây là hoạt động chấp hành – điều hành
+
Chấp hành: là việc tuân
thủ các văn bản luật, các văn bản mang
tính chất luật, các văn bản pháp luật của cơ quan dân cử và cơ quan nhà nước cấp
trên
·
Văn bản luật: hiến
pháp; luật
·
Văn bản mang t/c luật:
Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh; nghị quyết của UB TVQH
·
Văn bản QPPL: do các chủ
thể còn lại ban hành như chủ tịch nước, chính phủ,..
+
Điều hành: là tổ chức
thực hiện, chuyển tải các văn bản Luật, văn bản mang tính chất luật, văn bản
pháp luật vào cuộc sống
Note:
Chấp hành là mục đích cần đạt được và điều
hành là phương tiện để đạt được mục đích đó
-
Quản lý nhà nước là hoạt
động mang tính chủ động sáng tạo cao thể hiện ở góc độ trong nhiều trường hợp
chủ thể quản lý có thể áp dụng những cách thức xử sự khác nhau cho những đối tượng
cụ thể trong những trường hợp đặc thù (Ví dụ: hành vi tham gia giao thông bằng
xe mô tô, xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm thì bị phạt từ 100K->200K)
-
Quản lý nhà nước được
thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức làm
việc trong các cơ quan hành chính
-
Quản lý nhà nước mang
tính liên tục không gián đoạn nhằm đảm bảo tính thông suốt trong quản lý
-
Quản lý nhà nước được đảm
bảo về nhân lực và vật lực
II/. Đối tượng điều chỉnh
của luật hành chính
Là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản
lý, căn cứ vào chủ thể tham gia người ta chia đối tượng của Luật hành chính
thành 03 nhóm
1.
Nhóm 1: Những quan hệ
xã hội phát sinh khi các cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý trên
các lĩnh vực khác nhau của đời sống như: kinh tế, VH, Chính trị, XH, An ninh,
QP,.. thoả mãn
-
Chủ thể tham gia bắt buộc
phải có cơ quan hành chính
-
Sự tham gia của cơ quan
hành chính nhằm thực hiện chức năng quản lý
___________________________________________________________
Bài
2: NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I/.
Khái niệm đặc điểm
* Khái niệm:
các nguyên tắc quản lý nhà nước là những tư tưởng chủ đạo mang tính khách quan,
khoa học, đúng đắn tạo nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước
* Đặc điểm:
- Các
nguyên tắc quản lý nhà nước mang tính chính trị sâu sắc vì được thể hiện trong
các văn kiện mang tính chính trị
- Các
nguyên tắc quản lý nhà nước mang tính pháp lý vì được ghi nhận trong các văn bản
pháp luật
- Các
nguyên tắc quản lý nhà nước phải phù hợp với các quy luật khách quan
- Các
nguyên tắc quản lý nhà nước mang tính ổn định nhưng không bất biến
II/.
Các nguyên tắc mang tính chính trị xã hội
Các nguyên tắc chính trị xã hội không phải chỉ áp dụng
cho các cơ quan hành chính mà được áp dụng cho mọi cơ quan nhà nước (05 nguyên
tắc: đảng lãnh đạo; tập chung dân chủ; pháp chế; bình đẳng giữa các dân tộc;
nhân dân tham gia quản lý)
1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
trong hoạt động quản lý
* Cơ sở pháp lý:
Điều 4-Hiến pháp 2013
* Nội dung:
- Đảng
lãnh đạo thông quan các nghị quyết của đảng. trong nghị quyết của đảng đặt ra
các chủ trương, đường lối là cơ sở cho hoạt động quản lý. Nghị quyết của đảng sẽ
được thể chế hoá thành pháp luật và mọi các nhân tổ chức bắt buộc phải tuân
theo pháp luật
- Đảng
lãnh đạo thông qua công tác cán bộ, đảng sẽ cơ cấu, giới thiệu những đảng viên
hoặc những quần chúng nhân dân có đức, có tài vào các chức vụ chủ chốt trong bộ
máy nhà nước
- Đảng
lãnh đạo thông qua kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của đảng đối với các đảng
viên
- Đảng
lãnh đạo thông qua phương pháp giáo dục, thuyết phục, đề cao sự gương mẫu của đảng
viên, ngoài ra đảng cũng áp dụng những biện pháp cưỡng chế là các hình thức kỷ
luật đảng mà hình thức cao nhất là khai
trừ đảng
2. Tập trung dân chủ
* Cơ sở pháp lý:
Điều 8 – Hiến pháp 2013
* Nội dung:
nhà nước thực hiện nguyên tắc tập chung dân chủ
- Tập
trung: thâu tóm quyền lực vào tay của cơ quan nhà nước cấp trên và cơ quan nhà
nước ở trung ương
- Dân
chủ: phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của cơ quan nhà nước cấp dưới và cơ
quan nhà nước ở địa phương
Nguyên
tắc tập chung dân chủ sẽ là điều kiện để loại trừ khả năng chuyên quyền độc
đoán, bao biện làm thay của cơ quan cấp trên, cấp trung ương đồng thời hạn chế
tình trạng tự do vô chính phủ, địa phương cục bộ của cấp dưới, cấp địa phương
+ Tăng cường tính chấp hành của cơ quan hành
chính đối với cơ quan dân cử cùng cấp. cơ quan hành chính được thành lập trên
cơ sở của cơ quan dân cử do đó trong mối quan hệ này cơ quan hành chính phải chấp
hành các văn bản pháp luật của cơ quan dân cử
Ví
dụ: tại kỳ họp thứ 7, QH XII: thảo luận về
dự án đường sắt cao tốc
Theo Chính phủ: tốc độ cao; an toàn; là su
hướng phát triển của thế giới; chiều dài 2000km; tổng mức đầu tư 63 tỷ $; ngân sách có 54 tỷ $; vay ODA phần
còn thiếu; chính phủ kết luận dự án đường sắt cao tốc không thể không làm
Quốc hội: quyết định bỏ phiếu thông qua hay
không thông qua
ð Kết
quả: Không thông qua
+
Cơ quan hành chính cấp
trên và cơ quan hành chính cấp dưới phải thiết lập một trật tự hành chính rõ
rang, theo đó cơ quan hành chính cấp dưới phải tuân theo mệnh lệnh của cơ quan
hành chính cấp trên. Ngược lại cơ quan hành chính cấp trên phải tôn trọng, tạo
điều kiện cho cấp dưới hoạt động một cách có hiệu quả
+
Tăng cường phân cấp quản
lý cho cơ quan nhà nước cấp dưới, trong quản lý nhà nước thì cơ quan hành chính
cấp trên cần chuyển giao nhiều quyền hành pháp cho cơ quan hành chính cấp dưới
+
Tăng cường sự phụ thuộc
hai chiều của cơ quan hành chính ở địa phương theo đó chiều phụ thuộc thứ nhất
là chiều ngang (cơ quan hành chính chấp hành đối với cơ quan dân cử cùng cấp),
thứ hai là theo chiều dọc: cơ quan hành chính cấp dưới chấp hành đối với cơ
quan hành chính cấp trên
3.
Nguyên
tắc pháp chế
* Cơ sở pháp lý: điều
08-Hiến pháp 2013
* Pháp chế là
sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để, thiêng liên từ phía mọi chủ
thể, thể hiện:
-
Trong việc ban hành văn
bản pháp luật:
+
Việc ban hành văn bản
QPPL phải đúng thẩm quyền (thẩm quyền bao gồm quyền và nghĩa vụ)
+
Việc ban hành văn bản
phải đáp ứng yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý
-
Trong việc thực hiện
pháp luật
+
Việc thực hiện pháp luật
phải loại trừ mọi biểu hiện của sự lạm quyền
+
Kiên quyết đấu tranh chống
lại hiện tượng “LÁCH LUẬT”
Lách
luật: là sự tôn trọng pháp luật (tuân thủ pháp luật) một cách tiêu cực,
lách luật không phải là vi phạm pháp luật nhưng tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ tính thống
nhất của pháp luật gây lên những hệ luỵ xấu cho xã hội
+
Phải thực hiện chế độ
thanh tra một cách nghiêm minh để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm
+
Xử lý đúng mức độ, đúng
nội dung pháp luật mọi vi phạm pháp luật
4.
Nguyên
tắc bình đẳng giữa các dân tộc
* Cơ
sở pháp lý: điều 05-Hiến pháp 2013
5.
Nguyên
tắc nhân dân tham gia quản lý
* Cơ
sở pháp lý: điều 28-Hiến pháp 2013
III/.
Các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật
1.
Nguyên
tắc: kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương
* Quản lý theo ngành:
là quản lý đối với các tổ chức hoạt động có cùng cơ cấu, cùng mục đích, cùng sản
phẩm đầu ra. Chức năng quản lý ngành được thực hiện bởi các cơ quan hành chính
có thẩm quyền chuyên môn
* Quản lý địa phương:
là quản lý theo địa giới hành chính cụ thể. Chức năng này được thực hiện bởi cơ
quan hành chính có thẩm quyền chung (UBND)
Sự phân biệt cũng chỉ mang tính tương đối
Trên thực tế cần phải có sự kết hợp giữa
quản lý ngành với quản lý theo địa phương vì bất kỳ một ngành nào cũng được đặt
tại một địa phương cụ thể do đó địa phương sẽ hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất ngược lại ngành sẽ hỗ trợ về khoa học kỹ thuật về công nghệ cho địa phương
phát triển
2.
Nguyên
tắc: kết hợp thủ trưởng với tập thể lãnh đạo
* Thủ trưởng lãnh đạo:
người quyết định cuối cùng thuộc về thủ trưởng, cá nhân khác chỉ tham mưu, giúp
việc cho thủ trưởng
- Ưu
điểm:
+
Nhanh -> kịp thời điều
chỉnh các quan hệ xã hội
+
Cơ chế chịu trách nhiệm
rõ rang
+
Tiết kiệm thời gian,
công sức, tiền bạc
- Nhược
điểm:
+
Dễ lạm quyền -> mất
dân chủ trong nội bộ
+
Phương án được lựa chọn
để điều chỉnh hành vi không phải lúc nào cũng là phương án tốt nhất
+
Không vận dụng được trí
tuệ mang tính chất tập thể
* Tập thể lãnh đạo:
quyền quyết định cuối cùng thuộc về tập thể
- Ưu
điểm:
+
Khó lạm quyền, quyết định
mang tính dân chủ
+
Phương án được lựa chọn
là phương án tốt nhất vì đó là tinh hoa của tập thể
+
Vận dụng được trí tuệ
mang tính tập thể
- Nhược
điểm:
+
Chậm trễ
+
Cơ chế trách nhiệm khó
rõ ràng
+
Tốn nhiều thời gian,
công sức, tiền bạc cho họp hành
ð
Cần kết hợp giữa nguyên
tắc thủ trưởng và nguyên tắc tập thể nhằm huy động được ưu điểm và loại trừ
khuyết điểm của mỗi nguyên tắc
__________________________________________________________________
Bài
3: QUY PHẠM VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
I/.
Quy phạm pháp luật hành chính
1.
Khái
niệm, đặc điểm
* Khái
niệm: quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của QPPL do cơ quan nhà
nước hoặc các chức vụ trong cơ quan nhà nước độc lập hay phối hợp ban hành nhằm
điều chỉnh các QHXH phát sinh trong hoạt động quản lý. QPPLHC được bảo đảm thực
hiện bởi nhà nước
* Đặc
điểm chung
- QPPLHC
là những quy tắc xử sự chung
- QPPLHC
được bảo đảm thực hiện bởi sức mạnh của nhà nước
- QPPLHC
có nội dung chứa đựng hai mặt cho phép và bắt buộc
* Đặc
điểm riêng
- QPPLHC
được ban hành nhằm thực hiện chức năng quản lý
- QPPLHC
do rất nhiều chủ thể ban hành như: QH; UBTVQH; CP; Ttg;…
- QPPLHC
không ổn định thường xuyên thay đổi, thậm chí trồng chéo, mâu thuẫn với nhau
(do các QHXH biến đổi nhanh->Luật phải thay đổi theo)
2.
Cơ
cấu của quy phạp pháp luật hành chính
3.
Hiệu
lực của quy phạm pháp luật hành chính (về thời gian; không gian; đối tượng)
* Thời
gian: thời điểm bắt đầu có hiệu lực và thời điểm kết thúc hiệu lực
- Bắt
đầu:
+
CQTW: sẽ có hiệu lực
khi được quy định trong chính văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày
công bố hoặc ký ban hành. Trừ trường hợp: tình trạng khẩn cấp; thiên tai; dịch
bệnh
+
CQ ở địa phương:
§ Đối
với VBQPPLHC của HĐND; UBND cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày HĐND
thông qua; chủ tịch UBND ký ban hành
§ Đối
với VBQPPLHC của HĐND; UBND cấp huyện có hiệu lực sau 07 ngày kể từ ngày HĐND
thông qua; chủ tịch UBND ký ban hành
§ Đối
với VBQPPLHC của HĐND; UBND cấp huyện có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày HĐND
thông qua; chủ tịch UBND ký ban hành
- Kết
thúc:
+
Văn bản bị thay thế, sửa
đổi, bổ sung bởi một văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+
Văn bản bị bãi bỏ hoặc
bị huỷ bỏ
+
Khi đối tượng nhằm hướng
dẫn thi hành không còn nữa
* Hiệu
lực về không gian: văn bản sẽ có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc hoặc chỉ có hiệu
lực ở địa phương
- Toàn
quốc: là văn bàn do CQNN ở TW ban hành
- Địa
phương: là văn bàn do CQNN ở địa phương ban hành hoặc do CQNN ở TW ban hành
nhưng đã giới hạn phạm vi tác động là ở địa phương
* Hiệu
lực về đối tượng: văn bản có hiệu lực đối với mọi đối tượng; văn bản có hiệu lực
với một; một số đối tượng đặc thù
__________________________________________________________________
Bài
4: CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I/. Khái niệm, đặc điểm , phân loại
* Khái niệm:
các CQHCNN là bộ phận cấu thành bộ máy
NN được tổ chức và hoạt động trên cơ sở quyền lực NN nhằm thực hiện chức năng
quản lý. Người ta thường gọi đây là các cơ quan thực hiện quyền hành pháp
* Đặc điểm chung:
- CQHC
là một pháp nhân công quyền
- CQHC
là một tập thể gồm nhiều người (cán bộ, công chức)
- CQHC
có cơ cấu chặt chẽ thống nhất
- CQHC
mang thẩm quyền do pháp luật quy định
* Đặc điểm riêng
- CQHC
được thành lập nhằm thực hiện chức năng quản lý hay còn gọi là chức năng chấp
hành – điều hành
- CQHC
có mối liên hệ rất mật thiết với cơ quan dân cử (mối liên hệ thành lập, hoạt động)
+
Thành lập: Chính phủ <-> Quốc hội
UBND <-> HĐND
+
Hoạt động: quốc hội là
cơ quan giám sát cao nhất; HĐND là cơ quan giám sát ở địa phương
- CQHC
có một hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc
VD:
Trường ĐH Luật là đơn vị cơ sở trực thuộc bộ giáo dục
- CQHC
có số lượng đông đảo gấp rất nhiều lần các CQNN khác
* Phân loại
- Căn
cứ vào cơ sở pháp lý của việc thành lập, CQHC được phân thành cơ quan hiến định
và cơ quan pháp định
+
Hiến định: CQHC được
thành lập trên cơ sở của hiến pháp như: CP; UBND; Bộ
+
Pháp định: CQHC được
thành lập trên cơ sở các văn bản khác không phải là hiến pháp
- Căn
cứ vào thẩm quyền, các cơ quan hành chính được phân thành CQHC có thẩm quyền chung và CQHC có thẩm quyền
riêng
+
CQHC có thẩm quyền
chung: chính phủ
+
CQHC có thẩm quyền
riêng: bộ; sở
- Căn
cứ vào địa giới hành chính: các cơ quan hành chính được phân thành CQHC ở TW và CQHC ở địa phương
+
CQHC ở trung ương:
chính phủ; bộ
+
CQHC ở địa phương:
UNBD; Sở
II/.
Các cơ quan hành chính ở trung ương
1.
Chính
phủ
a)
Vị
trí, tính chất pháp lý
Vị
trí, tính chất pháp lý được quy định tại Điều 109 HP 1992 (Điều 94 HP 2013) và
tại Điều 1 Luật tổ chức chính phủ
Chính
phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội
* Chính phủ là cơ quan chấp
hành của Quốc hội:
- Chính
phủ do quốc hội thành lập và bãi miễn
+
Thủ tướng chính phủ: là
người do chủ tịch nước giới thiệu; quốc hội bầu và bãi miễn
+
Phó thủ tướng, bộ trưởng,
thủ trưởng các cơ quan ngang bộ do Thủ tướng giới thiệu, quốc hội bầu, chủ tịch
nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm
ð Quốc
hội đóng vai trò quyết định
- Chính
phủ phải triển khai, thi hành: hiến pháp; luật; Nghị quyết của Quốc hội
- Chính
phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội
- Quốc
hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do quốc hội bầu hoặc phê
duyệt
- Quốc
hội có quyền bãi bỏ các văn bản của chính phủ nếu các văn bản này trái với hiến
pháp, luật, nghị quyết do quốc hội ban hành
* Chính phủ là cơ quan
hành chính cao nhất thực hiện quyền hành
pháp
- Chính
phủ đứng đầu và thống nhất quản lý các CQHC từ TW đến địa phương
- Chính
phủ thống nhất quản lý các nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên:
đất đai; sông; hồ; rừng; núi; nguồn nước; …
- Chính
phủ quản lý các mặt khác nhau của đời sống: kinh tế; văn hóa; chính trị; xã hội;
an ninh; quốc phòng
- Chính
phủ có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân cả nước
b)
Nguyên
tắc hoạt động
Chính
phủ hoạt động theo nguyên tắc kết hợp tập thể lãnh đạo với nguyên tắc thủ trưởng
đề cao vai trò lãnh ðạo của Thủ tướng
c)
Cơ
cấu chính phủ (cơ cấu tổ chức và cơ cấu thành
viên)
* Cơ
cấu tổ chức: bộ và cơ quan ngang Bộ
* Cơ
cấu thành viên: thủ tướng; phó thủ tưởng; bộ trưởng; thủ trưởng cơ quan ngang bộ
d)
Hình
thức hoạt động
* Tập thể chính phủ:
- Hình
thức hoạt động quan trọng nhất là phiên họp của chính phủ; chính phủ họp định kỳ
mỗi tháng một lần ngoài ra còn có các phiên họp bất thường theo yêu cầu của Thủ
tướng hoặc 1/3 tổng số thành viên chính phủ. Phiên họp được diễn ra và có giá
trị pháp lý khi có 2/3 tổng số thành viên chính phủ tham gia
- Nội
dung: thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số những công việc quan trọng thuộc
thẩm quyền của chính phủ. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định
theo sự biểu quyết của Thủ tướng chính phủ (Điều 35 Luật tổ chức chính phủ
2011)
- Thành
viên chính phủ gồm: 01 Thủ tướng; 05 phó thủ tướng; 18 bộ trưởng; 04 thủ trưởng
cơ quan ngang bộ (Điều 19 Luật tổ chức chính phủ 2011)
- Thẩm
quyền ban hành văn bản: tập thể chính phủ có quyền ban hành 02 loại văn bản là
nghị quyết và nghị định trong đó nghị định được xem là VBQPPL
* Hình thức hoạt động của
thủ tướng chính phủ: lãnh đạo công tác của
chính phủ và có những quyền hạn được quy định tại điều 98-HP
- Thủ
tướng chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp tỉnh do
HĐND cấp tỉnh bầu
- Thủ
tướng chính phủ đình chỉ và bãi bỏ các văn bản sai trái của bộ trưởng; thủ trưởng
cơ quan ngang bộ; UBND cấp tỉnh; chủ tịch UBND cấp tỉnh; có quyền đình chỉ nghị
quyết trái pháp luật của HĐND cấp tỉnh đồng thời đề nghị UBTVQH bãi bỏ
- Trong
những trường hợp cần thiết, mang tính cấp bách, Thủ tướng chính phủ chỉ đạo trực
tiếp giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, chủ tịch UBND tỉnh
e)
Cơ
chế chịu trách nhiệm
Chính
phủ và thủ tướng chính phủ phải chịu trách nhiệm trước quốc hội, phó thủ tướng
và các thành viên khác trong chính phủ
phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chính phủ
2.
Bộ,
cơ quan ngang bộ
a)
Vị
trí (Điều 2 nghị định 36/2012/NĐ-CP)
Là
cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi
cả nước, quản lý đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ
trách
|
Số TT
|
Tên
cơ quan
|
Chức
danh đứng đầu
|
I
|
Các bộ (18 bộ)
|
|
01
|
Bộ
quốc Phòng
|
Bộ trưởng
|
02
|
Bộ
Công An
|
Bộ
trưởng
|
03
|
Bộ
xây dựng
|
Bộ
trưởng
|
04
|
Bộ
Lđ & TB XH
|
Bộ
trưởng
|
05
|
Bộ
Nội Vụ
|
Bộ
trưởng
|
06
|
Bộ
Ngoại Giao
|
Bộ
trưởng
|
07
|
Bộ
Giáo Dục
|
Bộ
trưởng
|
08
|
Bộ
KH-CN
|
Bộ
trưởng
|
09
|
Bộ
Công Thương
|
Bộ
trưởng
|
10
|
Bộ
Tài Chính
|
Bộ
trưởng
|
11
|
Bộ
Y Tế
|
Bộ
trưởng
|
12
|
Bộ
Giao Thông
|
Bộ
trưởng
|
13
|
|
Bộ
trưởng
|
14
|
|
Bộ
trưởng
|
15
|
|
Bộ
trưởng
|
16
|
|
Bộ
trưởng
|
17
|
|
Bộ
trưởng
|
18
|
|
Bộ
trưởng
|
b)
Nguyên
tắc hoạt động
Bộ
hoạt động theo nguyên tắc thủ trưởng đề cao trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng
cơ quan ngang bộ. Những thành viên khác
trong bộ chỉ tham mưu giúp việc cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
c)
Cơ
cấu tổ chức: Điều 15 NĐ36/2012/NĐ-CP
d)
Thẩm
quyền của bộ trưởng
Bộ
trưởng được ban hành 03 loại văn bản pháp luật là: quyết định; chỉ thị và thông
tư. Trong đó thông tư được xem là VBQPPL
e)
Cơ
chế trách nhiệm
- Với
vai trò là thành viên của chính phủ, bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân trước
thủ tướng chính phủ
- Với
vai trò người đứng đầu quản lý ngành, lĩnh vực bộ trưởng chịu trách nhiệm trước
quốc hội
III/.
Cơ quan hành chính ở địa phương
1.
Ủy
ban nhân dân
a) Vị trí, tính chất pháp
lý: quy định tại điều 114 HP 2013 và điều
02 Luật tổ chức HDDND và UBND 2003
UBND
do HĐND bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính ở địa phương
* UBND
do HĐND bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND
- UBND
được thành lập trên cơ sở của HĐND
- UBND
phải triển khai, thi hành các nghị quyết của HĐND
- UBND
phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND
- HĐND
bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của UBND
* UBND
là cơ quan hành chính ở địa phương
- UBND
thực hiện chức năng quản lý đối với các lĩnh vực khác nhau ở địa phương nhằm giữ
vững an ninh trật tự, an toàn xã hội
- UBND
thực hiện việc quản lý nhà nước ở địa phương trong những trường hợp mang tính bất
thường
- UBND
có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở địa phương
b) Nguyên tắc hoạt động:
kết hợp hai nguyên tắc tập thể lãnh đạo và nguyên tắc thủ trưởng
c) Cơ cấu:
gồm có: chủ tịch; phó chủ tịch và các ủy viên
- Chủ
tịch UBND do HĐND cung cấp và bầu trong số các đại biểu của HĐND
- Phó
Chủ tịch UBND và các ủy viên do HĐND cung cấp và bầu
ð Chủ
tịch UBND phải là đại biểu HĐND cùng cấp. Trong nhiệm kỳ nếu bị khuyết chủ tịch
UBND thì HĐND sẽ bầu chủ tịch UBND mới, người được bầu mới này không nhất thiết
phải là đại biểu HĐND cùng cấp (Điều 119-Luật tổ chức HĐND và UBND 2003)
d)
Hình
thức hoạt động và thẩm quyền
* Tập
thể UBND: phiên họp UBND – thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số những vấn đề
thuộc thẩm quyền của UBND (Điều 124-Luật tổ chức HĐND và UBND 2003)
* Chủ
tịch UBND (Điều 127-Luật tổ chức HĐND và UBND 2003)
- Phê
chuẩn kết quả bầu thành viên UBND cấp dưới trực tiếp
- Chủ
tịch UBND có quyền đình chỉ và bãi bỏ các văn bản sai trái của các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND, của UBND cấp dưới, của chủ tịch UBND cấp dưới, có quyền
đình chỉ nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp dưới đồng thời đề nghị HĐND
cùng cấp bãi bỏ nghị quyết đó
- Chủ
tịch UBND có quyền điều động, cách chức chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp
* Quyền ban hành văn bản:
UBND được quyền ban hành 02 loại văn bản
pháp luật: quyết định và chỉ thị và theo pháp luật hiện hành quyết định và chỉ
thị được xem là VBQPPL khi nó do tập thể UBND ban hành
e)
Cơ
chế chịu trách nhiệm
UBND
và chủ tịch UBND chịu trách nhiệm trước HDND và cơ quan nhà nước cấp trên, các
thành viên khác chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND
2.
Các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND
( xem SGK )
__________________________________________________________________
Bài
5: CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
I/.
Hoạt động công vụ
1.
Khái
niệm, đặc điểm
* Khái
niệm: công vụ ở Việt Nam là hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức nhằm thực hiện
những chức năng, nhiệm vụ tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị xã hội đó còn là việc cung cấp các dịch vụ công tại các đơn vị sự
nghiệp công lập của nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội
* Đặc điểm
- Hoạt
động công vụ được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ công chức và trong một phạm vi
nhất định được thực hiện bởi đội ngũ viên chức
- Hoạt
động công vụ mang tính chất chuyên nghiệp
- Hoạt
động công vụ mang tính chất phục vụ nên không đặt yếu tố lợi nhuận lên hàng đầu.
Ví
dụ:
A à UBND ( khai sinh cho con ): nhiều địa phương không
lấy phí.
Học phí ĐH công lập thấp hơn so với ĐH dân lập.
- Hoạt
động công vụ là một loại lao động mang tính chất trí óc
2.
Nguyên
tắc hoạt động công vụ
- Hoạt
động công vụ được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất và toàn diện của đảng cộng sản
Việt Nam
- Hoạt
động công vụ mang tính công khai và minh bạch (công khai: tức là mọi chủ thể đều
có thể tiếp cận được, và minh bạch: phải rõ rang; cụ thể; dễ hiểu)
- Trong
hoạt động công vụ phải tuyệt đối tuân thủ hiến pháp và pháp luật
- Trong
hoạt độngc công vụ phải đảm bảo thứ bậc hành chính và sự kết hợp
- Trong
hoạt động công vụ phải đảm bảo tính công bằng, đảm bảo sự bình đẳng giữa các
dân tộc, giữa các giới
II/.
Khái niệm và quy chế pháp lý của cán bộ công chức, viên chức
1.
Các
khái niệm
* Cán bộ
- Khái
niệm:
Cán
bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm vào một chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ, làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức đảng, tổ chức
chính trị xã hội ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện
- Đặc
điểm:
+
Do bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm
+
Làm việc theo nhiệm kỳ
+
Không phân chia thành
các ngạch
+
Nợi làm việc: trong các
cơ quan nhà nước, tổ chức đảng, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh,
cấp huyện
* Công chức
- Khái
niệm:
Là
công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một chức danh chuyên môn hoạt động
mang tính chất thường xuyên, được xếp vào ngạch, làm việc trong các cơ quan nhà
nước, trong tổ chức đảng, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện
Ngạch: phân theo nhiệm vụ; chức năng; trình độ
chuyên môn: chuyên viên cao cấp; chuyên viên chính; cán sự;…
- Đặc
điểm:
+
Công chức do tuyển dụng,
bổ nhiệm
+
Làm việc mang tính chất
thường xuyên, lâu dài
+
Các công chức được phân
chia theo các ngạch
+
Làm việc ở các cơ quan
nhà nước, trong tổ chức đảng, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh,
cấp huyện
* Cán bộ xã
- Khái
niệm:
Là
công dân Việt Nam được bầu cử để giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong thường
trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó bí thư, người đứng đầu các tổ chức chính trị xã hội
- Các
chức vụ, chức danh cán bộ xã
+
Bí thư, Phó bí thư
+
Chủ tịch, Phó chủ tịch
HĐND
+
Chủ tịch, Phó chủ tịch
UBND
+
Chức danh đứng đầu các
tổ chức chính trị-xã hội
- Các
tổ chức chính trị - xã hội
+
Mặt trận tổ quốc
+
Hội nông dân
+
Hội phụ nữ
+
Hội cựu chiến binh
+
Đoàn TNCSHCM
* Công chức xã
- Là
công dân Việt Nam được tuyển dụng vào một chức danh thuộc UBND cấp xã
+
Trưởng công an
+
Chỉ huy trưởng quân sự
+
Công chức văn phòng thống
kê
+
Công chức tư pháp hộ tịch
+
Tài chính kế toán
+
Đất đai – xây dựng – địa
chính
+
Văn hoá – xã hội
* Viên chức
- Khái
niệm: là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo
chế độ hợp đồng lao động tại các đơn vị sự nghiệp công lập, hưởng lương từ quỹ
tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đặc
điểm:
+
Được tuyển dụng theo vị
trí việc làm
+
Làm việc theo chế độ hợp
đồng lao động
+
Nơi làm việc: trong các
đơn vị sự nghiệp công lập
+
Quỹ lương: từ ngân sách
nhà nước và nguồn thu sự nghiệp
Note:
người lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp công lập là công chức
2.
Quyền,
nghĩa vụ, những việc không được làm của cán bộ, công chức, viên chức
* Nghĩa vụ:
+
Đối với cán bộ, công chức:
điều 8, 9, 10 Luật cán bộ công chức 2008
+
Đối với viên chức: điều
16, 17, 18 Luật viên chức 2010
* Quyền
+
Đối với cán bộ, công chức:
điều 11-14 Luật cán bộ công chức 2008
+
Đối với viên chức: điều
12-15 Luật viên chức 2010
* Những việc không được
làm
+
Đối với cán bộ, công chức:
điều 18-20 Luật cán bộ công chức 2008
+
Đối với viên chức: điều
19 Luật viên chức 2010
+
Và những quy định khác:
luật phòng chống tham nhũng
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
không được bố trí cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột vào các chức vụ quản
lý về nhân sự, thủ kho, thủ quỹ, tài chính, kế toán của cơ quan đơn vị hoặc để
cho những người này đứng ra giao kết hợp đồng mua bán vật tư, hàng hoá cho cơ
qua, đơn vị.
Ví
dụ:
A – Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh H
-
Đ1 : Để vợ làm chủ và
bán căn tin bệnh viện
-
Đ2 : Bố trí em đồng hao
làm việc phòng Tài chính - Hành chính
-
Đ3 : Bố trí con trai
vào làm việc tại P.Kế hoạch - Tài chính
-
Đ4 : Giao nhiệm vụ con
gái bán thức ăn cho ekip bác sĩ.
3.
Chế
độ bầu cử, tuyển dụng
* Cán bộ:
quy chế bầu được quy định tại điều 23; 24 Luật cán bộ công chức 2008
* Công chức:
quy chế tuyển dụng được quy định điều 35-39 Luật cán bộ công chức 2008 ( thi tuyển và xét tuyển. Trong đó thi tuyển
được áp dụng rộng rãi, phổ biến hơn vì nó thể hiện được sự công khai và minh bạch)
* Viên chức:
quy chế tuyển dụng được quy định điều 20-24 Luật viên chức 2010
4.
Hoạt
động của cán bộ, công chức, viên chức
a.
Điều
động: được áp dụng đối với cán bộ và công chức,
đó là việc chuyển cán bộ, công chức từ biên chế của cơ quan này sang biên chế của
cơ quan khác (Điều 26; 50-Luật CB-CC 2008)
b.
Luân
chuyển: được áp dụng đối với đối tượng là cán bộ
và công chức. Đó là việc cán bộ, công chức được bổ nhiệm giữ một chức vụ quản
lý, lãnh đạo khác để đáp ứng nhu cầu tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo, rèn luyện (Điều
26; 52 Luật CB-CC 2008)
c.
Biệt
phái: được áp dụng đối với công chức và viên
chức. đó là việc chuyển công chức, viên chức sang làm việc tại một cơ quan, đơn
vị khác theo yêu cầu của công việc trọng một khoảng thời gian nhất định (Điều
53 Luật CB-CC 2008; Điều 36 Luật viên chức 2010)
* Phân
biệt:
Điều
Động Biệt
phái
- Đối tượng: Cán bộ, Công chức Công chức, Viên chức
- Biên chế
: Cơ quan đơn vị mới Cơ quan đơn vị cũ
- Thời gian
: Không có Khoảng
3 năm
5.
Những
trường hợp chấm dứt hoạt động công vụ
* Cán
bộ, công chức, viên chức vào độ tuổi hưu trí
* Tự
nguyện xin thôi làm nhiệm vụ
* Bị
áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc (chỉ áp dụng đối với công chức và viên
chức)
* Bị
toà án tuyên hình phạt tù mà không cho hưởng án treo (tù giam) -> Đương
nhiên gánh chịu hình thức kỷ luật buộc thôi việc
* Đối
tượng qua đời
III/.
Trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức
1.
Khái
niệm, đặc điểm
* Khái niệm:
Trách
nhiệm kỷ luật là hậu quả pháp lý bất lợi được áp dụng đối với cán bộ, công chức,
viên chức vì có hành vi vi phạm kỷ luật và theo quy định phải bị kỷ luật.
* Đặc điểm: (5
đặc điểm)
- Cơ
sở để truy cứu trách nhiệm kỷ luật là phải có hành vi vi phạm kỷ luật
- Trách
nhiệm kỷ luật được áp dụng đối với đối tượng đặc biệt là cán bộ, công chức,
viên chức
- Giữa
người có thẩm quyền xử lý kỷ luật và người bị xử lý kỷ luật có mối liên hệ nội
bộ với nhau về công việc, tổ chức, nhân sự
Ví
dụ:
Viên chức trường ĐH A hành vi vi phạm kỷ luật không làm tròn nhiệm vụ và
công tác giảng dạy
àNgười xử lý kỷ luật là Hiệu Trưởng
àTrách
nhiệm kỷ luật viên chức vi phạm giao thông à
trách nhiệm hành chính.
-
Trách nhiệm kỷ luật có
thể áp dụng đồng thời với các loại trách nhiệm pháp lý khác.
Ví
dụ: A
(công chức) đánh hàng xóm__Hình sự ? or Hành chính ?
-
Thương tích trên
11% à
truy cứu Hình sự
-
Thương tích dưới 11% à
truy cứu Hành Chính
Không tồn tại cả hai hình thức Hình sự và Hành
chính
B ( ăn cắp vặt ) : ĐTDĐ
- Trên
2 triệu : Hình sự
- Dưới
2 triệu : Hành chính
Không
tồn tại cả hai hình thức Hình sự và Hành chính
·Công
chức VP Giao thông à chết người à
hình sự à tòa tuyên 7 năm tù à
Hình sự
è Về cơ quan : chịu trách nhiêm kỷ luật à
buộc thôi việc
- Trách
nhiệm kỷ luật được giải quyết theo thủ tục hành chính.
2.
Các
hình thức kỷ luật
Cán
bộ
|
Công chức (NĐ34/2011)
|
Viên
chức
|
- Khiển
trách
- Cảnh
cáo
- Cách
chức
- Bãi
nhiệm
|
- Khiển
trách
- Cảnh
cáo
- Hạ
bậc lương
- Giáng
chức
- Cách
chức
- Buộc
thôi việc
|
- Khiển
trách
- Cảnh
cáo
- Cách
chức
- Buộc
thôi việc
|
3.
Các
nguyên tắc xem xét trách nhiệm kỷ luật
- Việc
xem xét trách nhiệm kỷ luật phải thành lập hội đồng kỷ luật trừ trường hợp công
chức, viên chức bị toà án tuyên hình phạt tù giam
- Công
chức, viên chức có nhiều hành vi vi phạm thì sẽ bị kỷ luật từng hành vi và tổng
hợp lại phải gánh chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hành vi vi phạm
có hình thức kỷ luật nặng nhất (ngoại trừ trường hợp hành vi vi phạm có hình thức
kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc)
Ví
dụ: A (Viên chức) khiển trách à
Hạ bậc lương
cảnh
cáo
- Không
được xúc phạm danh dự, nhân phẩm và không được áp dụng hình thức phạt tiền hay
các hình thức xử phạt hành chính để thay thế cho hình thức kỷ luật
- Khi
có sự khác nhau về ý kiến giữa người đứng đầu và hội đồng kỷ luật thì sẽ quyết
định theo người đứng đầu và người đứng đầu chịu trách nhiệm đối với quyết định
của mình.
4.
Các
trường hợp hoãn xem xét trách nhiệm kỷ luật
- Công
chức, viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng đã được người đứng đầu cơ
quan, đơn vị đồng ý
- Công
chức, viên chức đang điều trị tại các cơ sở y tế có thẩm quyền (bệnh viện đa
khoa, chuyên khoa cấp huyện trở lên)
- Công
chức, viên chức đang bị tạm giữ, tạm giam để chờ quyết định cuối cùng của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
- Công
chức, viên chức nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5.
Các
trường hợp miễn xem xét trách nhiệm kỷ luật
* Phải
chấp hành mệnh lệnh trái pháp luật của cấp trên nhưng đã có cách xử sự đúng
theo quy định của pháp luật (khoản 5 điều số 9 Luật CB-CC -> Quy tắc 3 văn bản)
* Được
cơ quan có thẩm quyền xác nhận là mất năng lực hành vi khi thi hành nhiệm vụ
(Toà án-Điều 22 Luật dân sự)
* Được
cấp có thẩm quyền xác định là bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Các
trường hợp được xem là bất khả kháng:
- Sự kiện bất ngờ:
người gây thiệt hại trong sự kiện bất ngờ là người không biết và pháp luật cũng
không buộc người này phải biết hành vi của họ sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Nếu
được xác định là sự kiện bất ngờ thì hành vi của người gây thiệt hại không phải
là hành vi vi phạm do đó không phải chịu trách nhiệm
+
Người đó là người không
biết
+
Pháp luật không buộc
người đó phải biết
- Phòng vệ chính đáng:
là hành vi của người vì muốn bảo vệ lợi ích của chính bản than mình hay của người khác mà chống trả lại một
cách cần thiết người đang xâm phạm các lợi ích nói trên
+
Có lợi ích cần được bảo
về
+
Chống trả lại một cách
cần thiết
+
Chống trả vào đối tượng
xâm phạm lợi ích
- Tình thế cấp thiết:
là tình thế của người vì muốn bảo vệ lợi ích của bản thân mình hay của người
khác mà không còn cách nào khác là phải gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại
cần ngăn ngừa
03 điều kiện để được công nhận là tình thế
cấp thiết
+
Có lợi ích cần bảo vệ
+
Việc gây ra thiệt hại
là lựa chọn cuối cùng
+
Thiệt hại gây ra phải
nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
VD:
năm 2007 voi ở Đaklak phá hoại mùa màng của dân tại khu vực A, để tránh tác động
vào đàn voi, chính phủ đã hỗ trợ người dân di dời khỏi vùng A đến vùng B. sau đó voi lại tiếp tục đến phá hoại
tại vùng B, chính phủ lại hỗ trợ dân di chuyển đến vùng C. Voi lại tiếp tục phá
hoại vùng C, sau khi sử dụng nhiều biện pháp để xua đuổi voi nhưng không có kết
quả, voi vấn tàn phá hoa màu và đập chết người. vì vậy chính phủ đã cho phép bắn
vào đàn voi nhưng hạn chế bắn chết nếu không thật sự cần thiết.
IV/.
Trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức, viên chức
1.
Khái
niệm, đặc điểm
* Khái niệm:
- Trách nhiệm vật chất là việc cán bộ, công chức,
viên chức phải bồi thường, hoàn trả một số tiền cho cơ quan nhà nước, đơn vị vì
đã có hành vi gây mất mát, hư hỏng, thiệt hại tài sản của cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân
-
Bồi thường: trách nhiệm bồi thường là việc cán bộ, công chức, viên chức
trả lại một số tiền cho cơ quan, đơn vị, vì đã có hành vi gây thiệt hại, mất
mát, hư hỏng tài sản của chính cơ quan, đơn vị
- Hoàn trả: là việc cán bộ, công chức, viên chức
trả lại một số tiền cho cơ quan, đơn vị vì đã có hành vi gây thiệt hại, mất
mát, hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức khi thi hành nhiệm vụ mà trước đó cơ
quan đơn vị đã đứng ra bồi thường.
* Đặc điểm: (4
đặc điểm)
- Cơ
sở trách nhiệm vật chất là phải có hành vi gây mất mát, thiệt hại, hư hỏng cho tài sản của cơ
quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức
- Chủ
thể phải bồi thường hoàn trả là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi gây thiệt
hại còn chủ thể được bồi thường hoàn trả là cơ quan, đơn vị
- Giữa
người phải bồi thường, hoàn trả và chủ thể được bồi thường, hoàn trả có mối
liên hệ với nhau về mặt công việc, tổ chức
- Trách
nhiệm vật chất sẽ được giải quyết theo thủ tục hành chính
2.
Nguyên
tắc xem xét trách nhiệm vật chất
* Việc
xem xét trách nhiệm vật chất phải căn cứ vào hành vi, yếu tố, tính chất, mức độ
tài sản bị thiệt hại để từ đó xác định chính xác mức và phương thức bồi thường
hoàn trả
Ví dụ: NĐ 27/2002 ( viên chức)
-
Viên chức gây thiệt hại
à
lỗi cố ý à bồi thường toàn bộ.
-
à lỗi vô ý à
xem xét và bồi thường 1 phần.
* Việc
xem xét trách nhiệm vật chất phải thành lập hội đồng trừ trường hợp sau khi gây
thiệt hại người gây thiệt hại có đơn xin tự nguyện bồi thường và được người có
thẩm quyền chấp thuận
* Trách
nhiệm vật chất có thể áp dụng đồng thời với các loại trách nhiệm pháp lý khác
* Người
gây thiệt hại phải bồi thường, hoàn trả cho cơ quan, đơn vị trong trường hợp
không đủ tiền thì cho phép trừ vào lương hàng tháng nhưng tối đa không quá 20%
* Khi
xem xét trách nhiệm vật chất, có sự khác nhau giữa hội đồng và người đứng đầu
thì sẽ quyết định theo người đứng đầu.
3.
Thẩm
quyền xem xét: Điều 36 nghị định 27/2012/NĐ-CP
__________________________________________________________________
Bài
7 QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1.
Khái
niệm, đặc điểm, phân loại
* Khái
niệm: quyết định quản lý nhà nước là một dạng quyết định pháp luật do chủ thể
có thẩm quyền ban hành trong hoạt động quản lý nhà nước theo thủ tục do pháp luật
quy định nhằm đặt ra những chủ trương chung, đặt ra những quy tắc xử sự chung
hoặc vận dụng các quy tắc xử sự chung để giải quyết những trường hợp cụ thể
* Đặc điểm chung
- Quyết
định quản lý nhà nước mang tính quyền lực của nhà nướcà
được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước: giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế
- Quyết
định quản lý nhà nước mang tính pháp lý:
có khả năng làm phát sinh; thay đổi; chấm
dứt quan hệ pháp luật nói chung
àQuyết
định về quản lý nhà nước rất khác biệt so với những văn bản hành chính thông
thường như công văn, thông báo, báo cáo,
tờ trình
- Quyết
định quản lý nhà nước phải do chủ thể có thẩm quyền ban hành
- Quyết
định quản lý nhà nước phải được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định
* Đặc điểm riêng
- Quyết
định quản lý nhà nước được ban hành nhằm thực hiện chức năng quản lý
- Quyết
định quản lý nhà nước được ban hành thể hiện ý chí của chủ thể ban hành quyết định
đó
- Quyết
định quản lý nhà nước ít nhiều thể hiện lợi ích của chủ thể ban hành
Ví
dụ: QĐ
02/2007/QĐ-BYT quy định “ Hút thuốc lá gây ung thư phổi”
NĐ
119/2007/NĐ-CP lại QĐ “ Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi”
- Quyết
định quản lý nhà nước mang tính dưới luật, được ban hành và nhằm hướng dẫn thi
hành cho luật
- Quyết
định quản lý nhà nước có thể có nhiều tên gọi khác nhau như: nghị định; thông
tư; quyết định;thị;…
* Phân loại:
- Căn
cứ vào hình thức thể hiện: à
quyết định quản lý nhà nước bằng văn bản và quyết định quản lý nhà nước bằng dạng
khác: đèn hiệu; còi hiệu; hành vi
- Căn
cứ vào nội dung; tính chất à
quyết định quản lý nhà nước được chia thành 3 loại
+
Quyết định nhà nước
mang tính chủ đạo: đặt ra các chủ trương lớn
+
Quyết định quản lý nhà
nước mang tính quy phạm: đặt ra quy tắc xử sự chung
+
Mang tính cá biệt: vận
dụng quy tắc xử sự chung vào sự vụ cụ thể
2.
Quy
trình ban hành một quyết định quản lý
nhà nước (
gồm 5 giai đoạn)
3.
Tính
hợp pháp và tính hợp lý của một quyết định quản lý nhà nước
Hợp
pháp: đúng quy định của pháp luật
Hợp
lý: đúng với lẽ phải phù hợp với quy luật khách quan của sự vật hiện tượng.
* Khái niệm tính hợp pháp
của một quyết định quản lý nhà nước:
Là
những yêu cầu đối với việc ban hành một quyết định quản lý theo đó, quyết định
quản lý đó phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng nội dung, đúng hình thức,
thủ tục trong phạm vi do pháp luật quy định cho chủ thể ban hành
ð Yêu
cầu:
- Quyết
định quản lý nhà nước phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của chủ thể
ban hành. Điều đó có nghĩa khi ban hành quyết định quản lý chủ thể phải nhận thức
được quyền và những nghĩa vụ mà mình phải tuân theo (VD điều 7 quyết định
34/2013/QĐ-UB của UBND tỉnh Bình Dương đã sai thẩm quyền khi quy định cho phép
trang bị công cụ hỗ trợ. Đây thuộc thẩm quyền của Bộ Công An)
- Quyết
định quản lý nhà nước phải phù hợp với nội dung, mục đích của hiến pháp, luật,
các văn bản cấp trên (VD điều 63 nghị định 84/2007/NĐ-CP vi phạm về quy định thời
hiệu khiếu nại so với Luật khiếu nại tố cáo)
- Quyết
định quản lý nhà nước được ban hành phải
đảm bảo sự hài hoà về lợi ích giữa các chủ thể, phải có sự kết hợp hài hoà giữa
lợi ích nhà nước, lợi ích của cá nhân và lợi ích của tổ chức (VD QĐ
33/2008/QĐ-BYT)
- Quyết
định quản lý nhà nước được ban hành phải có hình thức đúng quy định pháp luật,
tuyệt đối không được dùng những văn bản hành chính như: thông báo; công văn để
thay thế cho một quyết định quản lý nhà nước vì những văn bản này không mang
tính pháp lý, không làm phát sình quyền và nghĩa vụ của đối tượng chịu sự tác động.
* Khái niệm tính hợp lý của
một quyết định quản lý nhà nước:
Là
phản ánh được lựa chọn để điều chỉnh hành vi phải là phương án tốt nhất, thể hiện
được lợi ích không chỉ về mặt chính trị, mà còn phải thể hiện được lợi ích về mặt
kinh tế, văn hoá, xã hội. Quyết định đó phải tạo được sự đồng thuận từ phía mọi
người
ð Yêu
cầu:
- Quyết
định quản lý nhà nước được ban hành phải có văn phong, ngôn từ rõ rang, cụ thể,
không được sử dụng từ đa nghĩa, câu văn có nhiều cách hiều khác nhau, tuyệt đối
không dùng từ địa phương, tiếng nóng
- Quyết
định nhà nước phải được ban hành kịp thời, đúng lúc, nhằm điều chỉnh một cách
có hiệu quả những quan hệ xã hội đã phát sinh
- Quyết
định quản lý nhà nước phải thể hiện được tính nhân đạo, văn minh
- Quyết
định quản lý nhà nước phải hướng tới những đối tượng cụ thể có sự phân hoá rõ rệt,
các giải pháp đưa ra phải phù hợp với mục đích cần đạt được
Bài 8: CƯỠNG CHẾ HÀNH
CHÍNH
I/. Khái niệm đặc điểm
* Khái
niệm: cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp theo luật hành chính tác động
lên tâm lý, hành vi của cá nhân, tổ chức buộc những chủ thể này phải thực hiện những hành vi nhất định nhằm mục đích phòng
ngừa, ngăn chặn vi phạm hành chính đảm bảo tính pháp chê trong hoạt động quản
lý
* Đặc
điểm
- Cưỡng
chế hành chính mang tính quyền lực nhà nước
- Cưỡng
chế hành chính được tiến hành bởi chủ thể có thẩm quyền
- Cưỡng
chế hành chính không chỉ được áp dụng khi có vi phạm xảy ra mà còn được áp dụng
ngay cả khi không có vi phạm xảy ra
- Giữa
người có thẩm quyền cưỡng chế hành chính và người bị cưỡng chế hành chính không
có mối liên hệ với nhau về mặt nội bộ, tổ chức
- Cưỡng
chế hành chính nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn thay xử phạt hành chính để giữ gìn pháp chế trong hoạt động quản lý.
II/. Các biện pháp cưỡng
chế hành chính
1.
Các
biện pháp phòng ngừa hành chính được áp dụng nhằm mục đích phòng ngừa các vi phạm
có nguy cơ xảy ra trên thực tế, bao gồm các biện pháp
* Kiểm
tra các loại hồ sơ, giấy tờ, hoá đơn chứng từ
* Kiểm
tra các loại giấy tờ tuỳ thân: CMND; hộ
chiếu
* Trưng
mua, trưng dụng tài sản của cá nhân tổ chức trong những trường hợp cần thiết
như: liên quan đến an ninh; quốc phòng; lợi ích công cộng (Luật trưng mua,
trưng dụng 2008)
2.
Các
biện pháp ngăn chặn hành chính được áp dụng nhằm mục đích dập tắt ngay các vi
phạm đang xảy ra
* Tạm
giữ người: được áp dụng nhằm mục đích ngăn chặn hành vi gây rối trật tự công cộng,
gây thương tích cho cá nhân
* Tạm
giữ tang vật, phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính (2)
* Tạm
giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề (3)
ð (2),
(3) nhằm mục đích
- Làm
căn cứ cho việc ra quyết định xử phạt vì nếu không áp dụng thì nguy cơ tẩu tán
là rất cao
- Ngăn
chặn tức thời hành vi vi phạm nhằm đảm bảo cho việc xử phạt
* Khám
người: được áp dụng khi có căn cứ cho rằng người đó đang cất giấu đồ vật, tài
liệu, phương tiện vi phạm
* Khám
nơi cất giấu tang vật, phương tiện (5)
* Khám
phương tiện đồ vật (6)
ð (5),
(6) nhằm mục đích: được áp dụng khi có căn cứ cho rằng tại nơi đó, trong phương
tiện đó đang cất giấu đồ vật, phương tiện liên quan đến vi phạp.
3.
Các
biện pháp sử lý hành chính (trách nhiệm hành chính)
|
Trách nhiệm hành chính chỉ áp dụng đối với
cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính. Đó là việc áp dụng các hình thức phạt
chính và các hình thức phạt bổ sung gồm:
* Cảnh
cáo (1)
* Phạt
tiền (2)
* Tước
quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn (3)
* Tịch
thu tang vật phương tiện dùng để vi phạm hành chính (4)
* Trục
xuất (5)
Lưu
ý:
(1), (2): Luôn được áp dụng với hình thức
phạt chính
(3, (4), (5): áp dụng với hình thức phạt
chính hoặc hình thức phạt bổ sung
Phần này sẽ nghiên cứu kỹ hơn trong bài 10.
4.
Các
biện pháp hành chính
* Giáo
dục tại xã, phường, thị trấn: được áp dụng nhằm mục đích giáo dục người có hành
vi vi phạm ngay tại địa phương nơi cu trú. Khi áp dụng biện pháp này không cách
ly người vi phạm khỏi nơi cu trú
- Đối
tượng: Điều 90 luật xử lý vi phạm hành chính
- Thẩm
quyền: chủ tịch UBND cấp xã
- Thời
gian áp dụng: từ 03 tháng tới 06 tháng
* Đưa
vào trường giáo dưỡng: nhằm mục đích giáo dục, dạy học tại các trường giáo dưỡng
- Đối
tượng: Điều 92 luật xử lý vi phạm hành chính
- Thẩm
quyền: Toà án nhân dân cấp huyện (trước khi luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu
lực ngày 01/07/2013 thì thẩm quyền xử lý thuộc chủ tịch UBND cấp huyện)
- Thời
gian áp dụng: từ 06 tháng tới 24 tháng tuỳ vào hành vi
* Đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc: nhằm mục đích giáo dục; dạy nghề tại các cơ sở
giáo dục bắt buộc
- Đối
tượng: Điều 94 luật xử lý vi phạm hành chính
- Thẩm
quyền: Toà án nhân dân cấp huyện (trước khi luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu
lực ngày 01/07/2013 thì thẩm quyền xử lý thuộc chủ tịch UBND cấp huyện)
- Thời
gian áp dụng: từ 06 tháng tới 24 tháng tuỳ vào hành vi
* Đưa
vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc (ngày nay gọi là đưa vào các cơ sở cai nghiện bắt
buộc đối với những người sử dụng ma tuý)
- Đối
tượng: Điều 96 luật xử lý vi phạm hành chính
- Thẩm
quyền: Toà án nhân dân cấp huyện (trước khi luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu
lực ngày 01/07/2013 thì thẩm quyền xử lý thuộc chủ tịch UBND cấp huyện)
- Thời
gian áp dụng: từ 12 tháng tới 24 tháng.
__________________________________________________________________
Bài
9: VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1.
Khái
niệm, đặc điểm
* Khái niệm:
Vi
phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách
nhiệm hành chính thực hiện, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức,
xâm phạm các quy tác quản lý của nhà nước nhưng chưa đến mức trở thành tội phạm
và theo quy định phải bị xử phạt hành chính
* Đặc điểm
- Vi
phạm hành chính là hành vi trái pháp luật:
hành động hoặc không hành động; đi ngược lại yêu cầu của pháp luật hoặc hành động;
không hành động hoàn chỉnh theo yêu cầu của pháp luật
- Vi
phạm hành chính do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện
- Vi
phạm hành chính phải chứa đựng yếu tố lỗi
- Vi
phạm hành chính thông thường có tính chất mức độ nguy hiểm thấp hơn so với vi
phạm hình sự
2.
Cấu
thành của vi phạm hành chính
Một
vi phạm hành chính được cấu thành từ 04 yếu tố: mặt khách quan; mặt chủ quan;
-
Mặt
khách quan: là những biểu hiện ra bên ngoài của
vi phạm mà bằng trực quan sinh động con người có thể nhận biết được (trực quan sinh động: thông qua các giác quan
có thể nhận biết được: thị giác; thính giác; khứu giác; vị giác; xúc giác)
+
Hành vi trái PL.
+
Xác định thiệt hại xảy ra.
+
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái PL với thiệt hại xảy ra. Trong đó hành
vi trái PL luôn luôn xảy ra trước còn thiệt hại xảy ra sau.
+
Thời gian, địa điểm, công cụ phương tiện.
-
Mặt
chủ quan: là những biểu hiện ở bên trong diễn ta
trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi trái PL.
v Lỗi:
thể hiện trạng thái tâm lý tiêu cực của chủ thể đối với hành vi & hậu quả
do hành vi của mình gây ra. Trong khoa học pháp lý chia ra 04 dạng lỗi.
+
Cố ý trực tiếp:
·
Khái niệm: chủ thể nhận
thức được hành vi của mình là trái PL & mong muốn thực hiện được hành vi
đó.
·
Lý trí: có khả năng nhận
thức.
·
Ý chí: chủ thể mong muốn
thực hiện được hành vi.
+
Cố ý gián tiếp:
·
Khái niệm: Chủ thể nhận
thức được hành vi của mình là trái PL tuy không mong muốn nhưng có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
·
Lý trí: có khả năng nhận
thức biết hành vi của mình trái PL.
·
Ý chí: không mong muốn
nhưng có thái độ bỏ mặc.
+
Vô ý do tự tin:
· Khái
niệm: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là trái PL nhưng tự tin cho rằng
hậu quả sẽ không xảy ra.
·
Lý trí: có khả năng nhận
thức.
·
Ý chí: do tự tin nên
nghĩ rằng hậu quà sẽ không xảy ra.
+ Vô ý cẩu
thả:
·
Khái niệm: Chủ thể
không biết được hành vi của mình là trái PL nhưng trong trường hợp này PL buộc
phải biết.
v Động cơ:
là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái PL.
v Mục đích:
là những lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi chủ thể thực hiện hành vi
trái PL.
-
Chủ thể: là cá nhân, tổ
chức có năng lực trách nhiệm hành chính.
+ Cá nhân:
·
Người từ đủ 14 đến dưới
16 thì bị xử phạt về lỗi cố ý khi xử phạt chỉ áp dụng hình phạt cảnh cáo.
·
Người từ đủ 16 đến dưới
18 bị xử phạt về lỗi cố ý hoặc vô ý trong trường hợp phạt tiền thì tiền phạt chỉ
bằng ½ so với người đã thành niên vi phạm.
·
Người từ đủ 18 bị xử phạt
lỗi cố ý hoặc vô ý khi xử phạt thì không có giới hạn kèm theo.
+ Tổ chức: bị xử phạt về mọi vi phạm HC.
-
Khách thể: là những
quan hệ XH được PL bảo vệ & bị hành vi trái PL xâm phạm vào. Khách thể có
thể là quyền sở hửu của cá nhân, tố chức, đó có thể là quyền lợi ích hợp pháp của
cá nhân hoặc là những quy tắc quản lý nhà nước.
3. So sánh vi phạm HC với
tội phạm (VPHS).
-
Giống:
+
Đều là hành vi nguy hiểm cho XH.
+
Do chủ thể có năng lực pháp lý thực hiện.
+
Phải tồn tại yếu tố lỗi hoặc cố ý hoặc vô ý.
+
Khách thể bị xâm phạm trong nhiều trường hợp là giống nhau(quyền sỡ hữu)
+
Sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự lẫn trách nhiệm hành chính trong các TH như
sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết.
-
Khác nhau:
+
Hành chính:
·
Tích chất mức độ nguy
hiểm cho XH thấp hơn so với Hình sự.
·
Căn cứ vào khách thể (tầm
quan trọng khách thể) có những hành vi vi phạm luôn thuộc về HC: Đổ rác, Không đội nón bảo hiểm, trốn vé.
·
Chủ thể vi phạm Hc là
cá nhân, tổ chức.
·
Chủ thể có thẩm quyền xử
phạt HC rất đa dạng : chủ tịch UBND, lực
lượng công an, LL bộ đội biên phòng, kiểm
lâm, thanh tra, tòa án…
·
Chế tài: áp dụng hình
thức xử phạt đa dạng, phổ biến, chiếm số lượng nhiều hơn vì hình phạt không có
tính tăn đe.
·
Không để lại án tích.
+ Hình sự:
·
Tính chất mức độ cao
hơn.
·
Luôn thuộc về hình sự :
Giết người
·
Chủ thể vi phạm HS là
cá nhân.
·
Chủ thể có thẩm quyền xử
phạt chỉ duy nhất là tòa án.
·
Chế tài áp dụng hình phạt
có tính răn đe.
·
Để lại án tích.
__________________________________________________________
Bài
10:
TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
1.Khái
niệm, đặc điểm:
- Khái niệm: TNHC là hậu quả pháp lý bất
lợi mà cá nh6an tổ chức phải gánh chịu vì đã có hành vi vi phạm HC mà theo quy
định phải bị xử phạt HC.
- Đặc điểm:
+ Cơ sở để truy cứu TNHC là phải có hành
vi vi phạm.
+ TNHC là loại TN được áp dụng theo thủ
tục HC.
+ Cơ sở pháp lý để truy cứu TNHC là luật
xử lý vi phạm HC & các VB có liên quan như Nghị định của CP.
+ TNHC là TN trước nhà nước chứ không phải
là TN trước bên bị gây thiệt hại.
+ Giữ người có thẩm quyền xử phạt HC
& người bị xử phạt HC không có mối liên hệ với nhau về mặt tổ chức.
2.Nguyên tắc xem xét TNHC:
-
Mọi vi phạm HC phải được phát hiện đình chỉ kịp thời, xử lý một cách nghiêm
minh, khắc phục những hậu quả xấu do vi phạm gây ra.
-
Việc xử phạt VPHC phải công khai , minh bạch đúng thẩm quyền.
-
Khi xử phạt VPHC phải căn cứ vào tình chất mức độ của hành vi, yếu tố lỗi, cần
chú ý tình tiết tăng nặng & các tình tiết giảm nhẹ.
-
Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt VPHC khi hành vi đó được PL quy định cụ thể rõ
ràng.
-
Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần trong trường hợp hành vi vi phạm đã bị
xử phạt thì không được ra quyết định xử phạt đối với chính hành vi đó lần thứ
2.
-
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt về từng hành vi,
nhiều người cùng thực hiện 01 hành vi vi phạm thì từng người sẽ bị xử phạt
chính hành vi đó.
-
Người có thẩm quyền xử phạt có nghĩa vụ chứng minh về vi phạm, cá nhân tổ chức
có quyền chứng minh mình không vi phạm.
-
Đối với cùng 01 hành vi thì mức xử phạt (phạt tiền) của tổ chức sẽ gấp đôi đối
với cá nhân vi phạm.
3. Nguyên tắc phân định
thẩm quyền:
- Nguyên tắc 1:
+
Chủ tịch UBND các cấp quy định tại điều 38 Luật Xử Lý VPHC có thẩm quyền xử phạt
đối với mọi người vi phạm thuộc quyền quản lý ở địa phương.
+
Những chức danh xử phạt chuyên ngành quy định từ điều 35 đến đ 51 Luật Xử Lý
VPHC có thẩm quyền xử phạt đối với ngành, lĩnh vực do ḿnh quản lư.
+
Một vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt sẽ do người
thụ lý đầu tiên xử phạt.
Ví dụ:
Thanh tra xây dựng xử phạt xây dựng
-
Nguyên tắc 2:
Thẩm quyền xử phạt của những người quy định tại
điều 38 đến đ 51 Luật Xử Lý VPHC là thẩm quyền đối với từng hành vi vi phạm,
trong trường hợp phạt tiền thì thẩm quyền sẽ căn cứ vào mức tiền phạt tối đia của
khung tiền phạt đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
-
Nguyên tắc 3:
Nếu
một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm
thì sẽ giải quyết như sau:
+ Nếu hình thức mức phạt trị giá tang vật phương tiện
bị tịch thu của tất cả c1c hành vi đều thuộc thẩm quyền của ngưới đó thì người
sẽ trực tiếp xử phạt.
+ Nếu hình thức mức phạt trị giá tang vật phương tiện
bị tịch thu của bất kỳ 01 hành vi nào vượt quá thẩm quyền của người đó thì người
đó thì người đó sẽ không xử phạt mà phải chuyển toàn bộ vụ vi phạm cho cấp có
thẩm quyền giải quyết.
Ví dụ:
Ông CSGT có thẩm quyền xử phạt 400
Đội
trưởng
1tr2
A- MBH
100 - 200
: 150
ĐTDĐ 60
- 80 :70
Chiếu
sáng
80 - 100 : 90
Cồn 200 - 400 : 300
(
Tối đa )
Theo
nguyên tắc 2 căn cứ vào khung tối đa CSGT vẫn có quyển xử phạt
TH
Cồn phạt 500 – 1tr thì toàn bộ vi phạm phải chuyển về cho Đội trường.
4.
Các
hình thức xử phạt.
-
Các hình thức phạt chính được áp dụng độc lập, một VPHC chỉ áp dụng 01 hình thức
phạt chính.
-
Còn hình thức phạt bổ sung là không áp dụng độc lập mà áp dụng kèm theo hình thức
phạt chính, 01 VPHC có thể áp dụng 01 hay nhiều hình thức phạt bổ sung.
1.
Cảnh cáo
2.
Phạt tiền.
3.
Tước quyền giấy phép hay chứng chỉ hành nghề có thợi hạn hoặc đình chỉ có thời
hạn.
4.
Tịch thu tang vật phương tiện VPHC.
5.
Trục xuất.
à
Cả 5 hình thức này đều là hình thức phạt chính, ngoài ra 3,4,5 còn được áp dụng
hình thức phạt bổ sung.
Ví dụ: Bà
trục xuất chính
(
chỉ còn áp dụng hình thức bổ sung 3,4 mà thôi)
-
Cảnh cáo: được áp dụng đối với những
vi phạm ít nghiêm trọng có tình tiết giảm nhẹ hoặc được áp dụng đối với người từ
đủ 14t đến dưới 16t.
-
Phạt tiền: được áp dụng đối với hầu
hết các VPHC & mức phạt tiền đối với cá nhân sẽ từ 50.000đ đến 01 tỷ đồng.
Còn đối với tổ chức từ 100.000đ đến 02 tỷ đồng. Điều 24 Luật Xử Lý VPHC.
-
Tước quyền: được áp dụng đối với chủ
thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong những hoạt động được ghi trong giấy
phép, chứng chỉ hành nghề khi bị tước quyền thì chủ thể không được thực hiện những
hoạt động ghi trong giấp phép, chứng chỉ hành nghề.
-
Tịch thu tang vật phương tiện là việc
xung vào ngân quỹ nhà nước tiền, vật, hàng hóa phương tiện có liên quan trực tiếp
đến VPHC được thực hiện cho lỗi cố ý.
-
Trục xuất: là hình thức buộc người
nước ngoài có hành vi VPHC tại VN phải rời khỏi lãnh thổ nước CHXHCNVN
5. Thời hạn & thời
hiệu XPHC.
-
Thời hạn xem điều 66 Luật Xử Lý VPHC.
-
Thời hiệu xem điều 6 Luật Xử Lý VPHC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét