TÀI SẢN
Nhập đề
|
|
Chương I
|
|
Mục 1
|
|
Mục 2
|
|
Mục 3
|
|
Mục 4
|
|
Chương
II
|
|
Mục 1
|
|
Mục 2
|
|
Mục 3
|
|
Mục 4
|
|
Mục 5
|
Khái
niệm tài sản - Thuật
ngữ “tài sản” (biens - property) có thể được hiểu theo hai cách:
- Thứ nhất: về phương diện pháp lý, tài sản là của cải được con người sử dụng. “Của cải” là một khái
niệm luôn luôn biến đổi và hoàn thiện cùng với sự phát triển của quan niệm về
giá trị vật chất. Ở xã hội La Mã cổ xưa, nhắc đến tài sản người ta liên tưởng
ngay đến những của cải trong gia đình như ruộng đất, nhà cửa, gia súc...Còn trong
xã hội hiện đại ngày nay, ngoài của cải trong gia đình, chúng ta còn có một số
loại tài sản đặc biệt, như năng lượng mặt trời, thủy năng, sóng vô tuyến, phần
mềm máy tính...
- Thứ hai: trong ngôn ngữ thông dụng hằng
ngày, tài sản là một vật cụ thể mà có
thể nhận biết bằng các giác quan và được con người sử dụng trong đời sống hằng
ngày.
Dù được hiểu theo các nào, tài sản cũng có hai
loại, tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình. Hay nói khác đi, các tài sản đều
hữu hình hoặc đều có thể hữu hình hóa. Bởi lẽ, một quyền gắn với tài sản - gọi
là tài sản vô
hình - có thể trở thành tài sản hữu hình khi
quyền đó được thực hiện bằng việc sử dụng nó làm một vật thay thế trong một
giao dịch, hoặc khi quyền đó được định giá bằng tiền hay được chuyển nhượng có
đền bù... Và dù vô hình hay hữu hình, của cải hay vật chỉ có thể là tài sản nếu
chúng được sở hữu, nghĩa là thuộc về một người nào đó hay chính xác hơn là
thuộc về một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Khái
niệm sản nghiệp
Sản nghiệp (theo tiếng Latinh là patrimonium), với tư cách là phạm trù kỹ thuật của khoa
học luật được hiểu là một tổng thể các quan hệ pháp luật về tài sản, là
tập hợp các tài sản có và tài sản nợ của một chủ thể chứ không chỉ đơn
thuần là một bộ sưu tập đồ vật. Bất kỳ yếu tố nào của tài sản nợ cũng được bảo
đảm bằng toàn bộ tài sản có và ngược lại bất kỳ yếu tố nào của tài sản có cũng
có thể được dùng để thanh toán toàn bộ tài sản nợ.
Tài sản có thuộc
sản nghiệp là tập hợp tất cả những tài sản thuộc về chủ sở hữu, hay đúng hơn đó
là tập hợp tất cả những quyền tài sản có cùng một chủ thể. Tuy nhiên, các quyền
tài sản chỉ được xem là các yếu tố của một sản nghiệp khi các quyền đó có thể
được định giá bằng tiền. Do đó, các quyền không định giá được bằng tiền được
gọi là các quyền không có tính chất tài sản hay là quyền nhân thân ( Ví dụ như
quyền đối với tên họ; quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; quyền bầu cử;
quyền khiếu nại, tố cáo...).
Các quyền tài sản tạo thành một tập hợp - sản
nghiệp - và tập hợp này tồn tại độc lập với các quyền tài sản đó. Tài sản có
thể được mua bán, sử dụng, hao mòn, thậm chí biến mất nhưng sản nghiệp vẫn được
duy trì. Do đó, một chủ nợ không có bảo đảm chỉ có quyền yêu cầu kê biên và bán
đấu giá bất kỳ tài sản nào của người mắc nợ ở thời điểm kê biên mà sẽ không có
quyền này đối với những tài sản đã chuyển nhượng trước khi nợ đến hạn đòi. Mặt
khác, cần chú ý rằng sản nghiệp không chỉ
là tài sản hiện có mà còn bao gồm cả những tài sản sẽ có của chủ sở hữu.
Tài sản nợ thuộc về sản nghiệp là tất cả những nghĩa vụ
tài sản của một người. Hay nói một cách đơn giản hơn đó là những gì còn lại của
khối tài sản sau khi đã trừ đi các giá trị của các nghĩa vụ tài sản. Trong kinh
tế học, có khái niệm tài sản có ròng
(actif net) của sản nghiệp. Khi tài sản có ròng có giá trị dương, ta nói
sản nghiệp có khả năng thanh toán; và ngược lại, nếu đó là một giá trị âm, đồng
nghĩa với việc sản nghiệp không có khả năng thanh toán những nghĩa vụ có liên
quan. Mặc dù vậy, dù có khả năng thanh toán hay không, sản nghiệp luôn luôn tồn
tại.
I. Lý
thuyết về sản nghiệp trong luật học phương Tây
Trong luật học phương Tây tồn tại hai quan
niệm khác nhau về “sản nghiệp”: quan
niệm chủ thể và quan niệm khách thể.
1. Quan
niệm chủ thể
Đại diện tiêu biểu nhất của quan niệm này là
luật học Pháp. Tuy nhiên, luật tục của Pháp không thừa nhận khái niệm "sản
nghiệp". Các tài sản trong luật tục cổ được chia thành nhiều nhóm tùy theo
mục đích tồn tại, tính chất vật lý của tài sản hoặc tùy vào căn cứ xác lập
quyền sở hữu tài sản (như tài sản quý tộc, tài sản tiện dân, tài sản riêng, tài
sản chung, động sản, bất động sản...) Mỗi loại tài sản chịu sự chi phối của một
chế độ pháp lý riêng biệt.[1][1]
Đến đầu thế kỷ XIX, lý thuyết sản nghiệp được
xây dựng bởi hai nhà khoa học Aubry và Rau. Mặc dù vẫn còn gây nhiều tranh cãi
tại thời điểm đó song lý thuyết này đã được sửa đổi, hoàn thiện theo thời gian
và trở thành một học thuyết khá tiến bộ bàn về sản nghiệp. Tư tưởng chủ đạo của
học thuyết này là “sản nghiệp luôn gắn
liền với con người”. Như ta đã biết, sản nghiệp luôn tồn tại ngay cả khi tài sản có ròng thuộc về sản nghiệp là
một giá trị âm. Về nguyên tắc, mỗi chủ thể sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm thực
hiện các nghĩa vụ về tài sản bằng bất cứ tài sản nào mà mình là chủ sở hữu đối
với chủ nợ. Tất cả tài sản thuộc sở hữu của người mắc nợ tạo thành một khối
thống nhất và có giá trị bảo đảm cho việc thanh toán nợ của người đó. Chính vì
thế, có thể nói rằng bất kỳ một người nào
cũng có một và chỉ một sản nghiệp. Từ nhận xét này, chúng ta có thể rút ra
hai hệ quả. Thứ nhất, sản nghiệp
không thể chuyển nhượng khi người có sản nghiệp còn sống mà chỉ có thể chuyển
nhượng các yếu tố cụ thể của sản nghiệp như nhà cửa, xe, hoa lợi, lợi tức...
Khi người có sản nghiệp chết thì toàn bộ sản nghiệp sẽ được chuyển giao cho
những người thừa kế của họ. Thứ hai,
sản nghiệp không thể phân chia. Một thương nhân khi đứng trước các chủ nợ của
mình, dù là chủ nợ dân sự hay chủ nợ thương mại, đều chỉ có một khối tài sản
duy nhất và họ có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của mình bằng khối tài sản
đó. Mặt khác, mọi sản nghiệp đều thuộc về
một người, là một cá nhân hoặc là một pháp nhân. Không thể có trường hợp
một sản nghiệp không có chủ sở hữu.
2. Quan niệm khách thể
Quan niệm khách thể có nguồn gốc từ luật học
Đức và tiếp tục hoàn thiện trong hệ thống pháp luật Đức nói riêng cũng như cả
hệ thống luật Anh Mỹ nói chung. Trái ngược với quan niệm chủ thể, tư tưởng chủ
đạo của quan niệm khách thể cho rằng "sản
nghiệp tồn tại độc lập với con người". Điều này chính là sự khái quát
hóa quan niệm về tài sản từ quan niệm về chế độ pháp lý của đất đai mà hệ thống
Common Law cổ xưa xây dựng dựa trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích của vương quyền.
Theo đó, sản nghiệp không gắn liền với một con người cụ thể mà gắn liền với một
mục đích nhất định. Như vậy, một người có
thể có nhiều sản nghiệp và ngược lại, một sản nghiệp có thể gắn liền với lợi
ích của nhiều người. Tuy nhiên, quan niệm này thống nhất với quan niệm chủ
thể ở việc khẳng định sản nghiệp là thực thể độc lập với các yếu tố cấu thành
nên nó, các yếu tố này có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại của
tập hợp.
II. Sự phát triển của pháp luật về tài sản
trong luật Việt Nam
1.
1. Trong luật cổ
và tục lệ
Luật cổ và tục lệ Việt Nam không biết đến sản
nghiệp như là một tập hợp các tài sản có và tài sản nợ thuộc về một người hoặc
tồn tại vì một mục đích nào đó. Vào thời kỳ đó, các tài sản đều thuộc về gia
đình. Các quyền đối với tài sản của gia đình do người chủ gia đình thực hiện.
Các nghĩa vụ về tài sản cũng do chủ gia đình xác lập một cách trực tiếp thông
qua các thành viên của gia đình.
Thời nhà Lê, “gia đình” được hiểu là tập hợp những người có quan hệ thân thuộc
về trực hệ hay quan hệ hôn nhân. Tài sản thuộc về tất cả thành viên trong gia
đình nhưng việc quản lý tài sản do ông, bà, cha, mẹ, nói chung là người đứng
đầu của gia đình quản lý. Khi ông, bà, cha, mẹ chết thì tài sản được giao lại
cho con cháu. Khi còn sống, ông bà, cha mẹ cũng có thể phân chia một phần hoặc
toàn bộ tài sản cho con cháu, nhưng có quyền lấy lại tài sản đã chia bất cứ lúc
nào khi họ vẫn còn sống. Các khoản nợ của gia đình được thanh toán trước hết
bằng các động sản; các bất động sản chỉ được dùng để thanh toán khi không còn
động sản. Đây là điểm tương đồng của luật cổ Việt Nam với tục lệ một số vùng
của miền Bắc nước Pháp và luật Germanique của nước Đức cổ xưa.
Thời nhà Nguyễn, “gia đình” được hiểu là tập hợp những người xung quanh người gia
trưởng, gắn bó với người này do quan hệ thân thuộc về trực hệ, hôn nhân hoặc
quan hệ nuôi dưỡng. Tài sản thuộc về tất cả các thành viên gia đình nhưng việc
thực hiện quyền sở hữu thuộc về người gia trưởng. Khi người gia trưởng chết,
người vợ góa cùng với các con và trưởng tộc bên nhà chồng thực hiện việc quản
lý tài sản. Khi cả cha mẹ đều đã chết thì các con, đứng đầu là người con trai
trưởng, cùng nhau quản lý tài sản của gia đình cho đến khi được trưởng tộc bên
nội cho phép tiến hành phân chia tài sản. Khi còn sống, cha mẹ có quyền phân
chia tài sản cho các con và khi họ vẫn còn sống vẫn có quyền lấy lại tài sản đó
bất cứ lúc nào. Như vậy, những tục lệ này được tiếp tục duy trì từ thời nhà Lê
cho đến sau này.
2. Luật
cận đại
Thời kỳ nước ta còn là thuộc địa của Pháp, các
nhà nghiên cứu luật học và thực hành luật đã nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật
về tài sản ở Việt Nam trên cơ sở lý thuyết sản nghiệp của luật học Pháp. Tuy
nhiên, do hạn chế về đặc điểm của trình độ phát triển kinh tế xã hội thời kỳ đó
(sở hữu tư nhân mang tính chất cá nhân vẫn chưa thay thế được sở hữu gia đình
đã trở nên phổ biến) nên việc vận dụng lý thuyết sản nghiệp của luật học Pháp
thành lý thuyết sản nghiệp của luật Việt Nam có nhiều cải biên cho phù hợp.
Theo đó, mỗi gia đình chỉ có một sản
nghiệp; bất kỳ sản nghiệp nào cũng thuộc về một gia đình; mỗi yếu tố của tài sản
có thuộc về sản nghiệp gia đình đều được dùng để thanh toán toàn bộ tài sản nợ
của gia đình và mỗi yếu tố của tài sản nợ thuộc sản nghiệp gia đình đều được
bào đảm thanh toán bằng toàn bộ tài sản có của gia đình.
Sắc lệnh ngày 21/7/1925 thiết lập chế độ điền
thổ mới theo khuôn mẫu Alsace-Lorraine
về đăng ký đất đai của Pháp. Chế độ điền thổ này thừa nhận rằng có những bất
động sản thuộc sở hữu tư nhân mang tính chất cá nhân mà không phải thuộc sở hữu
gia đình. Như vậy, một cá nhân có tài sản riêng sẽ phải tự mình chịu trách
nhiệm đối với những nghĩa vụ tài sản do mình xác lập. Chế độ điền sản mới đã
góp phần định hình cho lý thuyết về sản nghiệp cá nhân ở Việt Nam.
Trong luật cổ và tục lệ, di sản thờ cúng là
một phần của khối tài sản gia đình, đặt ngoài lưu thông để phục vụ cho các mục
đích tín ngưỡng. Trong luật cận đại, di sản thờ cúng là khối tài sản không có
chủ sở hữu theo luật chung đặt dưới sự quản lý của tất cả những người có liên
quan đến việc thờ cúng tổ tiên. Bên cạnh di sản thờ cúng, gia đình còn có một
khối sản nghiệp khác. Hai khối sản nghiệp này hoàn toàn độc lập với nhau, trong
đó di sản thờ cúng là một sản nghiệp đặc biệt vì không có tài sản nợ.
3.
3. Luật hiện đại
Ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, Nhà
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã chú trọng thiết lập các chế độ pháp lý của
nhà nước dân chủ nhân dân. Quyền sở hữu tư nhân được thừa nhận ngay trong các
văn bản pháp luật đầu tiên của nhà nước ta, trong đó ghi nhận quyền sở hữu về
tài sản của cá nhân nói chung cũng như quyền để lại di sản thừa kế nói riêng.
Mặc dù vậy, luật học thời kỳ này chưa xây dựng khái niệm sản nghiệp. Từ năm
1986, với chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, việc tích
lũy của cải của tư nhân được khuyến khích. Chính điều này đã góp phần tạo điều
kiện cho các giao dịch về tài sản được xác lập đa dạng và phong phú hơn, là cơ
sở để xây dựng lý thuyết về sản nghiệp của luật học Việt Nam trên cơ sở vận
dụng có chọn lọc những thành tựu của các hệ thống luật tiên tiến và kế thừa có
sáng tạo tinh thần luật học cổ điển của nước nhà.
Chưa có một văn bản nảo của luật viết hiện
hành ghi nhận những quy tắc cơ bản của sản nghiệp tư, song, thông qua một số
văn bản pháp luật hiện hành chúng ta có thể rút ra được một số tư tưởng chủ đạo
của nhà làm luật về vấn đề này. Trước hết, có thể ghi nhận rằng: sản nghiệp là tập hợp tài sản có và tài sản
nợ của một chủ thể. Sản nghiệp phải thuộc về một chủ thể của quan hệ pháp luật
dân sự (cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác). Riêng đối với di sản
thờ cúng, luật viết vẫn ghi nhận đó là khối tài sản không có chủ sở hữu theo
luật chung và chịu sự quản lý của tất cả những người có liên quan đến việc thờ
cúng. Đây là một loại sản nghiệp đặc biệt, trong đó các yếu tố tạo thành quyền
sở hữu được phân chia giữa người quản lý di sản thờ cúng với những người thừa
kế. Hay nói cách khác, đó là một “sản
nghiệp uỷ thác” mà việc quản lý chịu sự giám sát của những người thừa kế. Một chủ thể có thể có một sản nghiệp thường
và một hay nhiều sản nghiệp đặc biệt. Các thành viên của hộ gia đình chịu
trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài sản của hộ gia đình bằng tài sản riêng của
mình khi tài sản của hộ không đủ để thanh toán các nghĩa vụ đó. Như vậy, sản nghiệp cá nhân đóng vai trò hỗ trợ cho
sản nghiệp của hộ gia đình trong việc thanh toán các tài sản nợ khi tài sản của
hộ gia đình không có khả năng thanh toán. Nhưng ngược lại, tài sản của hộ gia đình không được dùng để
thanh toán các khoản nợ cá nhân. Đây chính là sự kế thừa quan niệm truyền
thống về khối tài sản gia đình trong luật cổ và tục lệ cũng nhu quan niệm sản
nghiệp gia đình của luật cận đại.
Theo Điều 172 BLDS, “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và
các quyền tài sản.”.
a) a) Vật
có thực là vật được đưa vào giao lưu dân sự đáp ứng đầy đủ ba yêu cầu:
-
-
Vật có thực phải là một bộ phận của thế giới vật chất.
-
-
Vật có thực phải đem lại lợi ích cho con người.
-
-
Vật có thực là những vật mà con người có thể chiếm giữ được.
b) b) Tiền,
theo kinh tế học, là giá trị đại diện cho giá trị thực của hàng hóa và
là phương tiện lưu thông trong đời sống của con người. Về mặt chính trị, đó còn
là đại diện cho chủ quyền của một quốc gia, đòi hỏi người có tiền (là chủ sở
hữu) không thể có toàn quyền định đoạt loại tài sản đặc biệt này mà phải tuân
thủ những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước. Do đó, tiền có một vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân.
c) c) Giấy
tờ trị giá được bằng tiền, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ
phiếu, công trái, séc, giấy ủy nhiệm chi, sổ tiết kiệm...
d) d) Các
quyền về tài sản. Đó là những quyền gắn liền với một tài sản hoặc khi
thực hiện quyền đó, chủ sở hữu sẽ có được một tài sản. Các quyền tài sản là các
quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao lưu dân sự,
chẳng hạn như quyền đòi nợ, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,...
Tài sản có thể được phân loại theo nhiều cách.
Hệ thống luật Latinh chia tài sản thành động sản và bất động sản; tài sản hữu
hình và tài sản vô hình; vật tiêu hao và vật không tiêu hao; vật cùng loại và
vật đặc định; vốn và lợi tức; vật được sở hữu và vật không được sở hữu; tài sản
công và tài sản tư. Theo luật Anh Mỹ, chia thành quyền sở hữu đối vật và quyền
sở hữu đối nhân; đất đai và các loại tài sản khác (bao gồm tiền, động sản hữu
hình mà không phải tiền, động sản vô hình...).
BLDS Việt Nam hiện hành xây dựng khái niệm
động sản và bất động sản (Điều 181), hoa lợi và lợi tức (Điều 182); vật chính,
vật phụ (Điều 183); vật chia được và vật không chia dược (Điều 184); vật tiêu
hao và vật không tiêu hao (Điều 185); vật cùng loại và vật đặc định (Điều 186)...
Điều này cho thấy luật dân sự Việt Nam có xu hướng định hình cách thức phân
loại tương tự như hệ thống luật Latinh. Mặt khác, trong cấu trúc của bộ luật,
tại chương “Các loại tài sản”, cách thức phân loại tài sản thành động sản và
bất động sản được nêu ra trước tiên. BLDS của Cộng Hòa Pháp, tại Điều 518 không
định nghĩa tài sản là gì mà chỉ nói rằng tài sản bao gồm động sản và bất động
sản. Những điều luật tiếp theo quy định về bất động sản (Chương I, từ Điều 517
đến Điều 526), động sản (Chương II, từ Điều 527 đến Điều 536) và tài sản trong
mối quan hệ với người chiếm hữu nó (Chương III, từ Điều 537 đến Điều 543). Do
đó, có thể hiểu rằng đây là cách thức phân loại chính, chủ yếu nhất trong các
cách thức phân loại tài sản. Các cách thức phân loại từ Điều 182 đến Điều 186
BLDS hiện hành là cách thức phân loại thứ cấp. Riêng các loại tài sản vô hình
và quyền sử dụng đất có vị trí độc lập trong BLDS cần được tách thành nhóm tài
sản độc lập và sẽ được phân tích riêng biệt.
1. Tiêu
chí phân biệt
Trước BLDS, không có một văn bản pháp luật của
Nhà nước ta quy định về động sản và bất động sản. Bộ Dân luật Bắc kỳ 1972 của
chế độ Sài Gòn cũ có phân chia về động sản và bất động sản. Theo đó, bất động sản được phân chia theo tính
chất, mục đích, và mục đích sử dụng; động sản được chia thành động sản theo
tính chất và động sản do pháp luật quy định.[3][3]
Điều 181 BLDS hiện hành quy định:
1.
1. Bất động sản
là những tài sản không di dời được, bao gồm:
a)
a) Đất đai;
b)
b) Nhà ở, công trình
xây dựng gắn liền với đất đai kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình
xây dựng đó;
c)
c) Các tài sản
khác gắn liền với đất đai;
d)
d) Các tài sản khác do
pháp luật quy định.
2.
2. Động sản là
những tài sản không phải là bất động sản.
Qua nội dung điều luật, ta thấy Điều 181 BLDS
liệt kê các tài sản mà luật gọi là các bất động sản, sau đó quy định rằng những
loại tài sản không là bất động sản đều là động sản. Như vậy, bất kỳ một tài sản
nào cũng chỉ có thể hoặc là bất động sản, hoặc là động sản. Luật viết thiết lập
và giới hạn danh mục các tài sản là bất động sản; còn danh mục các tài sản là
động sản được bỏ ngỏ bằng một quy phạm mở, danh mục này sẽ được bổ sung ngay
trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Đây là kỹ thuật lập pháp thông dụng trong
BLDS của nhiều nước trên Thế giới, nhất là khi phân loại tài sản thành động sản
và bất động sản. Theo khoản 1, Điều 181 BLDS “Bất động sản là các tài sản không di dời được.”. Ta có thể xây
dựng ngay một quy tắc tương ứng: “Động
sản là các tài sản có thể di dời được”. Từ đây, ta xác định được tiêu chí
đầu tiên của việc phân biệt tài sản thành động sản và bất động sản là căn cứ
vào đặc
điểm vật lý (đặc điểm cố định) của chính tài sản đó. Về hình thức thể
hiện, tài sản có thể được nhận biết khi nó là các vật cụ thể nhưng cũng có thể
chỉ là các khái niệm mà trong khoa học pháp lý gọi chung là các quyền.
a)
a) Vật
Đứng đầu vị trí trong danh mục các tài sản
được gọi là bất động sản là đất đai cũng vì lẽ khi xác định một vật là động sản
hay bất động sản, trước hết và chủ yếu ta dựa vào mối quan hệ của vật đó với
đất đai. Đất đai là bất động sản là điều không cần tranh cãi nữa. Khi đó, những
vật sinh ra từ đất (như cây cối, mùa màng, khoáng sản...); những vật gắn liền
với đất do hoạt động có ý thức của con người và không thể tách rời đất mà không
hư hỏng (như nhà cửa, công trình xây dựng,...) đều là bất động sản. Những vật
không cố định vị trí trên đất (như bàn, ghế, xe máy, tàu thuyền...); những vật
không do đất sinh ra (như súc vật, chim muông, thú rừng...); những vật đã tách
rời khỏi đất (như mùa màng đã thu hoạch, khoáng sản đã khai thác...) đều được
xem là động sản.
b)
b) Quyền
Theo Điều 188 BLDS, “Quyền tài sản là những quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển
giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Rõ ràng, trước hết
quyền tài sản là một tài sản và có thể là quyền đối vật (droit réel) hay các quyền đối nhân (droit personnel). Mặt khác, một quyền dân sự được coi là quyền tài
sản khi hội đủ hai yếu tố sau: thứ nhất,
quyền đó phải trị giá được bằng tiền; thứ
hai, quyền đó chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Tính chất động sản
hay bất động sản của quyền được xác định dựa vào đặc điểm vật chất của đối
tượng mang quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.[4][4]
Như vậy, quyền sở hữu nhà là một bất động sản; quyền sở hữu xe máy là động sản;
quyền thế chấp quyền sử dụng đất là bất động sản nhưng quyền thế chấp tàu biển
là một động sản; quyền cầm cố là động sản; quyền hưởng hoa lợi là một động sản
nếu tài sản sinh lợi là một động sản và quyền đó sẽ là bất động sản nếu tài sản
sinh lợi là một bất động sản...
Quyền đối nhân của một người thường tương ứng
với nghĩa vụ tài sản của một người khác. Nghĩa vụ ấy thuộc một trong hai nhóm:
nghĩa vụ làm hay không làm một việc và nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản.
Luật học Pháp quan niệm rằng: nghĩa vụ làm hay không làm một việc luôn mang
tính chất là động sản và thông thường nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cũng mang
tính chất là động sản, trừ trường hợp tài sản chuyển quyền sở hữu là một bất
động sản thì nghĩa vụ đó mang tính chất là một bất động sản. Luật dân sự Việt Nam
chưa giải quyết vấn đề tính chất của các nghĩa vụ tài sản, song quan niệm tương
ứng của luật học Pháp có thể được nghiên cứu, áp dụng ở Việt Nam bởi nó hoàn
toàn phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam nói
riêng cũng như pháp luật dân sự nói chung.
Riêng đối với các quyền vô hình (như quyền tác
giả, quyền sở hữu công nghiệp, các yếu tố vô hình của sản nghiệp thương
mại...), do không gắn liền với đất đai hoặc mặc dù thông qua các tài sản gắn
liền với đất đai, vẫn không được luật viết thừa nhận đó là bất động sản. Tất cả
các quyền vô hình đều là động sản do áp dụng khoản 2 Điều 181 BLDS.
c) c) Trường hợp đặc biệt - Có một số trường
hợp, tài sản, ban đầu là một bất động sản nhưng lại có xu hướng trở thành động
sản và ngược lại, có những tài sản là động sản nhưng chỉ phát huy công dụng khi
nó được cố định ở một vị trí thích hợp như là một bất động sản. Cũng có trường
hợp tài sản không có xu hướng thay đổi tính chất nhưng sau một sự kiện hay
trong một hoàn cảnh đặc biệt lại được thay thế bằng một tài sản có tính chất
khác và chịu chi phối bởi một chế độ pháp lý hoàn toàn khác. Trong thực tế, có
những trường hợp cụ thể sau:
c1. Bất động sản trở thành động sản do đặc
điểm công dụng tương lai. Theo
khoản 1, Điều 181 BLDS hoa lợi tự nhiên chưa thu hoạch là bất động sản. Giá trị
vật chất của hoa lợi tự nhiên không thể tranh cãi khi hoa lợi tự nhiên được thu
hoạch (nghĩa là tách rời khỏi đất), được tiêu dùng, được tặng cho, hoặc được
chuyển nhượng có đền bù (nói chung là được đưa vào lưu thông). Tuy nhiên, cần
lưu ý rằng hoa lợi tự nhiên vẫn có giá trị vật chất nếu được chuyển nhượng khi
chưa thu hoạch. Khi đó, dù vẫn còn gắn liền với đất, hoa lợi tự nhiên được định
giá và chuyển giao như một tài sản độc lập đã tách rời khỏi đất (như là một
động sản).[5][5]
Như vậy, ta nói hoa lợi tự nhiên chưa thu hoạch - đối tượng của quan hệ mua bán
- là một bất động sản được động sản hóa.
Ta hoàn toàn có thể mở rộng việc áp dụng quy chế động sản cho hoa lợi tự nhiên
trong tất cả các giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu (có đền bù hay không có
đền bù), ngay cả việc chuyển nhượng quyền sở hữu có điều kiện (trong các giao
kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ).
c2. Bất
động sản trở thành động sản do công dụng - Có những tài sản, nếu xét theo đặc điểm vật lý
thì đó là những động sản, nhưng trên thực tế, tài sản đó lại gắn chặt vào một
bất động sản như là một yếu tố cần thiết cho việc khai thác bất động sản và sẽ
tự động đi theo bất động sản đó trong trường hợp bất động sản được chuyển dịch
(với tư cách là một vật phụ của bất động sản ). Ta gọi đó là những động sản được bất động sản hóa do công
dụng hiện tại. Việc bất động sản hoá các động sản như vậy phải hội đủ hai điều
kiện: thứ nhất, cả hai đối tượng của
sự chuyển hóa đều phải thuộc về một chủ sở hữu; thứ hai, bất động sản do công dụng phải mang đầy đủ tính chất là
một vật phụ của bất động sản đó (nghĩa là phải trực tiếp phục vụ cho việc khai
thác công dụng theo tính năng của vật chính)[6][6].
Việc xác định này có ảnh hưởng đến việc xác định chế độ pháp lý của một số giao
dịch trong thực tế, như: chuyển nhượng tài sản có vật chính, vật phụ; quan hệ
về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ... Tuy nhiên, việc xác định tài sản nào đó là một
bất động sản do công dụng chỉ có ý nghĩa trong những quan hệ đặc thù mà không
làm mất đi tính chất động sản mà nó có được một cách tự nhiên[7][7].
c3. Tài sản thay thế
Trong một giao kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
(cụ thể là quan hệ thế chấp), đối tượng của hợp đồng là một tài sản đã được mua
bảo hiểm. Trong thời gian hợp đồng thế chấp có hiệu lực, do nguyên nhân khách
quan, tài sản thế chấp bị hủy hoại. Theo nội dung của hợp đồng bảo hiểm, chủ sở
hữu sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường bằng một khoản tiền theo thỏa thuận đã
giao kết giữa hai bên. Lúc này, số tiền bảo hiểm tiếp tục là đối tượng của hợp
đồng thế chấp (vì hợp đồng vẫn còn hiệu lực). Điều này trái với quy định của
luật: trừ tàu biển, đối tượng của hợp đồng thế chấp phải là một bất động sản.
Vấn đề này được lý giải ra sao?
Chế độ tài sản thay thế như trong trường hợp
trên chỉ là một biện pháp do luật dự liệu nhằm bảo vệ của các chủ thể tham gia
một số giao dịch đặc thù. Khi mối quan hệ đó chấm dứt, tài sản thay thế chịu sự
chi phối trở lại của các quy định thông thường phù hợp với tính chất tự nhiên
của nó. [8][8]
2. Ý
nghĩa của sự phân biệt
Việc phân biệt tài sản thành động sản và bất
động sản có ý nghĩa về ba phương diện sau:
a) Là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của
các bên trong quan hệ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo pháp luật hiện hành, một bất động sản có
thể được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thông qua biện pháp thế chấp; các
động sản có thể đem cầm cố; riêng tàu biển, dù là một động sản, có thể được thế
chấp hay cầm cố tùy theo thỏa thuận của các bên.
Trong thế chấp, tài sản thế chấp để lại cho
người thế chấp giữ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 346, khoản 2,
BLDS). Người thế chấp vẫn có quyền sử dụng tài sản đã thế chấp nhưng không được
bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp trừ trường hợp được bên nhận thế chấp
đồng ý (theo Điều 358 BLDS).
Còn trong cầm cố, tài sản cầm cố được giao cho
người nhận cầm cố hoặc người thứ ba nắm giữ, trừ trường hợp tài sản đó thuộc
loại phải đăng ký quyền sở hữu hoặc người nhận cầm cố đồng ý cho người cầm cố
tiếp tục nắm giữ tài sản đó (Điều 329 BLDS). Trong thời gian hợp đồng cầm cố có
hiệu lực, người cầm cố không được chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn tài sản cầm
cố trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 332, 334, Điều 336 BLDS). Việc sử dụng tài sản cầm cố trong thời gian
có hiệu lực của hợp đồng cầm cố có thể do người cầm cố, người nhận cầm cố hoặc
người thứ ba thực hiện tùy theo thỏa thuận.
b) Là căn cứ để xác định thời hiệu xác lập
quyền sở hữu
Theo Điều 255 BLDS, các trường hợp “chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình, công khai, liên tục trong thời hạn 10 năm đối với
động sản và 30 năm đối với bất động sản thì người chiếm giữ tài sản đó sẽ trở
thành chủ sở hữu của tài sản đó”,
trừ trường hợp liên quan đến tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
c) Là căn cứ để xác lập thẩm quyền của TAND
trong việc giải quyết các tranh chấp về tài sản. Theo Điều 13, Pháp lệnh giải quyết các vụ án
dân sự 1989: các tranh chấp về bất động sản sẽ do TAND nơi có bất động sản giải
quyết; còn các tranh chấp về động sản sẽ do TAND nơi bị đơn cư trú hoặc làm
việc giải quyết.
I.
I. Tài sản gốc và hoa
lợi, lợi tức
Căn cứ vào nguồn gốc sinh ra của tài sản, ta có cách phân loại tài sản thành hoa lợi,
lợi tức. Điều 182 BLDS quy định: “ Hoa
lợi là sản vật tự nhiên do tài sản mang lại. Lợi tức là khoản lợi thu được từ
việc khai thác tài sản.”. Nói một cách tổng quát, hao lợi, lợi tức là những
vật có giá trị tiền tệ do tài sản sinh ra. Ta gọi tài sản sinh ra hoa lợi, lợi
tức là tài sản gốc. Cần lưu ý rằng,
việc phân định tài sản gốc và hoa lợi, lợi tức trong nhiều trường hợp không thể
rạch ròi được bởi có một số trường hợp hoa lợi, lợi tức được tiêu dùng, biến
mất hoặc được tích lũy để trở thành tài sản đầu tư (tài sản gốc mới) và tiếp
tục sinh lợi. Hoặc có nhiều trường hợp tài sản gốc là tài sản không thể sinh
lợi, như vật dụng cá nhân, kỷ vật gia đình...Như vậy, tài sản gốc được hiểu như
tài sản để bảo tồn và sản xuất ra những lợi ích vật chất một cách đều đặn, phục
vụ cho chủ sở hữu hoặc người có quyền thụ hưởng lợi ích vật chất từ tài sản.
Chỉ
được gọi là hoa lợi, lợi tức những tài sản sinh ra từ tài sản gốc mà không làm
giảm sút chất liệu của tài sản gốc (ở mức có thể nhận thấy được). Trong trường
hợp để thu được một lợi ích vật chất từ tài sản gốc mà không thể tái tạo bằng
cách khai thác khả năng sinh lợi của tài sản gốc hoặc chỉ có thể tái tạo bằng
cách lặp lại một chu kỳ đầu tư nhằm khôi phục chất liệu của tài sản gốc, thì
lợi ích vật chất thu được đó chính là sản
phẩm mà không phải là hoa lợi, lợi tức. ở góc độ pháp luật về tài sản, sản
phẩm là một hình thức tồn tại của tài sản gốc, hay đúng hơn là sự thay đổi hình
thức tồn tại của tài sản gốc. Một tài sản có thể là hoa lợi trong quan hệ này
và là sản phẩm trong một quan hệ khác.
Việc
phân loại tài sản theo cách thức này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định
nghĩa vụ của người khai thác tài sản mà không phải là chủ sở hữu (theo quy định
tại Điều 606 BLDS) hoặc trong các trường hợp phân chia tài sản cụ thể. Về
phương diện quản lý sản nghiệp, sự phân biệt này có ý nghĩa đối với các nhà đầu
tư: nếu tài sản thu được là hoa lợi, lợi tức thì nhà đầu tư được tự do trong
việc thụ hưởng và tiêu dùng; nếu tài sản thu được là một sản phẩm, thì nhà đầu
tư nên tái đầu tư để khôi phục khả năng sinh lợi của tài sản gốc. Đó chính là
lợi ích thực tiễn của sự phân biệt.
II. Vật chính và vật phụ
Căn cứ vào tính chất, chức năng của tài sản, có thể chia tài sản thành vật chính và vật
phụ.
Theo
Điều 183 BLDS,
“ - Vật chính là vật có thể khai thác công
dụng theo tính năng.
- - Vật
phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một
bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời khỏi vật chính.”
Từ nội dung điều luật, chúng ta có thể rút ra
một số nhận xét sau:
-
-
Vật chính có thể nhận biết với đầy đủ đặc điểm về cấu tạo, tính năng mà không
cần vật phụ. Chẳng hạn như: bàn, ghế, quần, áo...
-
-
Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, mà
thông thường làm tăng giá trị cho vật chính nhưng không hẳn là yếu tố không thể
thiếu được của vật chính. Ví dụ: kính lọc của màn hình máy vi tính, lớïp hóa
chất chống trầy, chống tia cực tím của tròng mắt kính.
-
-
Vật phụ sẽ đảm nhận tư cách “phụ” khi được gắn với vật chính về mặt vật chất.
-
-
Vật phụ, khi tách khỏi vật chính, có thể trở thành một tài sản độc lập và có
công dụng đặc thù nhưng cũng có thể không hữu dụng cho chủ sở hữu.
Điều 183 BLDS quy định: “ Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính, thì phải chuyển giao cả
vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”. Ta có giải pháp truyền thống
của luật Latinh: “ vật phụ cùng số phận
của vật chính”. Như vậy,
-
-
Khi vật chính được mua bán, tặng cho, trao đổi, di tặng, góp vốn vào công ty
thì vật phụ cũng mặc nhiên đi theo, nếu không có thỏa thuận khác.
-
-
Trong trường hợp một vật được gắn với một vật khác như là vật phụ của vật đó,
thì vật mới được tạo thành thuộc về chủ sở hữu của vật chính. (Điều 244 BLDS)
III. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
Cách thức phân loại này được xây dựng căn cứ vào mức độ hao mòn khi sử dụng của
tài sản.
Theo Điều 185 BLDS:
-
-
Vật tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng
một lần thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử
dụng ban đầu.
- -
Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử
dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng, tính năng sử dụng
như ban đầu.
Chúng ta có thể lấy rất nhiều ví dụ cho hai
loại tài sản này. Thức ăn, nguyên nhiên liệu là vật tiêu hao. Quần áo, xe máy,
TV, ...là những vật không tiêu hao. Tiền là vật tiêu hao không phải do sử dụng
mà do được dùng để thanh toán trong lưu thông. Những bất động sản là vật không
tiêu hao...
Vật tiêu hao có thể biến mất hoàn toàn về mặt
vật chất sau lần sử dụng đầu tiên; cũng có những vật tiêu hao không hoàn toàn
biến mất nhưng không còn mang tính chất, hình dáng và tính năng ban đầu sau một
lần sử dụng mà lại mang tính chất, hình dáng, tính năng của một vật khác. Chẳng
hạn như băng cassette, đĩa CD,... Và có những vật, khi qua một lần sử dụng
không mất đi về mặt vật chất và qua nhiều lần sử dụng vẫn giữ được tính chất,
hình dáng, tính năng ban đầu nhưng lại giảm giá trị rất nhanh và sẽ được thay
thế sau một thời gian ngắn. Ta gọi đó là vật
tiêu dùng - loại vật trung gian giữa
vật tiêu hao và vật không tiêu hao. Ví dụ như tập, vở, bút viết, quần áo, đồ
gia dụng... Danh sách sản phẩm tiêu dùng được bổ sung theo sự phát triển của xã
hội và sự rút ngắn của chu kỳ đổi mới công nghệ. Tất cả các tài sản tiêu dùng
đều là động sản.
BLDS chỉ nêu ra lợi ích của việc xác định tài
sản nào đó là vật tiêu hao hay không tiêu hao tại Điều 185, khoản 1 BLDS như
sau:“ Tài sản tiêu hao không thể là đối
tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn tài sản”. Nghĩa là các
tài sản có thể cho thuê, cho mượn không thể là những vật tiêu hao. Thật vậy,
đối với tài sản tiêu hao, sử dụng đồng nghĩa với định đoạt và chuyển quyền sử
dụng bao hàm cả việc chuyển quyền sở hữu. Tài sản tiêu hao không thể cho thuê,
cho mượn nhưng lại có thể cho “mượn” để tiêu dùng hay định đoạt. Loại giao dịch
này luật viết hiện hành gọi tên là hợp
đồng vay tài sản (Điều 467 BLDS). Khi đó, người vay nhận tài sản, sau một
thời gian (sử dụng tự do), phải trả lại cho người cho vay vật cùng loại có giá
trị tương đương với vật đã vay trước đó. Loại giao dịch này khá phổ biến trong
cuộc sống (như vay tiền, vay gạo...) cũng như trong giao dịch kinh doanh (vay
hàng, vay vật tư...).
IV. Vật
đặc định và vật cùng loại
Theo Điều 186 BLDS:
-
-
“Vật cùng loại là những vật có cùng hình
dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo
lường...
-
-
Vật đặc định là những vật phân biệt được
với những vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc,
chất liệu, đặc tính, vị trí.”
Luật viết quy định thêm rằng:” Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể
thay thế cho nhau”. Khái niệm vật cùng loại chỉ là một khái niệm mang tính
tương đối. Vật cùng loại có thể trở thành đặc định trong quá trình thực hiện
một giao dịch nhưng lại trở thành cùng loại khi là đối tượng của một giao giao
dịch khác.
Trong thực tế cuộc sống, việc mua bán những
sản phẩm nông nghiệp là vật cùng loại thường được tiến hành như sau: bên mua và
bên bán thảo luận, ngã giá, đi đến sự thống nhất ý chí về giá của món hàng;
người mua sẽ tiến hành “đặc định hóa” bằng
cách lựa chọn, cân, đong, đo, đếm...(có thể được sự chỉ dẫn và giám sát của
người bán); cuối cùng hai bên tiến hành thanh toán tiền và giao, nhận hàng.
Cũng có khi người bán đã tiến hành “đặc
định hóa có điều kiện” mặt hàng của mình bằng cách cân, đong, đo, đếm và
đóng gói sẵn (một chục trái, 100 gram, nửa ký...). Khi đó, nếu đồng ý với giá
cả mà người bán đưa ra, người mua hoàn toàn tự do lựa chọn túi, bao, gói...mà
mình thích. Lúc này, tính chất đặc định của vật cùng loại được thể hiện rõ ràng
nhất.
Cũng có trường hợp “ làm cho cùng loại” những tài sản hoàn toàn khác nhau về tính chất
vật lý, giá cả... bằng cách xác lập cơ chế giao dịch đồng nhất cho tất cả tài
sản trong một giao dịch nào đó. Trong dân gian, việc mua bán này được gọi là “bán sa cạ” (miền Nam), hay “mua mão” (miền Trung) và ở nhiều nơi đó
chính là loại hình kinh doanh “cửa hàng
10.000 đồng” đã xuất hiện ở TP.HCM hay các “shop 5 USD”, “shop 10 USD”
ở các nước phương Tây. Về phía người mua trong các trường hợp này, đã tiến hành
“đặc định hóa” đối tượng mua bán bằng
việc lựa chọn giữa các vật cùng giá được người bán chào hàng. Và một khi việc lựa
chọn đã thực hiện xong thì nghĩa vụ giao hàng, lấy tiền của người bán và nghĩa
vụ nhận hàng, trả tiền của người mua được thực hiện cùng một lúc ngay tại thời
điểm đó.
Việc phân định theo cách thức phân loại này là
cơ sở cho việc miễn trừ nghĩa vụ trong trường hợp hai người có nghĩa vụ về tài
sản cùng loại với nhau. Theo khoản 1, Điều 386 BLDS trong trường hợp này, khi
đến hạn, hai người không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được
xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Luật viết gọi đó là
sự “bù trừ nghĩa vụ”. Ngoài ra, đây
còn là cơ sở xác định và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc chuyển giao
tài sản trong một số giao dịch bởi theo Điều 186, khoản 2, một vật nếu là vật
đặc định, khi được chuyển giao thì phải giao đúng vật đó, còn vật cùng loại chỉ
cần chuyển giao đủ và đúng loại. Trong luật dân sự Pháp, cách thức phân loại
này còn có ý nghĩa trong việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu của các
giao dịch. Việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu theo luật Việt Nam, khác
với luật Pháp, tùy thuộc vào quy định của pháp luật có bắt buộc đăng ký quyền
sở hữu đối với tài sản đó hay không chứ không dựa vào tính chất đặc định hay
cùng loại của tài sản có liên quan. Do đó, tính chất đặc định hay cùng loại của
tài sản không là tiêu chí xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu theo quy định
của BLDS hiện hành.
V. Vật
sở hữu được và vật không sở hữu được.
Không phải vật nào cũng là tài sản theo ý
nghĩa pháp lý, bởi lẽ có những vật thuộc về sở hữu của cộng đồng (hay còn gọi
là của chung) và cũng có những vật vô chủ.
- Của chung (tiếng Latinh là res communes) là những gì thuộc về mọi người. Sở hữu cá nhân đối
với của chung là một điều không có ý nghĩa. Của chung theo quan niệm Latinh bao
gồm: không khí, nước biển, ánh sáng, nước chảy tự nhiên, năng lượng mặt trời...
Theo sự gia tăng dân số trên Trái đất và sự hoàn thiện của các khái niệm về dân
tộc và chủ quyền quốc gia, danh mục của chung ngày càng thu hẹp lại.
- Vật vô chủ (tiếng Latinh là res derelictae), theo khoản 1, Điều 247 BLDS “là vật mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó”. Trong
luật Việt Nam và cả trong Luật dân sự của nhiều nước (Pháp, Nhật Bản...) vật vô
chủ không thể là một bất động sản. Luật dân sự Việt Nam hiện hành quy định rằng
các vật vô chủ, nếu là động sản, thì thuộc về người phát hiện; còn nếu là bất
động sản thì thuộc về Nhà nước (Điều 247, khoản 1). Quy định này cũng được thừa
nhận trong luật Pháp (Điều 713). Do đó, có thể nói rằng chỉ có khái niệm động
sản vô chủ trong khoa học luật dân sự.
Ngay trong luật học cổ La Mã cũng đã thừa nhận
quan niệm về những giá trị tài sản không biểu hiện bằng vật thể, chẳng hạn như
các quyền của chủ nợ đối với con nợ (như quyền đòi nợ, quyền gán nợ, xoá
nợ...). Trong xã hội hiện đại, khi nói đến giá trị tài sản phi vật thể, ta liên
tưởng đến ba nhóm tài sản lớn và tiêu biểu: quyền
sở hữu công nghiệp; quyền sở hữu văn chương nghệ thuật, khoa học và phần hùn
trong công ty có tư cách pháp nhân. Ngoài ra, còn có các yếu tố vô hình của sản nghiệp thương mại như mạng lưới tiêu thụ
hàng hóa, thương hiệu, biển hiệu... Luật học Latinh gọi đó là những tài sản
vô hình tuyệt đối.
I. Các
đặc điểm của tài sản vô hình
1. Là
kết quả của lao động sáng tạo
Không
phải là vật chất nhưng có quan hệ với vật chất - Tài sản vô hình, đúng như tên gọi của nó,
không được nhận biết bằng giác quan của con người mà muốn nhận biết được, phải
thông qua những ý niệm về mối quan hệ giữa người có quyền khai thác lợi ích của
tài sản và người thứ ba. Quyền tác giả đối với một bài hát có đối tượng không
phải là bài hát đó; hay một tên gọi xuất xứ không phải là đối tượng của quyền
đối với tên gọi, xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa đó. Bài hát, tên gọi xuất
xứ,... chính là hình thức biểu hiện cụ thể bằng vật chất của kết quả lao động
sáng tạo và chính kết quả này mới là đối tượng của các quyền trên.
2. Không
phải là quyền chủ nợ cũng không gắn liền với vật thể.
Quyền sở hữu đối với tài sản vô hình không có
đối tượng là một nghĩa vụ tài sản do người khác thực hiện. Tác giả sẽ được
hưởng nhuận bút khi tác phẩm của mình được sử dụng (xuất bản, biểu diễn...);
tác giả của một sáng chế sẽ được trả thù lao khi sáng chế của mình được đưa vào
ứng dụng trong đời sống hoặc trong sản xuất, kinh doanh.
Quyền đối với tài sản vô hình không có đối
tượng là một vật hữu hình. Bởi lẽ tác phẩm, suy cho cùng là ý niệm về một công
trình trí tuệ; bài hát, công trình nghiên cứu... chỉ là cách ghi nhận, cách thể
hiện ý niệm đó trong không gian và thời gian.
3. Nội
dung quyền sở hữu đối với tài sản vô hình với quyền sở hữu theo luật chung
Không
thể đồng nhất - Luật
viết Việt Nam chính thức sử dụng thuật ngữ “quyền
sở hữu” để chỉ mối quan hệ giữa tài sản vô hình và người có quyền khai thác
lợi ích từ tài sản mà không phải thông qua hợp đồng sử dụng tài sản với người
khác. Dẫu sao, quyền sở hữu đối với tài sản vô hình không thể tương đồng với
quyền sở hữu theo luật chung. Chắc chắn, tài sản vô hình không thể chiếm hữu
được, nghĩa là không thể nằm trong phạm vi kiểm soát vật chất của con người như
những loại tài sản khác (bàn ghế, tập vở, bút viết...). Trong trường hợp quyền
sở hữu đối với tài sản vô hình bị xâm hại thì chủ sở hữu có quyền khởi kiện hay
khiếu nại trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích của mình chứ
không thể kiện đòi lại tài sản.
Quyền
sở hữu có thời hạn -
Quyền sở hữu tài sản vô hình thường có thời hạn. Các quyền tài sản của tác giả
(hoặc của chủ sở hữu tác phẩm nếu không đồng thời là tác giả) được bảo hộ trong
suốt cuộc đời của tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.[9][9]
Độc quyền sáng chế hết hiệu lực sau 20 năm kể từ ngày nộp đơn xin cấp văn bằng
bảo hộ; sau 10 năm đối với độc quyền giải pháp hữu ích; sau 15 năm đối với độc
quyền kiểu dáng công nghiệp.[10][10]
Quyền
sở hữu đối với tài sản vô hình và người thứ ba - Nội dung vật chất của các quyền sở hữu đối
với tài sản vô hình chỉ có thể xây dựng với sự tham gia của người thứ ba, có
thể là khán thính giả, người tiêu dùng...gọi chung là khách hàng. Tài sản hữu
hình, trái lại, tồn tại tồn tại tự nó và có thể trở thành đối tượng của một
quyền sở hữu hoàn chỉnh bằng việc xác lập mối quan hệ giữa tài sản với chủ sở
hữu mà không cần sự tham gia của người thứ ba.
II. Các
hình thức tồn tại của tài sản vô hình
Tài sản vô hình rất đa dạng và phong phú cả
trong cuộc sống lẫn khía cạnh pháp lý. Nội dung nghiên cứu phần này đề cập đến
ba nhóm tài sản vô hình được luật viết điều chỉnh tương đối chặt chẽ và đầy đủ
nhất. Đó là quyền sở hữu công nghiệp,
quyền sở hữu đối với tác phẩm văn chương,
nghệ thuật, khoa học và quyền sở hữu
các yếu tố vô hình thuộc về sản nghiệp thương mại.[11][11]
A-
Quyền sở hữu tác phẩm văn chương, nghệ thuật, khoa học
1) Tác
phẩm
Sự liệt
kê không định nghĩa - Luật
viết hiện hành không định nghĩa tác phẩm là gì nhưng có liệt kê những đối tượng
được bảo hộ dưới danh nghĩa tác phẩm.[12][12]
Không kể phần mềm máy tính (là sản phẩm đặc biệt), tác phẩm được bảo hộ có thể
chia làm ba nhóm:
-
-
Nhóm thứ nhất: tác phẩm văn chương -
bao gồm các sáng tác văn chương viết không phân biệt hình thức, thể loại, lĩnh
vực, đề tài... (như tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút ký, ký sự, tùy
bút, hồi ký, thơ ca, kịch bản, phóng tác, cải biên,...).
-
-
Nhóm thứ hai: tác phẩm nghệ thuật -
bao gồm các công trình nghệ thuật như tác phẩm sân khấu, điện ảnh, video, âm
nhạc, kiến trúc, hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc...
-
-
Nhóm thứ ba: công trình nghệ thuật -
bao gồm các kết quả sáng tạo có tính khoa học, như công trình nghiên cứu, khảo
sát, phân tích chuyên môn, bình luận, bài phát biểu, bài giảng, họa đồ, bản
vẽ,... trừ những kết quả sáng tạo được bảo hộ dưới hình thức là sáng chế.
Như vậy, tác phẩm được hiểu là kết quả lao
động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định
và trở nên độc đáo chính nhờ hình thức thể hiện đó. Quyền tác giả được xác định
từ thời điểm hình thức thể hiện của tác phẩm được nhận biết, không phân biệt
tác phẩm đã được công bố hay chưa công bố hoặc đã đăng ký bảo hộ hay chưa đăng
ký bảo hộ.
2) Tác
phẩm của nhiều tác giả, tác phẩm của tập thể, tác phẩm vô danh
- Tác
phẩm của nhiều tác giả là kết quả lao động của nhiều người (gọi là đồng tác
giả) để tạo ra một sản phẩm chung. Ở góc độ tài sản, tác phẩm chung của nhiều
người thuộc sở hữu chung của những người đó (gọi là các đồng sở hữu).
- Tác
phẩm của tập thể cũng là kết quả lao động sáng tạo của nhiều người, nhưng
mỗi người thực hiện công việc của mình trong khuôn khổ một kế hoạch, một dự án
chung do một người (cá nhân hoặc pháp nhân) chịu trách nhiệm và chính người này
có đầy đủ các quyền của một tác giả.
- Tác
phẩm vô danh là kết quả sáng tạo của một người không rõ lai lịch. Trong
thời hạn bảo hộ, người được phép công bố tác phẩm, tạm thời thực hiện quyền của
tác giả đối với tác phẩm đó.
3)
Quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm
a)
Quyền nhân thân
Theo khoản 1, Điều 751 BLDS: “Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có
các quyền nhân thân đối với tác phẩm của mình bao gồm: quyền đặt tên cho tác
phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc
bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng; quyền công bố, phổ biến
hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; quyền cho hoặc không
cho người khác sử dụng tác phẩm của mình; quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm,
cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.”
Các quyền nhân thân sau đây của tác giả đối
với tác phẩm gắn liền với tác giả (ngay cả trong trường hợp tác giả không đồng
thời là chủ sở hữu của tác phẩm) và tồn tại vĩnh viễn: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác
phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử
dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người
khác sửa đổi nội dung tác phẩm.
Các quyền nhân thân sau đây của tác giả đối
với tác phẩm được bảo hộ cho đến hết năm mươi năm sau khi tác giả chết và có
thể được chuyển nhượng, chuyển giao cho người thừa kế trong thời gian bảo hộ[13][13]:
quyền công bố, phổ biến hoặc cho người
khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; quyền cho hoặc không cho người khác
sử dụng tác phẩm của mình.
b)
Quyền tài sản - Theo
Điều 751, khoản 2 tác giả đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm có các quyền tài
sản sau: quyền được hưởng nhuận bút;
quyền được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; quyền được hưởng những lợi
ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất
bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm,
ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê. Những
quyền này có thể được chuyển nhượng, được chuyển giao cho người thừa kế nhưng sẽ
đương nhiên mất hiệu lực khi hết năm mươi năm sau ngày tác giả chết.[14][14]
Riêng các tác phẩm điện ảnh, phát thanh, truyền hình, video, tác phẩm di cảo
thì quyền tài sản của tác giả hoặc người thừa kế sẽ mất hiệu lực sau năm mươi
năm kể từ năm được công bố đầu tiên.[15][15]
B - Quyền
sở hữu công nghiệp
Sở hữu
công nghiệp - là một
khái niệm luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Điều 1 Công ước Paris về
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận khái niệm “sở hữu công nghiệp” theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, sở hữu công nghiệp bao gồm các sản phẩm sáng tạo
trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, công nghiệp khai thác và tất cả sản
phẩm công nghiệp và sản phẩm tự nhiên là kết quả của hoạt động sáng tạo của con
người. Hiểu theo nghĩa hẹp, sở hữu
công nghiệp bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn
hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa và
chống cạnh tranh không lành mạnh. Không như quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp chỉ có thể xác lập bằng việc đăng ký văn bằng bảo hộ.
I. Sáng
chế, giải pháp hữu ích
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ
thuật trên Thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong lĩnh vực
kinh tế- xã hội. (Điều 782 BLDS).
Giải
pháp hữu ích là
giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên Thế giới, có khả năng áp
dụng trong lĩnh vực kinh tế- xã hội. (Điều 783 BLDS).
Như vậy, sáng chế và giải pháp hữu ích có hai
đặc điểm chung: tính mới và khả năng ứng dụng hiệu quả trong thực tế. Tuy
nhiên, sáng chế có một đặc điểm riêng, đó là một giải pháp kỹ thuật có trình độ
sáng tạo thể hiện tính đột phá so với trình độ kỹ thuật chung ở thời điểm giải
pháp được xây dựng và hoàn thiện. Hoặc nói theo một đánh giá hợp lý khác thì sự sáng tạo đó không thể nảy sinh một cách
hiển nhiên đối với một người có trình độ kỹ thuật trung bình trong lĩnh vực kỹ
thuật tương ứng.[16][16]
II.
Kiểu dáng công nghiệp
Tính
mới và độc đáo - Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài
của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp
những yếu tố đó, có tính chất mới đối với Thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo
sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. (Điều 784 BLDS )
Thông thường một kiểu dáng mới phải tỏ ra độc đáo so với kiểu dáng của các sản
phẩm cùng loại khác mà chính sự độc đáo đó được dùng để phân biệt kiểu dáng này
với tất cả kiểu dáng khác.
III.
Nhãn hiệu hàng hóa
Là dấu
hiệu nhận dạng sản phẩm thương mại - Nhãn
hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, sản phẩm dịch vụ
cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có
thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một
hay nhiều màu sắc. (Điều 785 BLDS)
Có thể nói rằng nhãn hiệu hàng hóa có mục đích
kép. Một mặt, nó bảo vệ người có quyền khai thác chống lại sự cạnh tranh của
những người khác kinh doanh trong cùng một lĩnh vực; mặt khác nó đảm bảo cho
người tiêu dùng về nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà
mình quan tâm. Khoản 1, Điều 6 Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 quy định 8 điều
kiện cần hội đủ để đánh giá một nhãn hiệu được đánh giá là hoàn toàn phân biệt.
Đây là cơ sở pháp lý để xét cấp giấy chứng nhận độc quyền nhãn hiệu hàng hóa
cho các chủ thể yêu cầu.
IV. Tên
gọi xuất xứ hàng hóa
Là
quyền sở hữu công nghiệp tập thể, không thể chuyển nhượng - Tên
gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của một nước, một địa phương dùng để chỉ
xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có
những tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên những điều kiện địa lý độc đáo và
ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. (Điều
786 BLDS)
Ví dụ: bưởi năm roi Biên Hòa, kẹo dừa Bến Tre,
gạo thơm chợ Đào...
Cùng một tên gọi xuất xứ, nhiều người ở cùng
một địa phương có thể cùng được bảo hộ dù rằng những người này cùng sản xuất
một mặt hàng. Do đó, có thể nói rằng, quyền
sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa là một quyền tập thể. Tuy nhiên, quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa là
một quyền không thể chuyển nhượng được[17][17];
bởi lẽ một người ở một vùng khác tuy cũng sản xuất mặt hàng đó nhưng không thể
sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa không thuộc về không gian địa lý của nơi mình
sản xuất cho dù có sử dụng nguyên liệu, công thức, kỹ thuật của vùng xuất xứ
gốc.
C - Các
yếu tố vô hình của sản nghiệp thương mại
I. Mạng
lưới tiêu thụ hàng hóa và cung ứng dịch vụ
Một tài
sản vô hình có giá trị mong manh - Có
thể tạm hình dung, mạng lưới tiêu thụ hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, với tư
cách là một tài sản vô hình, chính là kết quả của những nỗ lực phát huy tài
năng và sự khéo léo của thương nhân nhằm thu hút khách hàng để tiêu thụ hàng
hóa mà mình sản xuất. Sự phát triển của mạng lưới tiêu thụ hàng hóa hay cung
ứng dịch vụ lệ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan (tình hình kinh tế xã hội
của quốc gia và khu vực; thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, thời điểm
kinh doanh, tốc độ đô thị hoá, điều kiện tự nhiên, môi trường...) cũng như yếu
tố chủ quan (sự nhạy bén của chính sách maketing, uy tín của thương hiệu, ý chí
của bạn hàng...). Nói chung mạng lưới tiêu thụ hàng hóa hay cung ứng dịch vụ có
giá trị rất mong manh.
II. Tên
thương mại
Yếu tố đầu tiên về lai lịch thương nhân đã
trở thành tài sản - “Có tên thương mại” là một trong những điều kiện bắt buộc để một
thương nhân được phép đăng ký kinh doanh[18][18]
hay nói khác đi tên thương mại là danh
hiệu dùng trong giao dịch của thương nhân.[19][19]
Luật viết hiện hành chỉ có các quy định chung về tên thương mại, nhưng ta có
thể xác định nguyên tắc chủ yếu nhất là tên
thương mại là một sản nghiệp thương mại và có thể chuyển nhượng. Ở các nước
có nền kinh tế thương mại phát triển, có một số tên thương mại được định giá
rất cao. Ví dụ như Sony, Honda, Microsoft ...
III.
Biển hiệu
Dấu
hiệu nhận dạng thương nhân đã trở thành tài sản - Biển hiệu là dấu hiệu gắn liền với cơ sở
sản xuất kinh doanh nhằm giúp phân biệt cơ sở này với cơ sở khác. Cũng như tên
thương mại, biển hiệu chỉ có thể là đối tượng của quyền sở hữu được pháp luật
bảo vệ khi thương nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Pháp luật
Việt Nam hiện hành chỉ mới dự liệu các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu biển hiệu
trong tập quán và trong các quy phạm địa phương trong khi nhu cầu này trên thực
tế của dân cư là rất lớn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế trị trường cũng
như chính sách chống cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh đã được ghi
nhận trong một số văn bản pháp quy khác của Nhà nước ta.
Quyền
sử dụng đất là một tài sản đặc biệt - Luật Đất đai ngày 14/7/1993 và BLDS 1996 đã
khẳng định quyền sử dụng đất là một tài sản. Điều 118 BLDS ghi nhận “Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ gia đình
là tài sản chung của hộ”. Bằng nguyên tắc áp dụng pháp luật chúng ta có thể
rút ra những quy tắc khác như : ”Quyền sử
dụng đất hợp pháp của cá nhân là tài sản của cá nhân”, “quyền sử dụng đất hợp
pháp của hộp tác xã là tài sản của hợp tác xã”. Song, đây là một tài sản có
những đặc điểm riêng không như bất cứ loại tài sản nào được ghi nhận trong luật
thực định Việt Nam.
Sự đa
dạng của chế độ pháp lý áp dụng đối với quyền sử dụng đất - Luật Đất đai 14/7/1993 và Luật Đất đai sửa
đổi, bổ sung ngày 02/12/1998 phân chia quyền sử dụng đất thành ba nhóm:
-
-
Nhóm được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
-
-
Nhóm được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
-
-
Nhóm được Nhà nước cho thuê đất, có hai loại:
+ Đất thuê trả tiền hàng năm,
+ Đất thuê trả tiền nhiều năm.
Mỗi nhóm quyền được sự điều chỉnh của một chế
độ pháp lý đặc thù về quy chế chuyển nhượng, chuyển giao cho người thừa kế, cho
thuê, cho mượn...Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu những quy định chung nhất về
vấn đề này, còn những vấn đề cụ thể hơn như chế độ pháp lý của từng loại đất,
từng nhóm chủ thể sử dụng đất, hay việc chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng
đất sẽ được nghiên cứu kỹ trong những chuyên đề khác như Luật Đất đai, Thừa kế
quyền sử dụng đất ...
1.
Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất
Đất
được giao có điều kiện - Điều
22, khoản 1 Luật Đất đai sửa đổi ngày 02/12/1998 quy định các trường hợp Nhà
nước giao đất cho các chủ thể sử dụng đất mà không thu tiền sử dụng đất. Từ nội
dung điều luật, ta ghi nhận các điều kiện để cá nhân, hộ gia đình được giao đất
không thu tiền sử dụng đất như sau:
-
-
Đất được giao phải là đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối.
-
-
Người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích như khi được giao.
-
-
Người sử dụng đất chủ yếu dựa vào hoạt động khai thác đất để tạo và duy trì
nguồn sống.
-
-
Phần diện tích đất do người sử dụng đất quản lý không vượt quá hạn điền theo
quy định của pháp luật.
Quyền sử dụng đất Nhà nước giao cho cá nhân,
hộ gia đình không thu tiền sử dụng đất có thể là đối tượng của hợp đồng thế
chấp, chuyển nhượng, góp vốn để hợp tác sản xuất, kinh doanh với các tổ chức,
cá nhân trong nước..., được giao kết và thực hiện trong khuôn khổ pháp luật dân
sự và pháp luật đất đai.
Ở góc độ thừa kế, quyền sử dụng đất được Nhà
nước giao không thu tiền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình được chia làm ba
nhóm và được điều chỉnh bởi ba nhóm quy phạm khác nhau. Đó là:
-
-
Nhóm 1: quyền sử dụng đất của cá nhân
đối với đất nông nghiệp được giao để trồng cây hàng năm, nội trồng thủy sản,
làm muối.
-
-
Nhóm 2: quyền sử dụng đất của cá
nhân, thành viên hộ gia đình đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất
lâm nghiệp để trồng rừng.
-
-
Nhóm 3: quyền sử dụng đất của hộ gia
đình đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản.
2. Quyền sử dụng đất giao không thu tiền
sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
Pháp lệnh ngày 27/8/1996 của UBTVQH sửa đổi,
bổ sung Pháp lệnh ngày 14/10/1994 về quyền, nghĩa vụ của các tổ chức trong nước
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất là cơ sở pháp lý ghi nhận quyền sử dụng
đất cho các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Theo Pháp lệnh, các tổ chức kinh tế được giao đất không thu tiền sử dụng đất
chia thành hai nhóm:
- Nhóm
1: Doanh
nghiệp, công ty sử dụng đất vào mục đích công cộng để xây dựng giao thông, cầu,
cống, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, sông hồ, đê, đập, trường học, cơ quan
nghiên cứu, bệnh viện, công viên, vườn hoa, khu vui choi trẻ em, quảng trường,
sân vận động, sân bay, bến cảng, và các công trình công cộng khác theo quy định
của Chính phủ.
- Nhóm
2: Doanh
nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp
quốc phòng, an ninh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ chức kinh
tế tập thể sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản và làm muối.
Theo Điều 78, điểm BLDS, khoản 1 Luật Đất đai sửa
đổi thì các tổ chức này, khi được Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử
dụng đất. Tuy nhiên, cũng điều luật này, khoản 2 công nhận hai ngoại lệ của
nguyên tắc trên.
Ngoại lệ thứ nhất: tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không
thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản và làm muối được thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình
gắn với quyền sử dụng đất đó tại các tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản
xuất kinh doanh.
Ngoại
lệ thứ hai: tổ
chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào
mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối được góp vốn
bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh với các tổ chức,
cá nhân trong nước hoặc nước ngoài, với điều kiện đất đó vẫn được sử dụng đúng
mục đích.
Như vậy, ta thấy rằng trong mối quan hệ liên
doanh xác lập trong khuôn khổ pháp luật về đầu tư trong nước hoặc đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, quyền sử dụng đất được giao cho các tổ chức kinh tế không
phải trả tiền sử dụng đất là một tài sản đích thực. Quyền sử dụng đất đó tiếp
tục là tài sản trong suốt thời gian liên doanh, nghĩa là có thể được sử dụng
làm vật bảo đảm cho những nghĩa vụ tài sản phát sinh trong các giao dịch với
người thứ ba và khi hợp đồng liên doanh liền với đất.[20][20]
3.
Quyền sử dụng thuê
Luật Đất đai (sửa đổi) phân biệt hai loại hợp
đồng thuê đất: hợp đồng thuê trả tiền hàng năm và hợp đồng thuê trả tiền nhiều
năm.
a)
Quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm
Theo Điều 78a, khoản 1 Luật Đất đai (sửa đổi)
thì hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm có
quyền:
a - Thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản
xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
b - Chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu của
mình gắn liền với đất thuê. Người nhận tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê
đất và có các quyền quy định tại khoản này.
Các tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất
cũng có những quyền tương tự. (Theo Điều 78d, khoản 1 Luật Đất đai sửa đổi)
Như vậy, quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng
năm không phải là tài sản được phép giao dịch một cách độc lập, mà chỉ là một
yếu tố không thể tách rời của tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, quy tắc này
có một ngoại lệ trong trường hợp người thuê đất trả tiền hàng năm là doanh
nghiệp Nhà nước có quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản
xuất kinh doanh với các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài theo quy
định của Chính Phủ.[21][21]
Khi đó, quyền sử dụng đất được góp vốn như là một tài sản độc lập.
b)
Quyền sử dụng đất thuê trả tiền nhiều năm
Tính chất tài sản của quyền thuê đất trả tiền
thuê nhiều năm được ghi nhận tại Luật Đất đai (sửa đổi) Điều 78a, khoản 2 (đối
với chủ thể thuê đất là cá nhân, hộ gia đình) và tại Điều 78d, khoản 2 (đối với
người sử dụng đất là tổ chức kinh tế). Tuy nhiên, trong trường hợp này, quyền
sử dụng đất chỉ là một tài sản độc lập tương đối. Nghĩa là, nếu không có tài
sản gắn liền trên đất thì quyền sử dụng đất đó có thể được thế chấp, chuyển
nhượng...(nghĩa là được giao dịch một cách độc lập); nhưng nếu có tài sản gắn
liền với đất thì khi tham gia một giao dịch nào đó, quyền sử dụng đất phải đi
cùng tài sản đó.
Về phương diện thừa kế, quyền sử dụng đất thuê
trả tiền nhiều năm được quy định tại các Điều 740 đến Điều 742 BLDS khi đất
được cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp để trồng cây hàng năm và nuôi
trồng thủy hải sản.
Dẫn
nhập -
Trong bất cứ một chế độ xã hội nào cũng tồn tại những cách thức nhất định về
việc chiếm hữu, làm chủ của cải vật chất của con người. Mối quan hệ giữa người
với người trong quá trình chiếm hữu của cải vật chất đó làm phát sinh các quan
hệ sở hữu. Các quan hệ sở hữu này tồn tại một cách khách quan cùng với sự phát
triển của xã hội. Khi Nhà nước và pháp luật ra đời, địa vị của giai cấp thống
trị trong việc phân phối của cải vật chất trong xã hội được ghi nhận bằng những
quyền năng hạn chế mà Nhà nước trao cho người đang chiếm giữ của cải vật chất
đó. Lúc này, các quan hệ sở hữu đã được điều chỉnh bằng pháp luật và hình thành
nên quyền sở hữu của các chủ thể có tài sản.
Với tư cách là một chế định pháp luật, quyền
sở hữu có từ khi xuất hiện Nhà nước và chỉ mất đi khi xã hội không còn sự phân
chia giai cấp và không còn sự tồn tại của Nhà nước.
Khái
niệm quyền sở hữu - được hiểu theo hai
nghĩa:
- Theo
nghĩa khách quan, quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội.
Hay nói khác đi, quyền sở hữu chính là pháp luật về sở hữu.
- Theo
nghĩa chủ quan, quyền sở hữu là khả năng được phép xử sự của chủ sở hữu
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Những quyền năng này
cũng chính là nội dung của quyền sở hữu mà chủ sở hữu có được đối với tài sản.
BLDS Việt Nam hiện hành tuy không định nghĩa trực tiếp như vậy nhưng có quy
định rằng: “quyền sở hữu bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy
định của pháp luật.”.
Tính
chất của các quyền của chủ sở hữu - Các
quyền của chủ sở hữu có tính độc nhất, chỉ có thể bị giới hạn do quy định của
pháp luật và tồn tại lâu dài.
I.
Quyền sử dụng
Dùng và
thu hoa lợi, lợi tức - Điều
198 BLDS quy định: “quyền sử dụng là
quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.”. Như
vậy, với tư cách là một trong những nội dung của quyền sở hữu, quyền sử dụng
bao gồm quyền khai thác công dụng của tài sản và quyền thu nhận hoa lợi, lợi
tức từ tài sản. “Khai thác công dụng” nghĩa là chủ sở hữu tự mình thụ hưởng các
lợi ích vật chất từ một tài sản không sinh lợi hoặc không được khai thác về
phương diện kinh tế. “Thu nhận hoa lợi, lợi tức từ tài sản” được hiểu là việc
chủ sở hữu được thụ hưởng những kết quả từ khai thác sự sinh lợi của tài sản mà
vẫn bảo tồn chất liệu của tài sản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, hai quyền
này không nhất thiết phải tồn tại song song trên cùng một tài sản.
Chủ sở hữu có quyền quyết định phương thức sử
dụng tài sản (dùng hay không dùng tài sản) cũng như cách thức thu hoa lợi, lợi
tức (trực tiếp khai thác hoa lợi, tự nhiên của tài sản, hoặc để cho người khác
khai thác thông qua một hợp đồng cho thuê, cho mượn). Tài sản có thể được sử
dụng hoặc được khai thác trực tiếp bằng chính chủ sở hữu hoặc bởi một người
khác không phải là chủ sở hữu (khi được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng
hoặc do pháp luật quy định)
Hạn chế
quyền sử dụng - Điều
199 BLDS quy định: “Chủ sở hữu có quyền khai
thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây
thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác.”. Đây là nguyên tắc chung mà luật viết đã
dự liệu để hạn chế quyền sử dụng chủ động, ngăn ngừa sự lạm dụng. Ngoài ra,
pháp luật còn có những quy định hạn chế quyền sử dụng thụ động trong một số
trường hợp đặc thù khác đã được thừa nhận trên thực tế.[22][22]
II.
Quyền định đoạt.
Định
đoạt vật chất và định đoạt pháp lý - Theo Điều 201 BLDS “Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài
sản của mình cho một người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.”. Ngoài ra, chủ
sở hữu còn có thể định đoạt tài sản bằng cách chấm dứt sự tồn tại vật chất của
tài sản. Như vậy, chủ sở hữu có quyền quyết định số phận của tài sản về phương
diện vật chất (tiêu dùng, thiêu hủy, chuyển hóa thành một hình thức tồn tại
khác...), hoặc về phương diện pháp lý (chuyển nhượng, tặng cho, trao đổi, góp
vốn kinh doanh...). Cũng như quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ sở hữu có
thể do chính chủ sở hữu hoặc do một người khác thực hiện Mọi trường hợp định
đoạt tài sản ngoài khuôn khổ giới hạn của quyền tự định đoạt của chủ sở hữu
cũng như định đoạt tài sản thuộc sở hữu của người khác đều bị xem là những giao
dịch vô hiệu. Cũng có trường hợp, tài sản được chuyển quyền sở hữu không phải
do hiệu lực của việc thực hiện quyền tự định đoạt của chủ sở hữu, mà do pháp
luật quy định (như trong các trường hợp trưng mua, trưng dụng vì mục đích an
ninh quốc phòng, giải tỏa có đền bù để thực hiện quy hoạch đô thị...).
Hạn chế
quyền định đoạt - Quyền
định đoạt có thể bị hạn chế trong những trường hợp có sự xung đột giữa lợi ích
của chủ sở hữu với lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quyền và lợi
ích của người khác mà việc bảo vệ những quyền lợi này hoàn toàn cần thiết và
hợp lý. Luật viết quy định nhiều cách thức hạn chế quyền định đoạt khác nhau,
như:
-
-
Quyền định đoạt số phận pháp lý của một tài sản bị Nhà nước cấm hoặc hạn chế
một cách trực tiếp bằng các quy định của pháp luật (khoản 3, Điều 55 Luật doanh
nghiệp 12/6/1999; Điều 741 BLDS; Điều 78b khoản 1, 2 Luật Đất đai sửa đổi ngày
02/12/1998 ...).
-
-
Quyền định đoạt số phận pháp lý của tài sản được Nhà nước hạn chế và kiểm soát
một cách gián tiếp thông qua vai trò của một tổ chức hay một cá nhân.
III.
Quyền chiếm hữu
Khái
niệm - Theo
Điều 189 BLDS: “Quyền chiếm hữu là quyền
của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình”. Việc
nắm giữ và quản lý ở đây bao hàm cả việc thực hiện quyền sử dụng (dùng và khai
thác) hoặc quyền không sử dụng tài sản (cất giữ).
Điều 189, đoạn 2 quy định thêm rằng: “Người không phải là chủ sở hữu cũng có
quyền chiếm hữu tài sản trong những trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao hoặc
do pháp luật quy định”. Trong bối
cảnh hiện tại, luật viết hiện hành ghi nhận sự khác nhau về chế độ pháp lý của
người chiếm hữu với tư cách là chủ sở hữu và người chiếm hữu tài sản của người
khác trong quá trình thực hiện quyền chiếm hữu của mình đối với tài sản. Chúng
ta lần lượt nghiên cứu sự khác nhau của hai chế độ pháp lý này:
a)
Chiếm hữu của chủ sở hữu
a1) Các yếu tố của quyền chiếm hữu của chủ sở
hữu
Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu được hình thành
từ hai yếu tố:
Yếu tố
khách quan (corpus) - đặc trưng bằng việc thực hiện các quyền
thuộc nội dung của quyền sở hữu, thể hiện thành các giao dịch mang tính chất
vật chất có tác động đến tài sản chẳng hạn như cất giữ đồ trang sức, cư trú
trong nhà, canh tác trên đất, cho thuê tài sản.... Luật Việt Nam hiện hành xếp
các giao dịch này thành hai nhóm:
-
-
Các giao dịch nắm giữ: là các giao dịch mà thông qua đó, chủ sở hữu giữ
vật trong phạm vi kiểm soát vật chất của mình. Vật không nhất thiết phải nằm
trong tay chủ sở hữu theo nghĩa đen mà chỉ cần vật được đặt dưới quyền năng
kiểm soát vật chất tiềm tàng của chủ sở hữu.
-
-
Các giao dịch quản lý: là các giao dịch mà thông qua đó chủ sở hữu có
thể kiểm soát được sự tồn tại của tài sản (về phương diện vật chất hay về giá
trị) cũng như kiểm soát cả việc sử dụng, khai thác tài sản. Kiểm kê, định giá,
bảo quản, tiêu dùng, cư trú, canh tác, ... là những giao dịch quản lý.
Luật Việt Nam quy định “quyền chiếm hữu là
quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ tài sản”. Như vậy, trong luật Việt Nam
không có khái niệm “chiếm hữu thông qua
vai trò của người khác” hay “chiếm
hữu dưới danh nghĩa người khác”. Hay nói cách khác, một người có quyền
chiếm hữu tài sản của người khác chỉ trong điều kiện chủ sở hữu không chiếm hữu
tài sản đó. Tuy nhiên, thời gian chiếm hữu của người khác sẽ được tính như một
phần thời gian chiếm hữu của chủ sở hữu khi xem xét về tình trạng chiếm hữu
liên tục. (Điều 196 BLDS)
Nói một cách tổng quát rằng: trong trường hợp
tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thì chủ sở hữu có quyền chiếm hữu theo nghĩa
đầy đủ; còn trong trường hợp tài sản được giao cho người khác chiếm hữu, thì
chủ sở hữu chỉ được coi là người chiếm hữu khi cần tính thời gian chiếm hữu
liên tục chứ không phải là trường hợp người chiếm hữu theo nghĩa vật chất. Ta
gọi chiếm hữu theo nghĩa đầy đủ là chiếm
hữu vật chất và pháp lý còn chiếm hữu theo ý nghĩa của Điều 196 là chiếm hữu pháp lý.
Yếu tố
chủ quan (animus) - đặc trưng bằng thái độ tâm lý của chủ sở hữu
trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến tài sản được chiếm hữu, thể hiện
bằng cung cách cư xử mang tính chất quyền lực đối với tài sản (có quyền sở hữu
đối với tài sản mà không phải báo cáo với bất kỳ ai về những vấn đề liên quan
đến tài sản và không buộc phải giao tài sản co bất kỳ người nào. Tuy nhiên
không phải bất cứ người nào có thái độ tâm lý như vậy cũng là chủ sở hữu hợp
pháp của tài sản.Bởi lẽ, thái độ tâm lý đó hoàn toàn khác với sự ngay tình.
Yếu tố chủ quan được cấu thành từ hai yếu tố:
ý chí và dự định. Ý chí phải được bày
tỏ bởi một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Dự định chính là những xử sự của người chiếm hữu nhằm khẳng định
quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó.
a2) Xác
lập quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Hội đủ
corpus và animus - Quyền
chiếm hữu vật chất và pháp lý được xác lập khi hội đủ hai yếu tố chủ quan và
yếu tố khách quan. Riêng yếu tố chủ quan không những phải có mà còn phải được
pháp luật thừa nhận. Nếu yếu tố chủ quan tuy có nhưng không được pháp luật thừa
nhận thì người chiếm hữu sẽ ở trong tình trạng chiếm hữu thực tế mà không không
có quyền chiếm hữu. Luật viết gọi đó là tình trạng chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật và không ngay tình.
Quyền
chiếm hữu của người quản lý tài sản - Yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan không
nhất thiết phải hội đủ vào bản thân chủ sở hữu bởi có trường hợp các yếu tố này
xuất hiện ở người không phải là chủ sở hữu và cũng không xem mình là chủ sở
hữu, đó là người quản lý tài sản. Vai trò của người quản lý tài sản được đặt
trong nhiều trường hợp: chủ sở hữu là người chưa thành niên hoặc đã thành niên
nhưng không có khả năng nhận thức được hành vi của mình; chu sở hữu vắng mặt
hoặc mất tích; chủ sở hữu chết; được chỉ định làm người quản lý di sản thừa
kế... Khi đó, người quản lý tài sản thực hiện các tác động vật chất lên tài sản
mà mình quản lý, thể hiện thái độ tâm lý của chủ sở hữu trong quá trình thực
hiện những giao dịch đó. Tuy nhiên, chỉ có corpus
của người quản lý còn animus được người quản lý thể hiện không hoàn hảo, bởi
tài sản - đối tượng của việc chiếm hữu - thuộc sở hữu của người khác.
a3) Mất
quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Chỉ mất
corpus - Việc
chủ sở hữu không tự mình nắm giữ, quản lý tài sản nhưng vẫn duy trì thái độ xử
sự của của chủ sở hữu đối với tài sản chỉ khiến cho chủ sở hữu mất quyền chiếm
hữu vật chất chứ không mất quyền chiếm hữu pháp lý. Chính vì lẽ đó, chủ sở hữu
vẫn được coi là người chiếm hữu liên tục đối với tài sản dù không tự mình nắm
giữ tài sản. Mất corpus có thể xảy ra
một cách tự nguyện (trong các trường hợp chủ sở hữu giao kết hợp đồng cho thuê,
cho mượn, ủy quyền quản lý và sử dụng tài sản...), cũng có thể xảy ra một cách
không tự nguyện (có hai loại: có animus với
sự ngay tình và có animus với sự
không ngay tình).
Chỉ mất
animus - Trong
các trường hợp chủ sở hữu đã bán tài sản của mình co người khác và đã làm thủ
tục chuyển quyền sở hữu cho người mua; nhưng do điều kiện khách quan mà người
mua chưa thể tự mình nắm giữ và quản lý tài sản mà yêu cầu người bán tiếp tục
quản lý tài sản trong một thời gian nhất định. Khi đó, người bán vẫn có quyền
chiếm hữu vật chất nhưng không có quyền chiếm hữu về mặt pháp lý, bởi tài sản
vào lúc này thuộc quyền sở hữu của người khác.
a4) Chiếm hữu không hoàn hảo[23][23]
Dẫn
nhập - Điều
255, khoản 1 BLDS quy định: ” người chiếm
hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên
tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động
sản, thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chiếm hữu...”. Từ nội dung điều luật, ta có thể rút ra
một nguyên tắc rằng quyền sở hữu theo thời hiệu sẽ không được xác lập nếu thiếu
bất cứ một trong những yếu tố nào đã được quy định tại Điều 255BLDS. Vấn đề đặt
ra ở đây là như thế nào là chiếm hữu không liên tục, chiếm hữu gián đoạn, chiếm
hữu không công khai, hoặc những trường hợp khác không thể xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu theo Điều 255 BLDS.
Chiếm
hữu không liên tục - Theo
Điều 196 BLDS, “việc chiếm hữu tài sản
được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó
là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu”. Như
vậy, để có sự chiếm hữu liên tục với tư cách chủ sở hữu cần có đầy đủ các điều
kiện sau:
-
-
Có sự liên tục của corpus và animus.
-
-
Không có sự tranh chấp của người thứ ba về tài sản.
Những trường hợp chiếm hữu không đáp ứng đầy
đủ những điều kiện này sẽ được xem là sự chiếm hữu không liên tục.
Chiếm
hữu không công khai - Theo
Điều 197 BLDS, “việc chiếm hữu được coi
là công khai khi thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang
chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo
quản, giữ gìn như tài sản của mình”. Yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của
khái niệm chiếm hữu công khai chính là sự công khai của corpus, nghĩa là người chiếm hữu thực hiện các tác động vật chất
đối với tài sản một cách minh bạch, không giấu giếm. Và ngược lại, sự chiếm hữu
trở nên không công khai một khi các giao dịch tạo thành corpus được thực hiện không minh bạch hoặc giấu giếm nhằm ngăn chặn
sự truy tìm tài sản của người có quyền kiện đòi lại tài sản. Khi đó, sự chiếm
hữu công khai với tất cả mọi người, trừ người có quyền kiện đòi lại tài sản vẫn
là sự chiếm hữu công khai theo ý nghĩa pháp lý. Do đó, có thể nói rằng sự chiếm
hữu công khai theo ý nghĩa pháp lý chỉ là một khái niệm tương đối.
Chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình -Theo Điều 195 BLDS: “Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người
chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có
căn cứ pháp luật.”
a5) Hiệu lực của quyền chiếm hữu của chủ sở
hữu
Bảo vệ
quyền chiếm hữu - Quyền
chiếm hữu của chủ sở hữu được bảo vệ trong khuôn khổ những quy định chung về
bảo vệ quyền sở hữu được ghi nhận tại các Điều từ 263 đến 266 BLDS. Theo đó,
người chiếm hữu là chủ sở hữu đích thực đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa
án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở
hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở việc thực
hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu trái
pháp luật, và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Luật viết hiện hành ghi nhận trường hợp một
người xác lập quyền chiếm hữu của chủ sở hữu đối với một tài sản nhưng không
phải là chủ sở hữu đích thực của tài sản đó. Trường hợp này, trên thực tế có
thể phân thành hai nhóm:
Chiếm hữu ngay tình - Người chiếm hữu trong trường hợp này có thể
xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chiếm hữu do thời hiệu vá có quyền đối với
một phần hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong trường hợp phải trao trả tài sản cho
chủ sở hữu đích thực[24][24].
Chiếm hữu không ngay tình - Luật không thừa nhận quyền chiếm hữu của
người chiếm hữu không ngay tình trong trường hợp này và cũng không thừa nhận
tình trạng chiếm hữu không ngay tình. (khoản 1, Điều 606 BLDS)
b)
Chiếm hữu tài sản của người khác
Tình
trạng chiếm hữu chỉ có corpus - Một khi việc chiếm hữu không có yếu tố chủ
quan (animus) mà chỉ có yếu tố khách
quan (corpus) thì người chiếm hữu
đang ở trong tình trạng chiếm hữu tài sản của người khác. Điều 189 BLDS ghi
nhận những trường hợp chiếm hữu hợp pháp của người khác, bao gồm: người được
chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản, người được chuyển giao quyền chiếm hữu
thông qua các giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu, người phát
hiện và nắm giữ tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm và tài
sản không xác định được ai là chủ sở hữu và một số trường hợp khác do pháp luật
quy định. Tất cả những người này đều có quyền xác lập những giao dịch mang tính
chất vật chất tác độüng lên tài sản với tư cách của một người có quyền đối với
tài sản của người khác chứ không phải đối với tài sản mà mình là chủ sở hữu.
Hiệu
lực của việc chiếm hữu tài sản của người khác - Người chiếm hữu tài sản của người khác luôn
có nghĩa vụ giao trả tài sản cho chủ sở hữu. Nghĩa vụ hoàn trả phải được thực
hiện tại một thời điểm nào đó tùy theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp
luật. Điều này xuất phát từ nguyên tắc người
chiếm hữu tài sản của người khác không thể xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.
Người chiếm hữu tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ trong trường
hợp quyền chiếm hữu của mình bị xâm phạm theo các quy định tại các Điều từ 263
đến Điều 266 BLDS. Tuy nhiên, việc chiếm hữu tài sản của người khác chỉ được
bảo vệ trong trường hợp bị xâm hại với điều kiện người chiếm hữu chứng minh
được tính hợp pháp của tình trạng chiếm hữu đó của mình. Cũng cần lưu ý rằng
các biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu tài sản của người khác không thể được áp
dụng trong trường hợp có tranh chấp giữa các bên tham gia mối quan hệ kết ước
làm phát sinh việc chiếm hữu đó.
Theo
BLDS Điều 176, “Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường
hợp sau đây: do lao động, do hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp; được
chuyển giao quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền; thu hoa lợi, lợi tức; tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn
lẫn, chế biến; được thừa kế tài sản; chiếm hữu trong các trường hợp do pháp
luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu,
gia súc gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; chiếm hữu
tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp
với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 255 BLDS; và các trường hợp khác do
pháp luật quy định”.
Như
vậy, các căn cứ xác lập quyền sở hữu dự liệu tại Điều 176 BLDS được xếp thành
hai nhóm:
q
Nhóm quyền sở hữu được chuyền giao:
có nhiều phân nhóm nhỏ:
+
Theo nguồn gốc của việc chuyển giao,
quyền sở hữu được xác lập có thể do luật định (như thừa kế theo pháp luật, quốc
hữu hóa); bằng con đường tư pháp (như thanh toán doanh nghiệp trong tình trạng
phá sản, buộc bồi thường thiệt hại, tịch thu sung công quỹ) hoặc hành chính
(như xử phạt hành chính, giao quyền sử dụng đất); do ý chí của chủ sở hữu bằng
giao dịch một bên (di chúc) hoặc bằng hợp đồng (bán, tặng cho, trao đổi).
+
Theo phạm vi đối tượng chuyển giao,
ta có chuyển giao tổng quát (như để lại di sản thừa kế, sáp nhập các doanh
nghiệp) hoặc chuyển giao đặc định (như bán, tặng cho, di tặng).
+
Theo động cơ vật chất của việc chuyển
giao, ta có chuyển giao có đền bù (như bán, trao đổi, giao quyền sử dụng
đất có thu tiền) hoặc không có đền bù (tặng cho, thừa kế theo di chúc hoặc theo
pháp luật.
q
Nhóm quyền sở hữu được xác lập trực tiếp:
do lao động sáng tạo, do chiếm giữ, sáp nhập, chiếm hữu tài sản,...mà quyền sở
hữu được hình thành và thừa nhận.
Trong
phần này, nội dung nghiên cứu chỉ giới hạn trong nhóm quyền sở hữu được xác lập
theo phương thức trực tiếp và những vấn đề có liên quan đến việc xác lập quyền
sở hữu theo phương thức đó.
I. Xác
lập quyền sở hữu theo thời hiệu
Thời
hiệu - Theo
Điều 163 BLDS: "Thời hiệu là thời
hạn pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó, thì chủ thể được hưởng
quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện."
Xác lập
quyền sở hữu theo thời hiệu - được
ghi nhận tại Điều 255 BLDS như sau: "Người
chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình,
liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối
với bất động sản, thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu
chiếm hữu" trừ trường hợp "chiếm
hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân, không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình,
liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu... " thì người
chiếm hữu tài sản đó cũng không thể trở thành chủ sở hữu hợp pháp được. Tuy
nhiên, rõ ràng luật viết đã không quy định rõ cách tính thời hiệu trong việc
xác lập quyền sở hữu theo căn cứ này. Về mặt lý luận, có thể lý giải vấn đề này
theo nhiều cách:
q
Cách thứ nhất, không có sự kết nối việc
chiếm hữu - Thời hạn mười năm hoặc ba mươi năm nói trên được tính từ ngày
người xác lập quyền sở hữu do thời hiệu thực sự chiếm hữu tài sản một cách ngay
tình. Nếu người này chuyển nhượng tài sản cho người khác lúc còn sống hoặc di
tặng tài sản mà chưa kịp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, thì thời hiệu
được tính lại từ đầu cho người chiếm hữu mới.
q
Cách thứ hai, có kết nối việc chiếm hữu
với điều kiện tất cả những người chiếm hữu liên tiếp đều ngay tình - Thời hạn mười năm hoặc ba mươi năm
nói trên được tính từ ngày chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình đầu tiên.
Những người nối tiếp nhau nhận tài sản sau này (qua một giao dịch dân sự) được
cộng thêm thời gian chiếm hữu của người chiếm hữu trước vào thời gian chiếm hữu
của mình trong việc tính thời hiệu, với điều kiện tất cả đều là người chiếm hữu
ngay tình. Nếu trong chuỗi người chiếm hữu nối tiếp nhau có một người không
ngay tình, thì thời hiệu lại được tính lại từ đầu kể từ ngày chiếm hữu của
người chiếm hữu ngay tình đầu tiên sau người chiếm hữu không ngay tình đó.
Riêng người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc sẽ kế tục sự ngay tình
hoặc không ngay tình của người chết.
q
Cách thứ ba, có kết nối việc chiếm hữu
nhưng quyền sở hữu do thời hiệu chỉ được xác lập cho người chiếm hữu ngay tình - Thời hạn mười năm hoặc ba mươi năm
nói trên được tính từ ngày chiếm hữu của người chiếm hữu đầu tiên, bất kể ngay
tình hay không ngay tình. Nhưng, cần chú ý rằng chỉ có người chiếm hữu ngay
tình mới có thể xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Người thừa kế của một
người chiếm hữu ngay tình cũng xác lập được quyền sở hữu theo thời hiệu, dù bản
thân có thể không ngay tình.
q
Cách thứ tư, có kết nối việc chiếm hữu
tính từ người chiếm hữu ngay tình đầu tiên - Thời hạn mười năm hoặc ba mươi
năm nói trên được tính kể từ ngày chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình đầu
tiên; những người chiếm hữu nối tiếp được cộng thêm thời gian chiếm hữu của
người chiếm hữu trước vào thời gian chiếm hữu của mình để tính thời hiệu và
người chiếm hữu vào năm thứ mười một hoặc năm thứ ba mươi mốt sẽ có quyền xác
lập quyền sở hữu do thời hiệu. Kể từ người chiếm hữu kế tiếp sau người người
chiếm hữu ngay tình đầu tiên, vấn đề ngay tình hay không ngay tình không được
đặt ra nữa.
Gián
đoạn thời hiệu - Theo
BLDS Điều 167 khoản 2, thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây: a) Có sự giải quyết của cơ
quan có thẩm quyền đối với quyền và nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời
hiệu; b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có
quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp. Qua nội dung điều luật này, chúng ta có
thể rút ra một số nhận xét sau:
-
-
Thứ nhất: thời hiệu xác lập quyền sở
hữu không bị gián đoạn trong trường hợp tài sản bị mất hoặc bị đánh cắp. Người
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình có quyền thực hiện các biện
pháp cần thiết nhằm truy tầm và thu hồi tài sản bị mất hoặc bị đánh cắp. Trong
trường hợp tài sản được thu hồi, thì người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình lại tiếp tục chiếm hữu và thời gian tài sản bị mất vẫn được
tính trong thời gian chiếm hữu liên tục của người này.
-
-
Thứ hai: việc giải quyết của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền, nếu có tác dụng buộc người chiếm hữu hoàn trả tài sản
cho chủ sở hữu đích thực, thì không những chỉ làm gián đoạn thời hiệu mà còn
loại trừ khả năng bắt đầu một thời hiệu mới Trái lại, nếu cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền thừa nhận quyền sở hữu của người chiếm hữu (do nhầm lẫn), thì thời
hiệu vẫn liên tục.
-
-
Thứ ba: việc tranh chấp về quyền sở
hữu tài sản, như đã nói, tự nó không ảnh hưởng đến sự chiếm hữu liên tục. Tranh
chấp cũng không hẳn làm gián đoạn thời hiệu xác lập quyền sở hữu, trừ trường
hợp người tranh chấp là chủ sở hữu đích thực của tài sản. Ta nói rằng tranh
chấp có tác dụng làm gián đoạn thời hiệu với điều kiện treo. Giả sử người tranh
chấp được thừa nhận là chủ sở hữu tài sản, thì thời hiệu xác lập quyền sở hữu
cho người chiếm hữu bị gián đoạn từ ngày có tranh chấp và cũng không thể bắt
đầu lại, dù người bị tranh chấp có tiếp tục chiếm hữu tài sản. Nhưng đó phải là
tranh chấp chính thức, nghĩa là được đưa ra xem xét tại một cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền: sự tranh cãi thuần tuý dân gian không thể làm gián đoạn thời hiệu,
ngay cả với điều kiện treo.
Hoãn
tính thời hiệu - Thời
hiệu xác lập quyền sở hữu cho người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình tương ứng với thời hiệu khởi kiện đòi lại tài sản của chủ sở hữu đích
thực. Theo BLDS Điều 170 khoản 1, thì không được tính vào thời hiệu khởi kiện
khoảng thời gian mà trong đó xảy ra các sự kiện sau đây: a) Có sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm người có quyền không thể khởi kiện
trong phạm vi thời hiệu; b) Người có quyền khởi kiện đang chưa thành niên, đang
bị mất năng lực hành vi dân sự, đang bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, nhưng
chưa có người đại diện; c) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết, nhưng
chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể
tiếp tục đại diện được.
Trong trường hợp thời hiệu được hoãn tính, thì
sau khi sự kiện làm dừng thời hiệu chấm dứt, thời hiệu sẽ được tính tiếp bằng
cách cộng khoảng thời gian tính vào thời hiệu trước khi xảy ra sự kiện vào
khoảng thời gian bắt đầu từ lúc sự kiện chấm dứt. Trong khung cảnh của luật
thực định Việt Nam, hiệu lực của việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu phát
sinh một cách đương nhiên. Người trước đây là chủ sở hữu tài sản sẽ bị bác đơn
kiện đòi lại tài sản, một khi có đủ bằng chứng cho thấy bị đơn của vụ kiện đáp
ứng đầy đủ các điều kiện để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.Tuy nhiên, một
cách hợp lý, người chiếm hữu cũng có thể từ chối việc xác lập quyền sở hữu theo
thời hiệu.
II. Xác lập quyền sở hữu theo các phương thức
trực tiếp khác
Các
phương thức trực tiếp xác lập quyền sỏ hữu đối với tài sản hữu hình được thừa
nhận tại Điều 176 BLDS bao gồm: sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; chiếm hữu đối với
vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc gia cầm bị thất
lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên (gọi chung là chiếm hữu theo Điều
176 BLDS). Ngoài ra, do tính tất yếu của lịch sử, luật viết hiện hành còn thừa
nhận khả năng xác lập quyền sở hữu của người quản lý tài sản vắng chủ theo Nghị
quyết 57/NQ- QH ngày 24/8/1998.[25][25]
1. Sáp nhập, trộn lẫn, chế biến
a) Chế biến
Đối tượng của việc chế biến phải là động sản. Việc chế biến có thể được chủ sở hữu tự mình
thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện thông qua một hợp đồng gia công và
chủ sở hữu nguyên vật liệu trở thành chủ sở hữu tài sản mới tạo thành (BLDS
Điều 246 khoản 1). Cũng có trường hợp vật được chế biến bởi một người không
phải là chủ sở hữu đối với vật đó mà cũng không được chủ sở hữu yêu cầu làm
việc đó; người chế biến có thể ngay tình hoặc không ngay tình, khi chiếm hữu
tài sản gốc.
Luật hiện hành quy định rằng nếu người chế
biến ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của của tài sản mới, nhưng phải thanh
toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật
liệu đó (BLDS Điều 246 khoản 2). Trong trường hợp người chế biến không ngay
tình, thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu giao vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu
nguyên vật liệu, thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật
mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở
hữu không ngay tình đối với nguyên vật liệu bị chế biến có quyền yêu cầu người
chế biến bồi thường thiệt hại (Điều 246 khoản 3). Như vậy:
-
-
Thứ nhất, luật không dự liệu việc
thanh toán công sức lao động mà người chế biến không ngay tình bỏ ra để để chế
biến sản phẩm. Người chế biến không ngay tình không những không có quyền sở hữu
đối với tài sản mới mà còn không được trả công chế biến và phải bồi thường
thiệt hại, nếu chủ sở hữu nguyên vật liệu có yêu cầu.
-
-
Thứ hai, nếu việc chế biến được thực
hiện một phần bằng nguyên vật liệu của người chế biến không ngay tình, thì
người này cũng trở thành một trong các đồng chủ sở hữu theo phần đối với tài
sản mới, áp dụng Điều 246 khoản 3 nêu trên. Tất nhiên, người này vẫn phải bồi
thường thiệt hại, nếu chủ sở hữu phần nguyên vật liệu bị chế biến không ngay
tình có yêu cầu.
b) Sáp
nhập và trộn lẫn
Đặt vấn
đề - Sáp
nhập, trong luật hiện hành, là việc gắn
một vật vào một vật khác tạo thành một vật mới có thể chia được hoặc không chia
được (BLDS Điều 244 khoản 1) ; còn trộn
lẫn là việc pha trộn các vật với nhau tạo thành một vật mới (Điều 245 khoản
1). Vật được sáp nhập có thể là một động sản hoặc một bất động sản, vật được
trộn lẫn chỉ có thể là một động sản.
b1) Sáp
nhập bất động sản
Nguyên
tắc: quyền sử dụng đất luôn là vật chính - Các bất động sản hữu hình nếu không là đất,
thì đều là những tài sản gắn liền với đất và đều là những vật phục vụ cho việc
khai thác công dụng của đất. Với đặc điểm đó, các tài sản gắn liền với đất phải
được coi là vật phụ so với đất. Đất, hay nói đúng hơn là quyền sử dụng đất luôn
là vật chính.
Sáp nhập bất động sản có thể xảy ra tự nhiên,
như trong trường hợp di chuyển tự nhiên của vật nuôi dưới nước nhưng có khi sự
sáp nhập là rõ ràng về mặt tự nhiên nhưng lại không được coi là sáp nhập về mặt
pháp lý trong luật Việt Nam (ví dụ như sự bồi đắp của phù sa...). Sự sáp nhập
cũng có thể xảy ra một cách nhân tạo.
Theo BLDS Điều 244 khoản 1, “nếu tài sản được đem sáp nhập là vật chính
và vật phụ, thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính”. Vậy,
các tài sản gắn liền với đất do sự sáp nhập thuộc quyền sở hữu của người có
quyền sử dụng đất. Giải pháp này còn được luật chính thức thừa nhận cho trường
hợp đặc thù của việc sáp nhập các vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên (BLDS
Điều 252). Tuy nhiên, khoản 1 Điều 244 BLDS quy định rằng chủ sở hữu tài sản
mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu
không có sự thỏa thuận khác. Luật Việt Nam không chỉ thiết lập sự suy đoán về
quyền sở hữu mà suy đoán cả về chi phí (khi một vật được sáp nhập đất thuộc quyền
sử dụng của một người, thì quyền sáp nhập quyền sở hữu đối với vật và việc sáp
nhập coi như được thực hiện bằng chi phí của người có quyền sử dụng đất trừ
trường hợp vật được thừa nhận thuộc quyền sở hữu của người khác).
b2) Sáp
nhập và trộn lẫn động sản
Các quy
tắc chung - Nếu
các tài sản được sáp nhập hoặc trộn lẫn thuộc về cùng một chủ sở hữu, thì chính
người này là chủ sở hữu tài sản mới được tạo thành từ việc sáp nhập hoặc trộn
lẫn. Nếu tài sản được sáp nhập hoặc trộn lẫn thuộc hai chủ sở hữu khác nhau,
thì cả hai trở thành những người có quyền sở hữu chung theo phần đỗi với tài
sản mới (BLDS Điều 244 khoản 1, Điều 245 khoản 1).
Nếu trường hợp việc sáp nhập hoặc trộn lẫn
được thực hiện với sự không ngay tình thì người có tài sản bị sáp nhập hoặc bị
trộn lẫn có thể lựa chọn một trong hai giải pháp như ta đã biết (BLDS Điều 244
khoản 2, Điều 245 khoản 2) hoặc nhận tài sản mới và thanh toán cho người sáp
nhập hoặc trộn lẫn giá trị phần tài sản của người đó; hoặc không nhận tài sản
mới và yêu cầu người sáp nhập, trộn lẫn thanh toán giá trị phần tài sản của
mình và bồi thường thiệt hại.
2.
Chiếm hữu theo khoản 6 Điều 176 BLDS - Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia
súc, gia cầm bị thất lạc
a)
Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên
“Người
nhặt hoặc phát hiện được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết rõ địa
chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên, thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho
người đó.” (BLDS
Điều 247 khoản 2, Điều 249 khoản 1). Trường hợp không biết được địa chỉ của
người đánh rơi hoặc bỏ quên, BLDS quy định rằng “người nhặt hoặc phát hiện phải thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn
hoặc Công an cơ sở nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà
nhận lại. Sau một năm kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được, phát
hiện được mà không xác định được ai là chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến
nhận, thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được, phát hiện được” (Điều
247 khoản 2 đoạn 3, Điều 249 khoản 2); “nếu
vật có giá trị lớn, thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được hưởng 50%
giá trị của vật và phần còn lại thuộc về Nhà nước” (Điều 248 BLDS). “Trong trường hợp vật bị đánh rơi, bị bỏ
quên là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hóa mà sau một năm, kể từ ngày thông
báo công khai, không xác định được ai là chủ sở hữu hoặc không có người đến
nhận, thì vật đó thuộc Nhà nước và người nhặt được, phát hiện được vật đó được
hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật” (Điều 249 khoản
3).
b) Gia súc, gia cầm bị thất lạc - Việc xác lập quyền sở hữu đối với gia súc, gia
cầm bị thất lạc được dự liệu tại các Điều 250 và 251 BLDS. Nếu bắt được gia súc bị thất lạc, thì người bắt
được phải thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú để thông báo
công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. (Điều 250) người bắt được gia
súc bị thất lạc, sau khi hết thời hạn sáu tháng kể từ ngày thông báo công khai
mà không có người đến nhận thì sẽ được xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị
thất lạc đó Nếu gia súc bắt được là gia súc thả rông theo tập quán, thì thời
hạn này là một năm (Điều 250); còn đối với gia cầm thất lạc, thời hạn này là
một tháng kể từ ngày thông báo công khai. (Điều 251)
Nếu có người đến nhận gia súc trong thời hạn
luật định và, trong thời gian chờ đợi, gia súc sinh con, thì người bắt được gia
súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra (Điều 250). Trong cùng một giả
thuyết, người bắt được gia cầm được hưởng trọn hoa lợi do gia cầm sinh ra (Điều
251). Cần lưu ý rằng hoa lợi nói ở đây là hoa lợi phát sinh trong suốt thời
gian người bắt được gia súc, gia cầm bị thất lạc chiếm hữu tài sản cho đến ngày
cuối của thời hạn được luật ấn định để chủ sở hữu thực hiện quyền nhận lại tài
sản, không phải từ ngày thông báo công khai cho đến hết thời hạn luật định.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng hoa lợi của gia súc sinh sản nhiều kỳ sẽ được phân
chia theo lứa chứ không theo số đầu gia súc thực tế.
Qua nội dung đã phân tích ở trên, ta có thể
rút ra một số nhận người xét sau:
Thứ nhất, trong khoảng thời gian giữa thời điểm nhặt,
phát hiện vật bị đánh rơi, bị bỏ quên hoặc thời điểm bắt được gia súc, gia cầm
bị thất lạc và thời điểm giao trả lại cho chủ sở hữu hoặc giao nộp cho cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền, người nhặt, phát hiện hoặc bắt được có quyền chiếm hữu
tài sản đó. Để có quyền chiếm hữu tài sản, người nhặt, phát hiện hoặc bắt được
phải thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tự mình thông báo công
khai. Quyền chiếm hữu được xác lập kể từ ngày nhặt, phát hiện, bắt được chứ
không phải từ ngày thông báo. Nếu không thông báo, người nhặt, phát hiện hoặc
bắt được sẽ ở trong tình trạng chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không
ngay tình đối với tài sản. Dù có thông báo hay không, người nhặt, phát hiện
hoặc bắt được không thể xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với vật bằng
cách chỉ dựa vào tình trạng chiếm hữu liên tục và công khai.
Thứ hai, luật không định thời hạn thông báo công khai
kể từ ngày vật được nhặt, phát hiện, bắt được hoặc được giao nộp cho cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền. Luật cũng không xác định hình thức thông báo công khai
(công bố trên báo đài, đài trung ương, đài địa phương,...) vấn đề này được giải
quyết tùy theo tập quán sinh hoạt của từng vùng cũng như mức độ hiện đại của
các phương tiện thông tin mà dân cư trong vùng đang sử dụng hoặc hưởng thụ.
Thứ ba, luật không xác định từ thời điểm nào quyền
sở hữu được xác lập cho người nhặt, phát hiện vật bị đánh rơi, bỏ quên hoặc bắt
được gia cầm, gia súc thất lạc. Ta có thể suy luận hai cách thức xác định thời
điểm xác lập quyền sở hữu trong trường hợp này như sau: quyền sở hữu được xác
lập từ thời điểm hết hạn để người đánh rơi, bỏ quên, làm thất lạc nhận lại tài
sản; hoặc quyền sở hữu được xác lập từ thời điểm nhặt, phát hiện vật, bắït được
gia cầm, gia súc đó. Rõ ràng, việc xác lập quyền sở hữu theo cách thứ nhất tỏ
ra hợp lý hơn về lý luận cũng như thực tiễn
và cũng phù hợp với tinh thần của giải pháp cho vấn đề xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu ghi nhận tại khoản 1 Điều 255 BLDS.
Việc chuyển nhượng vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc
- được giải quyết như sau:
- Giả thuyết thứ nhất: người nhặt được vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bắt
được gia súc, gia cầm bị thất lạc đã có thông báo công khai và việc chuyển
nhượng được thực hiện trong thời gian chờ đợi - Người được chuyển nhượng
không thể được coi như ngay tình khi tham gia vào việc chuyển nhượng, bởi đã có
thông báo công khai: việc thông báo có tác dụng đặt tất cả mọi người vào tình
trạng buộc phải biết việc chiếm hữu gia, súc, gia cầm bị thất lạc. Nhưng, một
cách hợp lý, người này phải được hưởng thời gian chiếm hữu liên tục của người
chuyển nhượng và chỉ cần chờ đến khi hết thời hạn luật định, kể từ ngày thông
báo công khai, để xác lập quyền sở hữu của mình đối với gia súc, gia cầm bị
thất lạc và được chuyển nhượng. Giả sử, trong thời gian chờ đợi, chủ sở hữu gia
súc, gia cầm bị thất lạc đến nhận lại tài sản, thì người được chuyển nhượng
cũng có quyền yêu cầu hoàn trả chi phí nuôi giữ và các chi phí khác, cũng như
được quyền sở hữu đối với hoa lợi như thể tài sản còn nằm trong tay người chuyển
nhượng. Ta nói rằng việc chuyển nhượng có tác dụng chuyển các quyền và nghĩa vụ
liên quan đến tài sản chuyển nhượng cho người được chuyển nhượng. Nếu tài sản
được chuyển nhượng trong điều kiện đã có thông báo công khai, thì người chuyển
nhượng và người được chuyển nhượng hưởng hoa lợi phát sinh trong thời gian
chiếm hữu của mình, theo các quy định tại các Điều 250 và 251 BLDS.
- Giả thuyết thứ hai: người bắt được gia súc, gia cầm không thông báo
công khai - Không thông báo, người chuyển nhượng ở trong tình trạng chiếm
hữu không ngay tình. người được chuyển nhượng có thể biết mà cũng có thể không
biết điều đó. Nếu người được chuyển nhượng biết mà vẫn chấp nhận mua, trao
đổi,... thì người này tiếp tục chiếm hữu không ngay tình và không bao giờ có
thể xác lập được quyền sở hữu đối với tài sản.
Nếu người được chuyển
nhượng không biết và không thể biết việc chiếm hữu không ngay tình của người
chuyển nhượng, thì sau khi chuyển nhượng, người được chuyển nhượng sẽ trở thành
người chiếm hữu ngay tình. Trong trường hợp này, quyền sở hữu đối với tài sản
có thể được xác lập theo thời hiệu, được quy định tại khoản 1 Điều 255 BLDS.
Nếu tài sản được chuyển nhượng trong điều kiện người chuyển nhượng không thông
báo công khai, thì, khi chủ sở hữu của gia súc, gia cầm bị thất lạc xuất hiện,
việc giải quyết số phận của hoa lợi được xác định tuỳ theo người được chuyển
nhượng ngay tình hoặc không ngay tình: nếu ngay tình, người này không phải hoàn
trả hoa lợi đã thu được cho đến ngày chấm dứt sự ngay tình; trong trường hợp
không ngay tình, người này phải hoàn trả toàn bộ hoa lợi sinh ra từ khi bắt đầu
chiếm hữu.
c) Vật bị
chôn giấu
Theo
BLDS Điều 248, “Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc
không xác định được ai là chủ sở hữu, thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo
quản, quyền sở hữu đối với vật đó được
xác định như sau:
1. 1. Vật được tìm
thấy là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hóa, thì thuộc Nhà nước, người tìm thấy
vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
2. 2. Vật được tìm
thấy không phải là cổ vật, di tích lịch sử, văn hóa, mà có giá trị lớn, thì
người tìm thấy được hưởng 50% giá trị của vật, phần còn lại thuộc Nhà nước và
nếu vật có giá trị nhỏ, thì thuộc sở hữu của người tìm thấy vật đó, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.”
3. Chiếm hữu theo khoản 7 Điều 176 BLDS
a) Chiếm hữu với tư cách chủ sở hữu
Có đủ corpus và animus - Để
xác lập được quyền sở hữu theo thời hiệu, người chiếm hữu tài sản phải chiếm
hữu theo cung cách của một người có quyền sở hữu đối với tài sản đó, nghĩa là
có đủ corpus và animus. Việc chiếm hữu phải liên tục và công khai.
b) Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình
Người tự mình chiếm đoạt tài sản của người
khác không bao giờ là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
theo nghĩa của khoản 1 Điều 255 BLDS bởi
người này biết rõ hoặc buộc phải biết tài sản không thuộc sở hữu của mình,
nhưng vẫn xử sự như là chủ sở hữu; không có sự ngay tình cần thiết, người này
mãi mãi là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật cũng không ngay tình và
không bao giờ có quyền sở hữu đối với tài sản. Tuy nhiên, nếu người chiếm đoạt
chuyển nhượng tài sản cho người khác và người được chuyển nhượng không biết và
không thể biết việc chiếm đoạt, thì người được chuyển nhượng sau này lại trở
thành người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.
Luật
Việt Nam hiện hành còn đang trong giai đoạn hoàn thiện khái niệm “ người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình”. Có thể xác định được rằng người chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình đối với tài sản
phải hội đủ các điều kiện sau đây:
-
-
Thứ nhất, phải là người nhận được tài
sản từ tay một người xử sự theo cung cách của một chủ sở hữu và giao tài sản
một cách tự nguyện, nghĩa là nhận được tài sản do một vụ chuyển nhượng. Việc
chuyển nhượng tài sản có thể được giao kết và thực hiện có đền bù (bán, trao
đổi..) hoặc không có đền bù (tặng, cho, di tặng...).
-
-
Thứ hai, phải ngay tình, nghĩa là “không
biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật” (BLDS Điều 195 đoạn
2).
Luật
viết cũng ghi nhận một số trường hợp đặc biệt:
Quyền
sở hữu toàn dân không mất đi theo thời hiệu - Theo khoản 2 Điều 255 BLDS, người chiếm hữu
tài sản thuộc sở hữu toàn dân, không có căn cứ pháp luật, thì dù ngay tình,
liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành
chủ sở hữu đối với tài sản đó.
Tài sản có đăng ký quyền sở hữu - Trong luật Việt Nam hiện hành, đối với tài
sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu, thì việc chuyển nhượng chỉ có thể
được thực hiện trên cơ sở xuất trình các bằng chứng về việc đăng ký quyền sở
hữu đó. Vậy, một người chấp nhận giao kết việc chuyển nhượng đối với một tài
sản phải đăng ký quyền sở hữu, trong điều kiện người chuyển nhượng không xuất
trình được bằng chứng về việc đăng ký đó, thì không thể được coi là ngay tình
khi chiếm hữu tài sản và không thể xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu bằng
cách viện dẫn khoản 1 Điều 255 BLDS. Trong hầu hết các trường hợp chuyển nhượng
đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (mua bán, tặng cho, trao đổi,...),
thì quyền sở hữu được chuyển cho người được chuyển nhượng ở thời điểm đăng ký.
Như vậy, đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, thì để được coi là
người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, người chiếm hữu tài
sản trước hết phải hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan có thẩm
quyền; tình trạng chiếm hữu được dùng làm cơ sở để xác lập quyền sở hữu theo
thời hiệu được coi như bắt đầu từ ngày đăng ký chứ không phải từ ngày tiếp nhận
tài sản.
Trường hợp người chuyển nhượng không có quyền
sở hữu tài sản do giao dịch chuyển nhượng vô hiệu - Ta có giả thiết như sau: một người được nhận
một tài sản do một giao dịch dân sự. Ít lâu sau, người này chuyển nhượng tài
sản cho người khác. Thời gian sau nữa, giao dịch dân sự có tác dụng chuyển giao
tài sản cho người chuyển nhượng bị tuyên bố vô hiệu. Trong trường hợp này, luật
nói rằng, nếu người được chuyển nhượng sau ngay tình, thì giao dịch được xác
lập sau vẫn có hiệu lực, mặc dù giao
dịch trước vô hiệu (BLDS Điều 147). Nếu giao dịch có tác dụng chuyển quyền sở
hữu tài sản, thì người được chuyển nhượng sau là chủ sở hữu của tài sản do sự
công nhận của luật mà không cần đợi đến mười năm hoặc ba mươi năm để xác lập
quyền sở hữu theo thời hiệu như người
chiếm hữu ngay tình trong các trường hợp khác. Tuy nhiên, giải pháp này chắc
chắn chỉ được áp dụng cho các vụ chuyển nhượng theo nghĩa đích thực. Nó không
thể được áp dụng cho các trường hợp chuyển giao tài sản bằng con đường thừa kế
bởi người thừa kế chỉ có quyền và nghĩa vụ của người để lại di sản chứ không
xác lập quyền của riêng mình lên tài sản được người đó chuyển giao.
Dẫn
nhập - Vấn
đề bằng chứng về quyền sở hữu không chỉ
được đặût ra mỗi khi có tranh chấp. Trong trường hợp tài sản phải đăng
ký quyền sở hữu và việc đăng ký được thực hiện lần đầu, thì người yêu cầu đăng
ký phải chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tài sản liên quan, trước cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. Một khi các bằng chứng về quyền sở hữu được thiết
lập đầy đủ, người đăng ký lần đầu được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản
và giấy chứng nhận này trở thành bằng chứng thay thế cho các bằng chứng khác về
quyền sở hữu trong thực tiễn các giao dịch. Nhưng nói chung, về quyền sở hữu
hoặc quyền yêu cầu chuyển quyền sở hữu đối với tài sản phải đăng ký, cơ quan
đăng ký tiếp nhận và thẩm định các loại bằng chứng trong khuôn khổ luật chung.
Trong thực tiễn giao dịch có xu hướng chấp nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu
như là bằng chứng tốt nhất (thậm chí duy nhất) về quyền sở hữu đối với tài sản
phải đăng ký. Mỗi khi chuyển nhượng, cầm
cố, thế chấp các tài sản loại này, người chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp chỉ
cần xuất trình giấy chứng nhận có liên quan thì việc thẩm tra tư cách chủ sở
hữu coi như được thực hiện xong. Khi kiện đòi lại tài sản, người có giấy chứng
nhận quyền sở hữu có thể xuất trình giấy này để chứng minh quyền sở hữu của
mình đối với tài sản tranh chấp và người bị kiện, muốn giữ lại tài sản, trước
hết phải thiết lập được bằng chứng phủ nhận giá trị của giấy đó. Trái lại,
trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu mà người có giấy chứng nhận
quyền sở hữu là bị đơn, thì giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ có tác dụng như
một lá chắn, một giấy chứng nhận quyền được miễn chứng minh. Khi đó, giấy chứng
nhận, suy cho cùng, chỉ là hình thức xác nhận một quyền được giả định là đã tồn
tại trước đó hoặc xác nhận việc chuyển giao quyền đó.
Có những hệ thống luật (như Anh, Đức) quan
niệm rằng các quyền đối với bất động sản không chỉ có giá trị đối với tất cả
mọi người mà còn có tầm quan trọng lớn lao đối với nền kinh tế. Bởi vậy, các
quyền này chỉ có thể xác lập nhờ có sự can thiệp của quyền lực công cộng, đặc
biệt là thông qua thủ tục đăng ký. Một khi được đăng ký, quyền sở hữu tài sản được chứng minh bằng các giấy tờ xác nhận
việc đăng ký và sự chứng minh đó không thể bị phủ nhận, trừ một vài trường hợp
đặc biệt. Các tư tưởng của giải pháp này cũng được ảnh hưởng trong tâm lý của
một bộ phận lớn dân cư ở Việt Nam (người dân luôn coi trọng việc hoàn tất thủ tục
trước bạ sang tên và việc cấp “giấy
hồng”, “sổ đỏ”[26][26]
có tác dụng thiết lập sự an toàn đối với quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất
của người được chuyển nhượng, người thừa kế,...). Và gần như, cả người làm luật
và người áp dụng pháp luật ở Việt Nam đều muốn dựa vào định chế đăng ký bất
động sản để giải quyết các tranh chấp liên quan đến loại tài sản này. Song cho
đến nay các điều kiện khách quan của giải pháp, nhất là các điều kiện về chất
lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát lưu thông dân sự vẫn chưa hội đủ. Bởi
vậy, luật Việt Nam vẫn chưa bao giờ chính thức thừa nhận giá trị chứng cứ không
thể tranh cãi của giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu bất động sản.
Tuy nhiên, những nội dung vừa trình bày ở trên
là đối với quyền sở hữu đối với các tài sản phải đăng ký. Còn quyền sở hữu các
tài sản không đăng ký trong luật Việt Nam được chứng minh bằng bất kỳ phương
tiện nào, bất kỳ nguồn chứng cứ nào được pháp luật thừa nhận: chiếm hữu vật
chất, hoá đơn, chứng từ thanh toán, người làm chứng,... Việc thẩm định chứng cứ
hoàn toàn không đơn giản. Nhưng dẫu sao, mỗi khi có tranh chấp, thì cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền phải xem xét, ra quyết định ai là người được công nhận có
quyền sở hữu tài sản. Cơ quan giải quyết tranh chấp không thể bác yêu cầu của
cả hai bên để tài sản tranh chấp ở trong tình trạng không xác định được chủ sở
hữu, cũng không thể tuyên bố cả hai đều có quyền sở hữu đối với một tài sản
tranh chấp. Tuy nhiên, có thể nói rằng khi
giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, cơ quan chức năng chỉ tìm cách xác định
sự tồn tại của quyền trên cơ sở những bằng chứng thuyết phục nhất trong những
bằng chứng chống lại nhau.
1.
Trách nhiệm của các bên tranh chấp về quyền sở hữu trong việc cung cấp chứng cứ
Luật Việt Nam chưa có các quy định mang tính
nguyên tắc về trách nhiệm của các bên trong một vụ tranh chấp về quyền sở hữu
tài sản trong việc cung cấp chứng cứ. Nói riêng về quyền tác giả, quyền sở hữu
tác phẩm, luật quyết định rằng “Tác giả,
chủ sở hữu tác phẩm đã đăng ký bảo hộ tác phẩm tại cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền sở hữu đối với tác phẩm đã đăng
ký khi có tranh chấp” (BLDS Điều 762 khoản 2). Giải pháp này được thừa nhận
mà không phân biệt người đăng ký bảo hộ là nguyên đơn hay bị đơn trong vụ việc tranh
chấp. Thực tiễn áp dụng pháp luật cũng có xu hướng thiết lập sự suy đoán có lợi
cho người đã đăng ký quyền sở hữu, mỗi khi có tranh chấp, dù luật hầu như không
có quy định nào tương tự như Điều 762 khoản 2 áp dụng cho các trường hợp tài
sản phải đăng ký quyền sở hữu không phải là tác phẩm. Song, chúng ta có một
nguyên tắc chung nhất được thừa nhận trên thực tế. Đó là: một khi có tranh chấp về quyền sở hữu đối với một tài sản phải đăng ký,
thì trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tranh chấp không đăng ký. Người có
giấy chứng nhận quyền sở hữu có thể là nguyên đơn, nhưng cũng có thể là bị đơn
trong vụ tranh chấp, có thể là người đang chiếm hữu vật chất và pháp lý đối với
tài sản, nhưng cũng có thể đang ở trong tình trạng bị người khác chiếm đoạt tài
sản. Trong trường hợp tài sản tranh chấp thuộc loại tài sản vô hình, thì thông
thường, người có giấy chứng nhận là nạn nhân của một vụ vi phạm độc quyền khai
thác và chủ động kiện cáo để yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình. Mặt khác, cũng
như người có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, người chiếm hữu một tài sản
không thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu chỉ có ưu thế tương đối. Nếu người
tranh chấp chứng minh được rằng sự chiếm hữu của người bị tranh chấp không hoàn
hảo (không liên tục, không công khai, hoặc mập mờ), thì cả hai bên tranh chấp
sẽ trở nên bình đẳng trong việc chứng
minh. Còn trong trường hợp tài sản tranh chấp không thuộc loại phải đăng ký
quyền sở hữu, người đứng nguyên đơn trong vụ tranh chấp về một tài sản phải
đăng ký quyền sở hữu nhưng chưa được đăng ký thường cũng là người đòi lại tài
sản, còn bị đơn là người chiếm hữu. Tất cả các bên đều phải cung cấp bằng chứng
về quyền sở hữu của mình đối với tài sản tranh chấp và người có bằng chứng
thuyết phục nhất sẽ được công nhận là chủ sở hữu.
1.
1. Đối tượng
chứng minh
Đối tượng chứng minh trong các tranh chấp về
quyền sở hữu lẽ đương nhiên là quyền sở hữu. Người khởi kiện tranh chấp phải
chứng minh rằng chính mình, chứ không phải người bị tranh chấp, mới là chủ sở
hữu của tài sản.
Song, đối tượng chứng minh trong một vụ kiện
về quyền thừa kế không phải là quyền sở hữu hay quyền yêu cầu chuyển quyền sở
hữu mà là quyền hưởng di sản.
2.
2. Phương tiện
chứng minh
Luật Việt Nam không có các quy định riêng về
việc thiết lập và thẩm định chứng cứ trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở
hữu tài sản. Người tranh chấp có thể sử dụng bất kỳ phương tiện chứng minh nào
được pháp luật thừa nhận. Phương tiện chứng minh thông dụng nhất là giấy tờ.
Đôi khi người tranh chấp còn viện dẫn sự chiếm hữu; nhưng trong luật hiện hành,
sự chiếm hữu chỉ có giá trị chứng minh trong một vài trường hợp rất đặc biệt.
Sự chiếm hữu chỉ được luật viết chính thức coi là phương tiện chứng minh quyền
sở hữu, trong trường hợp việc chiếm hữu thoả mãn các điều kiện dự liệu cho việc
xác lập quyền sở hữu đối với vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị
thất lạc, hoặc cho việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu quy định tại khoản
1 Điều 255 BLDS. Việc chiếm hữu trong các trường hợp xác lập quyền sở hữu theo
thời hiệu rút ngắn được thừa nhận nhờ việc xuất trình bằng chứng về thông báo
công khai (ghi nhận ngày nhặt, phát hiện, bắt được tài sản, thì việc chiếm hữu
có thể coi như bắt đầu từ ngày đó). Trong các trường hợp khác, bằng chứng về sự
chiếm hữu có thể được cung cấp từ bất kỳ nguồn nào được thừa nhận trong luật
chung có chứa đựng các dữ kiện cho thấy đương sự có thực hiện các giao dịch vật
chất tác động lên tài sản theo cung cách của một người có quyền sở hữu tài sản:
hoá đơn thanh toán tiền sửa chữa tài sản; hợp đồng gửi giữ, hợp đồng cầm cố,
cho mượn tài sản; lời khai của người làm chứng;...
Đặt vấn đề - Theo chương IV phần
thứ hai BLDS, quyền sở hữu tồn tại dưới
các hình thức sau đây: sở hữu toàn dân; sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị -xã hội; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu của tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội nghề nghiệp; sở hữu hỗn hợp và sở hữu chung. Chúng ta có thể
chia các hình thức sở hữu này thành hai nhóm: sở hữu có một chủ sở hữu và sở
hữu có nhiều chủ sở hữu.
I. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU CÓ MỘT CHỦ THỂ, bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và
sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
-nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện (gọi chung là pháp nhân không hoạt độüng
sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận).
A.
Sở hữu toàn dân
1. Chủ
thể của sở hữu toàn dân - đúng như tên gọi, chủ thể của sở hữu toàn dân đương nhiên là toàn dân. Song toàn dân
không tự mình thực hiện các quyền của chủ sở hữu. Khoản 1 Điều 206 BLDS nói rằng “Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân”.
Khoản 2 Điều 206 quy định thêm: “Chính
phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử
dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tải sản thuộc sỏ hữu toàn dân”.
2. Tài
sản thuộc sỏ hữu toàn dân
Có
tài sản thuộc sở hữu toàn dân một cách tuyệt đối, nghĩa là không bao giờ có thể
được chuyển nhượng để trở thành tài sản thuộc sỏ hữu của các chủ thể khác và có
những tài sản thuộc sở hữu toàn dân nhưng có thể được chuyển nhượng để trở
thành đối tượng của những hình thức sở
hữu khác. Ta tạm gọi các tài sản thuộc nhóm thứ nhất là tài sản công của toàn
dân; các tài sản thuộc nhóm thứ hai là tài sản tư của toàn dân.
-
-
Tài sản công của toàn dân: tất cả các
tài sản công của toàn dân đều có chung một đặc điểm: chỉ có thể được sử dụng vì
lợi ích công cộng. Tài sản không thể được dùng vào việc nào khác ngoài việc phục vụ cho tất cả
mọi người. Đó là: đất đai, rừng, núi, sông hồ, nguồn nước, công trình giao
thông công cộng thủy, bộ, đường sắt, đường không, công trình quốc phòng, cơ sở
công nghiệp quốc phòng, cơ sở cung ứng dịch vụ công cộng (Điện, chiếu sáng công
cộng, thông tin liên lạc, nước..), các di tích lịch sử, văn hóa thuộc khối tài
sản quốc gia..
-
-
Tài sản tư của toàn dân: bao gồm tất
cả những gì trong khối tài sản quốc gia mà không phải là tài sản công của toàn
dân. Thuộc nhóm này hầu hết là những tài sản được giao cho các cơ quan Nhà
nước, đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội đẻ sử dụng: nhà làm việc, nhà xưởng, trang thiết bị,
máy móc chuyên dùng, tiền vốn...
3. Sử
dụng tài sản thuộc sỏ hữu toàn dân
Các
tài sản thuộc sở hữu toàn dân phải được sử dụng có hiệu quả và phù hợp với lợi
ích của toàn xã hội. Việc sử dụng tài sản thuộc sỏ hữu toàn dân rất đa dạng.
Một số tài sản được dành cho tất cả mọi người để sử dụng chung một cách trực
tiếp: sông, hồ lưu thông tự do, đường bộ... bất kỳ ai cũng có quyền sử dụng các
tài sản này với điều kiện tôn trọng các quy tắc hành chính và quyền sử dụng của
người khác. Có những tài sản được giao cho cơ quan cung ứng dịch vụ công cộng
để khai thác nhằm phục vụ cho tất cả mọi người: đường sắt được cơ quan quản lý
đường sắt sử dụng để chuyên chở hành khách, hàng hóa; mạng lưới điện quốc gia
được giao cho tổng công ty điện lực để cung ứng điện cho nhân dân. Những tài
sản giao cho doanh nghiệp Nhà nước khai thác nhằm tạo công ăn việc làm cho
người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và làm gia tăng tích
lũy thuộc sở hữu toàn dân. Cũng có tài sản được giao cho các đơn vị sự nghiệp
của Nhà nước (bảo tàng, bảo tồn, thư viện...) để phục vụ cho các sinh hoạt tinh
thần hoặc đáp ứng nhu cầu tích lũy kiến thức, vui chơi giải trí của người dân.
4. Quản
lý Nhà nước đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân
Tài
sản thuộc sở hữu toàn dân được đặt dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho các cơ quan Nhà nước, các đơn vị
thuộc lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội để sử
dụng. Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng tài sản
đó (BLDS Điều 210 khoản 1, Điều 211 khoản 1).
Đối với các tài sản được đầu tư vào
các doanh nghiệp Nhà nước, thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với
tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp Nhà nước (BLDS Điều
208).
5. Bảo
vệ sở hữu toàn dân
Các
tài sản công thuộc sở hữu toàn dân không thể được chuyển nhượng và không thể bị
kê biên. Có một số tài sản tư thuộc sở hữu toàn dân có thể được chuyển nhượng
dưới sự kiểm soát và giám sát của cơ quan tài chính nhưng trên nguyên tắc không
thể bị kê biên. Và trong bất kỳ trường hợp nào, tài sản thuộc sỏ hữu toàn dân
không thể là đối tượng của quyền sở hữu được xác lập theo thời hiệu (BLDS Điều
255 khoản 2).
B.
Sở hữu tập thể.
Nhóm
chủ thể của sở hữu tập thể bao gồm các hợp tác xã và các tổ chức kinh tế tập
thể có tư cách pháp nhân. Các tài sản thuộc sở hữu tập thể được hình thành từ
nguồn đóng góp của các thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh,
được Nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật
(BLDS Điều 218).
“Việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài
sản thuộc sở hữu tập thể phải tuân theo pháp luật, phù hợp với điều lệ của tập
thể đó, bảo đảm sự phát triển ổn định của sở hữu tập thể” (BLDS Điều 219
khoản 1). Sở hữu tập thể đặt cơ sở cho việc tương trợ giữa những người lao động
trong lao động sản xuất, kinh doanh. Bởi vậy, “tài sản thuộc sở hữu tập thể được giao cho thành viên trực tiếp khai
thác công dụng một cách có tổ chức trong khuôn khổ hoạt động của đơn vị kinh tế
tập thể” (Điều 219 khoản 2).“Thành
viên của tập thể được quyền ưu tiên mua, thuê, thuê khoán tài sản thuộc sở hữu
tập thể “ (Điều 219 khoản 3).
C. Sở
hữu của các pháp nhân
không
hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận
1. Tài
sản
Tài sản
thuộc sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội - là những tài sản được hình thành từ nguồn
đóng góp của các thành viên, các tặng cho chung cũng như từ các nguồn khác phù
hợp với quy định của pháp luật (BLDS Điều 215). Các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị-xã hội có thể được Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu đối với một số
tài sản cần thiết cho hoạt động của tổ chức đó (Điều 215 khoản 1)
Tài sản
thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội nghề nghiệp là tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho
chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với những quy định của pháp luật và phù
hợp với mục đích hoạt đông của tổ chức đó được quy định trong điều lệ.(Điều 224
BLDS).
2. Thực hiện quyền sở hữu - Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã
hội có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu
của mình theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động của tổ
chức đó được quy định trong điều lệ (BLDS Điều 216 và 225)
II. SỞ HỮU CHUNG
A. Sở hữu hỗn hợp
Thông thường, chủ thể của sở hữu hỗn hợp là
một pháp nhân được thành lập theo ý chí của các thành viên góp vốn để sản xuất,
kinh doanh thu lợi nhuận. Cũng có trường hợp các thành viên góp vốn tạo một
ngân quỹ chung nhằm thực hiện một hoặc một loạt các hoạt động sản xuất, kinh
doanh mà không thành lập một pháp nhân độc lập để quản lý ngân quỹ đó. Các
thành viên góp vốn vẫn là chủ thể đầy đủ của quyền sở hữu hỗn hợp và chịu trách
nhiệm trước người thứ ba không chỉ bằng tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp mà còn cả
bằng tài sản riêng của mình một cách vô hạn. Sở hữu hỗn hợp trong trường hợp
này là một hình thức sở hữu chung theo phần đặc biệt, tồn tại nhằm phục vụ cho
việc đạt tới một mục đích kinh tế chung nào đó của các chủ thể của quyền sở hữu
chung.
“Các
tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp được hình thành từ vốn góp của các thành viên, lợi
nhuận hợp pháp do sản xuất, kinh doanh hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy
định của pháp luật” (BLDS
Điều 227).“Việc chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp phải tuân theo các quy định về sở hữu
chung và các quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức,
hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và
phân chia lợi nhuận” (BLDS Điều 228).
B. Sở
hữu của hộ gia đình, tổ hợp tác
1. Chủ
thể - Hộ gia đình, tổ hợp tác không phải là những
pháp nhân Suy cho cùng hộ gia đình, tổ hợp tác chỉ là những khái niệm của luật
về nhân thân, dùng để chỉ một nhóm người gắn bó với nhau do quan hệ huyết
thống, hôn nhân hoặc quan hệ bè bạn, thầy trò và lao động trong cùng một ngành,
nghề, một lĩnh vực hoặc cùng có quyền sử dụng đối với đất được giao trong tình
trạng không phân chia. (Điều 116, 117 BLDS )
q
Thành
viên của hộ gia đình
Hộ gia đình theo Điều 116, khoản 1 BLDS tức
là một đơn vị kinh tế, chứ không phải là
tập hợp những người được ghi tên trong sổ hộ khẩu. Tất cả các thành viên hộ gia
đình đều là thành viên của gia đình; nhưng không phải thành viên nào của gia
đình cũng là thành viên của hộ gia đình. Có trường hợp thành viên của gia đình
chưa thành niên và chưa tham gia lao động cùng với các thành viên khác trong
hoạt động kinh tế chung của hộ gia đình. Những người này vẫn là chủ thể của các
quyền của một thành viên đối với các tài sản của hộ gia đình[27][27],
nhưng với điều kiện phải tham gia lao động cùng với các thành viên khác một khi
có khả năng và có điều kiện để lao động. Cũng có những trường hợp thành viên
của gia đình đã thành niên, nhưng hoạt động trong một lĩnh vực kinh tế, nghề
nghiệp khác với lĩnh vực kinh tế, nghề nghiệp của hộ gia đình. Những người này
cũng trở thành người có quyền của một thành viên đối với các tài sản thuộc hộ
gia đình, một khi trở về tham gia vào hoạt động kinh tế chung của hộ. Các điều
kiện nêu trên được gọi là những “điều
kiện treo” [28][28]
để một người có quyền của một thành viên đối với khối tài sản thuộc hộ gia
đình. Ta có thể chia thành viên của hộ gia đình thành hai nhóm:
-
-
Thành viên đầy đủ: là thành viên của
gia đình và đang tham gia vào hoạt động kinh tế chung của hộ;
-
-
Thành viên có điều kiện: là thành
viên của gia đình nhưng chưa tham gia vào hoạt động kinh tế chung của hộ.
q
Thành
viên của tổ hợp tác - Khác
với hộ gia đình, tổ hợp tác xây dựng lực lượng thành viên của mình thông qua
quan hệ hợp đồng chứ không phải quan hệ gia đình. Ta có hai loại thành viên tổ
hợp tác: thành viên tham gia sáng lập và thành viên được nhận vào.
2. Tài
sản
a) Tài
sản có của hộ gia đình, tổ hợp tác
Tài sản của hộ gia đình - gồm
hai loại: 1 - Các tài sản dùng vào hoạt động kinh tế chung của cả hộ; 2 - Quyền
sử dụng đất ở được giao chung cho cả hộ. Ngoài quyền sử dụng đất được giao, “các tài sản gọi là của hộ gia đình bao gồm
các tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung và
các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ “
(BLDS Điều 118). Các tài sản này đều có chung một đặc điểm: đó là phương tiện
thực hiện hoạt động kinh tế chung của hộ.
Tài sản của tổ hợp tác - là “tài
sản do các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập hoặc được tặng cho chung” (BLDS
Điều 123 khoản 1).
b) Tài
sản nợ của hộ gia đình, tổ hợp tác
Nợ chung của hộ gia đình - là những khoản nợ thỏa mãn hai điều kiện: 1
- Chủ thể xác lập nghĩa vụ là chủ hộ gia đình hoặc là người được chủ hộ uỷ
quyền hợp lệ; 2 - Nghĩa vụ phải được xác lập trong khuôn khổ hoạt động kinh tế
chung của hộ gia đình và vì lợi ích chung của hộ.
Nợ chung của tổ hợp tác - là những khoản nợ thỏa mãn ba điều kiện: 1 -
Chủ thể xác lập nghĩa vụ phải là tổ trưởng hoặc người được tổ trưởng uỷ quyền
hợp lệ; 2 - Nghĩa vụ phải được xác lập phù hợp với mục đích hoạt động của tổ
hợp tác; 3 - Việc xác lập nghĩa vụ phải được sự chấp thuận của đa số tổ viên[29][29];
nếu nghĩa vụ được xác lập do hiệu lực của một giao dịch định đoạt có đối tượng
là tư liệu sản xuất của tổ, thì phải có sự chấp thuận của tất cả các tổ viên.
Các chủ nợ chung của hộ gia đình (tổ hợp tác)
có quyền yêu cầu kê biên và bán tài sản của hộ gia đình (tổ hợp tác) để thu hồi
nợ (BLDS Điều 119 khoản 2, Điều 126 khoản 2). Trong trường hợp tài sản chung
không đủ để thanh toán nợ, thì các thành viên của hộ gia đình trả nợ của hộ
bằng tài sản riêng theo nguyên tắc liên
đới (BLDS Điều 119 khoản 2); các thành viên của tổ hợp tác trả nợ bằng tài sản
riêng theo nguyên tắc liên đới theo phần tương ứng với phần đóng góp bằng tài
sản của mình (Điều 126 khoản 2).
Nợ riêng của thành viên hộ gia đình (tổ hợp
tác) - Các
nghĩa vụ do người đại diện hợp pháp của hộ gia đình (tổ hợp tác) xác lập, một cách
trực tiếp hoặc thông qua người được uỷ quyền, mà không có đủ các điều kiện trên
đây, là nợ riêng của người đó. Cũng như vậy, một khi nghĩa vụ do một thành viên
hộ gia đình (tổ viên tổ hợp tác) xác lập ngoài khuôn khổ hợp đồng uỷ quyền giao
kết với chủ hộ (tổ trưởng tổ hợp tác) nhằm thực hiện các chức năng của hộ gia
đình (hay vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác) cũng được xem là nợ riêng của
thành viên đó. Chủ nợ riêng của thành viên không có quyền yêu cầu kê biên và
bán tài sản chung của hộ gia đình (tổ hợp tác), cũng không có quyền yêu cầu
phân chia tài sản chung của hộ gia đình (tổ hợp tác) để nhận tiền thanh toán
theo khoản 2 Điều 238 BLDS. Đặc biệt, chủ nợ của thành viên tổ hợp tác cũng
không có quyền yêu cầu kê biên phần quyền sở hữu của tổ viên trong tài sản
chung, bởi phần quyền này chỉ tồn tại ở thời điểm thanh toán phần tài sản của
tổ viên đóng góp vào tổ.
Quyền
của thành viên hộ gia đình (tổ hợp tác) - Luật không có quy định về quyền của các thành viên hộ gia đình đối với tài sản
chung của hộ. Nói chung, thành viên hộ gia đình tham gia vào đời sống pháp lý của hộ theo các quy tắc được
thiết lập trong tục lệ chứ không phải trong luật. Chắc chắn, thành viên không
có quyền chuyển nhượng các tài sản thuộc sở hữu của hộ gia đình thông qua các
giao dịch xác lập nhân danh cá nhân mình. Thành viên có quyền hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản, có quyền giám sát công việc của chủ hộ và có quyền có ý
kiến trong các vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh tế chung của hộ, trong
việc xác lập các giao dịch quan trọng liên quan đến tài sản của hộ. Tuy nhiên,
các quyền này được thực hiện trên cơ sở tôn trọng các chuẩn mực đạo đức và
trong khuôn khổ tôn ti trật tự gia đình và ngược lại trách nhiệm vật chất của
thành viên đối với hộ gia đình được quy kết và thực hiện chủ yếu bằng con đường
dàn xếp nội bộ chứ không phải bằng con đường tư pháp. Tổ viên tổ hợp tác được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt
động của tổ hợp tác theo thoả thuận và được tham gia quyết định các vấn đề có
liên quan đến hoạt động của tổ, cũng như được thực hiện việc kiểm tra hoạt động
của tổ (BLDS Điều 125). Trong trường hợp gây thiệt hại do lỗi của mình, tổ viên
có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 124 khoản 2). Tổ viên
tổ hợp tác không có quyền chuyển nhượng các tài sản mình đã đóng góp vào tổ,
cũng như phần tài sản của mình (phần đóng góp của tổ viên) trong khối tài sản
chung.
C. Sở hữu chung của cộng đồng
Theo định nghĩa của luật viết hiện hành, “Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của
dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân cư đối với tài sản được hình thành theo tập
quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp,
được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật
nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng.” (BLDS Điều
234 khoản 1)
Chủ thể của sở
hữu cộng đồng - có thể là một pháp nhân, nhưng thông thường chỉ là những
nhóm thực tế (groupement de fait)
hình thành từ việc liên kết những người có quan hệ huyết thống, có chung một
tín ngưỡng dân gian hoặc cư trú trên cùng một địa bàn và có sự quan tâm chung
đối với cùng một hoặc nhiều vấn đề tâm linh, lịch sử, văn hoá,..., thậm chí
những vấn đề của đời sống vật chất hàng ngày.
Tài sản thuộc
sở hữu cộng đồng - thường là bất động sản.
Thực
hiện quyền sở hữu - Theo
BLDS Điều 234 khoản 2, các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định
đoạt tài sản chung theo thoả thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của cộng đồng
nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Việc quản lý tài sản cộng đồng
được giao cho một thành viên do cộng đồng chỉ định phù hợp với tập quán và với
các quy ước được mặc nhiên chấp nhận trong cộng đồng. Người quản lý thực hiện
công việc của mình dưới sự giám sát của cộng đồng và hầu như không thể bị thay
thế cho đến khi chết, trừ trường hợp có sai sót nghiêm trọng trong việc quản lý
gây thiệt hại cho cộng đồng.
Về mặt lý thuyết tài sản thuộc sở hữu cộng
đồng có thể được chuyển nhượng; có thể dùng làm vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
và, do đó, có thể bị kê biên. Tuy nhiên, cho đến nay, việc kê biên tài sản
thuộc sở hữu chung của cộng đồng còn chưa được ghi nhận trong thực tiễn áp dụng
pháp luật.
D. Sở
hữu chung của vợ chồng[30][30]
Chủ thể của sở hữu chung của vợ chồng lẽ dĩ nhiên là
vợ và chồng trong một quan hệ hôn nhân hợp pháp.
Tài sản - Khối tài sản chung của vợ và chồng được
hình thành từ các tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và
những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, các tài sản
mà vợ, chồng được cho chung hoặc thừa kế chung (Luật hôn nhân và gia đình năm
1986, Điều 14).
Thực
hiện quyền sở hữu - Vợ,
chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản
chung (BLDS Điều 233 khoản 2). Việc mua bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao
dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn, thì phải được sự thoả thuận
của vợ, chồng (Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 Điều 15). Vợ, chồng có thể uỷ
quyền cho nhau để thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản chung
(BLDS Điều 233 khoản 3).
E. Sở
hữu nhà chung cư
Dẫn
nhập - Vào
thời kỳ chiến tranh cũng như trong những năm đầu thống nhất đất nước, ở miền
Bắc, chung cư được biết đến với tên gọi “khu tập thể” là nơi cư trú của những
người làm việc cùng một cơ quan hoặc ít ra có cùng nghề nghiệp. Dưới cơ chế bao
cấp, việc sử dụng nhà ở tập thể hoàn toàn không mất tiền.trong cơ chế mới, các
khu tập thể vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng người cư trú phải trả tiền như những
người thuê nhà ở. Các chung cư theo nghĩa đích thực xuất hiện đầu tiên ở các đô
thị miền Nam trong thời kỳ chiến tranh. Đó coi như là giải pháp tối ưu cho các
bài toán về nhà ở cho các tầng lớp người lao động có thu nhập cố định và tương
đối thấp. Cho đến năm 1975, loại hình sở hữu này tồn tại một cách tự phát, luật
viết không có quy định đối với nó. Cùng với việc xác lập và hoàn thiện cơ chế
kinh tế thị trường, khu tập thể được chuyển dần thành khu nhà ở tư nhân thông
qua chính sách hoá giá. Bên cạnh đó, các tổ chức kinh tế trong nước và tổ chức
kinh tế thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được Nhà nước cho
thuê đất để kinh doanh địa ốc, cũng tiến hành xây dựng các chung cư mới rồi
phân thành các căn hộ và bán rộng rãi cho tư nhân. Tại các đô thị lớn (như Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) bắt đầu xuất hiện các chung cư cao cấp gồm những
căn hộ được trang bị tiện nghi nội thất hiện đại, được bán cho những người có
điều kiện và nhu cầu mua.
Người có quyền sở hữu đối với nhà chung cư ở
trong một tình trạng pháp lý rất đặc biệt: có quyền sở hữu tư nhân theo đúng
nghĩa của luật chung đối với căn hộ của mình, nhưng chỉ có quyền sử dụng chung
cùng với tất cả những người khác trong chung cư, đối với mái nhà, cầu thang,
sân chơi, nơi để xe,... Các quy tắc liên quan đến quyền sở hữu chung theo phần
không đủ để điều chỉnh các quan hệ sở hữu đối với loại tài sản này (sở hữu
chung theo phần luôn có thể chấm dứt do hiệu lực của việc phân chia tài sản
chung; trong khi các phần chung của chung cư được duy trì bắt buộc chừng nào
chung cư còn tồn tại). Các quy tắc của sở hữu tư nhân theo nghĩa thông thường -
sở hữu của một người - cũng không thể được coi là cơ sở pháp lý duy nhất của
hình thức sở hữu này (một bất động sản tư nhân biệt lập tồn tại tự thân; trong
khi một tầng lầu hoặc một phần của tầng lầu tạo thành căn hộ không thể tồn tại
như một tài sản mà không có các phần chung của chung cư).
1. Cấu
tạo của căn hộ chung cư - Căn hộ
chung cư thường được ghi nhận theo nghĩa hẹp, tức là gồm tất cả những gì tồn
tại bên trong bốn bức tường chung phân ranh căn hộ với các căn hộ lân cận hoặc
với hành lang, không gian bên ngoài: vách bảo hộ tường chung, phần che trần,
lót sàn nhà, vách ngăn phòng nội bộ, công trình phụ riêng của căn hộ... Ta gọi
tất cả những yếu tố này là các phần riêng của căn hộ chung cư.[31][31]
Ngoài ra, chủ sở hữu còn có quyền đối với các phần được dùng để phục vụ cho tất
cả mọi người thuộc cùng một chung cư. Các phần này - tạm gọi là phần chung -
rất đa dạng, bao gồm quyền sử dụng đất, sân, vườn chung, lối đi chung, mái nhà
chung, cầu thang, thang máy, hành lang, nơi đổ rác, nơi để xe, mạng điện chung,
đường ống nước chung, cống rãnh, antenne chung, nhà kho chung,... Theo BLDS
Điều 239 khoản 1, các phần chung trong chung cư thuộc sở hữu chung của tất cả
chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không thể phân chia. Đó là sở hữu chung
theo phần không thể phân chia[32][32].
2. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu chung - Các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu một căn
hộ chung cư đối với phần chung được quy định khá đơn giản trong luật viết.
a)
Quyền của chủ sở hữu chung
q
Quyền chiếm hữu và sử dụng
Trên nguyên tắc, chủ sở hữu căn hộ chung cư có
quyền chiếm hữu và sử dụng căn hộ riêng của mình (theo nghĩa hẹp) như một chủ
thể đầy đủ của quyền sở hữu tư nhân: ở, bảo quản, cho thuê,... Tuy nhiên, do
đặc điểm tài sản, chủ sở hữu không thể làm tất cả mọi việc theo ý mình trong
một số trường hợp nhất định. Có trường hợp kết cấu của các căn hộ trong cùng
một chung cư không giống nhau để phục vụ cho những mục đích khác nhau. Khi đó,
mỗi chủ sở hữu căn hộ sử dụng tài sản theo cung cách phù hợp với các đặc điểm
của tài sản: căn hộ này chỉ có thể được dùng để ở; trong khi căn hộ khác chỉ có
thể được dùng làm văn phòng giao dịch thương mại. Nhiều chung cư còn đặt ra các
quy định nội bộ về hạn chế gây tiếng ồn trong những giờ nhất định, về sử dụng
các thiết bị chung, về xử lý chất thải sinh hoạt,... Chủ sở hữu có quyền sửa
chữa, cải tạo, nâng cấp căn hộ của mình trong chừng mực kết cấu chung của chung
cư cho phép và nhất là không được gây thiệt hại cho các chủ sở hữu khác trong
chung cư.
q
Quyền
định đoạt
Chủ sở hữu căn hộ chung cư có quyền thế chấp,
chuyển nhượng căn hộ theo ý mình và có quyền để lại căn hộ của mình cho người
thừa kế. “Căn hộ” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, tức là bao gồm phần riêng và
các quyền đối với phần chung. Người được chuyển nhượng, người thừa kế, đến lượt
mình, lại có quyền sở hữu đối với phần riêng và có các quyền của một chủ sở hữu
căn hộ chung cư đối với các phần chung.
b)
Nghĩa vụ của các chủ sở hữu chung
Khái
niệm - Nghĩa
vụ của chủ sở hữu chung là phần đóng góp vật chất mà chủ sở hữu một căn hộ
chung cư có trách nhiệm thực hiện nhằm bảo quản, sửa chữa, nâng cấp hoặc thay
thế các phần chung của chung cư. Có thể phân nghĩa vụ của chủ sở hữu chung
thành hai nhóm: 1 - Các nghĩa vụ liên quan đến các dịch vụ hạ tầng: điện, nước,
thang máy,... 2 - Các nghĩa vụ liên quan đến việc bảo quản, sửa chữa, quản trị
các phần chung: sửa chữa cầu thang, hàng lang, đường cống; tu bổ mái nhà
chung;...
Thực hiện
nghĩa vụ - Theo
Điều 239 khoản 2 BLDS, các chủ sở hữu căn hộ chung cư có nghĩa vụ ngang nhau
trong việc quản lý và sử dụng phần diện tích và thiết bị chung. Hiếm có trường
hợp chủ sở hữu chung cư vi phạm nhóm nghĩa vụ thứ hai bởi thông thường, trước khi
tiến hành các công trình liên quan đến chung cư, cơ quan quản lý chung cư huy
động sự đóng góp của các chủ sở hữu chung theo mức thoả thuận và chỉ khi nào
các đóng góp đã được thực hiện hoặc được bảo đảm thực hiện đầy đủ, thì việc sửa
chữa mới được bắt đầu. Riêng đối với các nghĩa vụ thuộc nhóm thứ nhất, việc
thanh toán thường được thực hiện hàng tháng; nợ tồn đọng - nếu có thông thường
không lớn và không làm phát sinh kiện cáo trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tính
chất của quyền của chủ sở hữu chung - Ta đã nói rằng quyền sở hữu đối với nhà
chung cư không phải là một trường hợp cá biệt của sở hữu chung hay của sở hữu
riêng. Đó cũng không phải là quyền sở hữu kép gồm có sở hữu riêng đối với phần
riêng và sở hữu chung đối với các phần chung. Nói cách khác, không phải quyền
sở hữu đối với nhà chung cư mang tính chất kép, mà đúng ra bản thân chung cư,
với tư cách là một tài sản, là một thực thể kép: một mặt: chung cư là một khối
tài sản thống nhất; mặt khác, chung cư là một tập hợp có tổ chức hình thành từ
các căn hộ. Quyền sở hữu đối với khối chung cư thống nhất do tập thể các chủ sở
hữu căn hộ chung cư thực hiện; còn đối với căn hộ chung cư (hiểu theo nghĩa
rộng), thì cá nhân chủ sở hữu là người duy nhất có tư cách để thực hiện các
quyền của chủ sở hữu.
F. Sở
hữu chung theo phần
Khái
niệm - Theo
BLDS Điều 231 khoản 1, sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần
quyền của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Các nguyên nhân
làm hình thành sở hữu chung theo phần khá đa dạng như hai người cùng mua một
tài sản; một người bán hoặc tặng cho một người khác một phần quyền sở hữu tài
sản của mình; nhiều người cùng thừa kế một di sản; một công ty đã giải thể và
tài sản công ty đang chờ được phân chia giữa các thành viên;... Ở nước ta, sở
hữu chung theo phần đối với di sản chưa chia là hình thức sở hữu chung rất phổ
biến, có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và đạo đức.
1.
Thành phần cấu tạo của khối tài sản thuộc sở hữu chung theo phần
Khối tài sản thuộc sở hữu chung theo phần bao
gồm tài sản có chung và tài sản nợ chung của tất cả các chủ sở hữu chung.
a) Tài
sản có
Khối tài sản có thuộc sở hữu chung theo phần
không bất biến, cũng không khép kín. Thế nhưng không giống như khối tài sản
chung của vợ, chồng (gia tăng nhờ các tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong
thời kỳ hôn nhân), khối sở hữu chung theo phần không thể sáp nhập các tài sản
mà một chủ sở hữu chung tạo ra trong thời kỳ tồn tại của sở hữu chung; mà đó là
tài sản riêng của người này. Vấn đề được đặt ra ở đây là khi tài sản thuộc sở
hữu chung được chuyển nhượng hoặc có hoa lợi, lợi tức phát sinh thì giá trị
chuyển nhượng cũng như phần hoa lợi, lợi tức đó sẽ được xác định chủ sở hữu như
thế nào.
a1) Chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu chung - Vấn đề sẽ không có gì bàn cãi khi số tiền
thu được từ việc chuyển nhượng được chia cho các chủ sở hữu, khi đó sở hữu
chung theo phần sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, nếu số tiền này không được chia cho các
chủ sở hữu chung mà dùng để mua một tài sản khác thì vấn đề trở nên phức tạp
hơn. Ta có thể đặt giả thiết thành nhiều trường hợp:
q
Trường hợp thứ nhất: việc mua tài sản được thực hiện bởi tất cả
các chủ sở hữu chung hoặc bởi một chủ sở hữu chung hành động với tư cách người
được uỷ quyền của cộng đồng các chủ sở hữu chung theo phần - Rõ ràng
tài sản mua được trong trường hợp này sẽ là của chung. Vấn đề đặt ra là tài sản
đó là đối tượng của một quan hệ sở hữu chung theo phần độc lập hay chỉ thế chỗ
cho số tiền chuyển nhượng trong tập hợp các tài sản vốn đã thuộc sở hữu chung
theo phần của những người chuyển nhượng ? Vấn đề này có thể được lý giải theo
hai cách:
-
-
Cách thứ nhất - Ta thừa nhận rằng các
chủ sở hữu chung theo phần đã tiến hành phân chia số tiền chuyển nhượng tài
sản, ngay sau đó góp lại phần của mỗi người để mua tài sản mới. Vậy, tài sản
mua được là đối tượng của một quan hệ sở hữu chung theo phần mới được xác lập.
Nếu khối sở hữu chung theo phần trước đây vẫn còn tài sản, thì khối sở hữu
chung theo phần mới được xác lập tồn tại độc lập với khối sở hữu chung theo phần
sẵn có.
-
-
Cách thứ hai - Ta nói rằng các chủ sở
hữu chung theo phần không phân chia số tiền chuyển nhượng tài sản, mà đã nhất
trí dùng số tiền đó để mua một tài sản khác. Vậy, nên xem việc mua tài sản là
hình thức thay thế một tài sản chung này bằng một tài sản chung khác; không có
sự thành lập một khối sở hữu chung mới, mà trước sau chỉ có một khối sở hữu
chung với thành phần cấu tạo có thay đổi.
q
Trường hợp thứ hai: việc mua tài sản chỉ được thực hiện bởi một chủ sở hữu chung mà không
có uỷ quyền của những người đồng sở hữu chung khác - Nếu những người có
quyền sở hữu chung đồng ý để cho người mua giao kết và thực hiện việc mua tài
sản, thì tài sản mua, đối với cộng đồng các chủ sở hữu chung theo phần, là tài
sản chung; cũng như vậy, một khi những người có quyền sở hữu chung theo phần
không đồng ý, nhưng không phản đối, và người mua tự coi mình như người được uỷ
quyền mặc nhiên (hoặc người thực hiện công việc mà không có uỷ quyền) của cộng
đồng các chủ sở hữu chung theo phần, để mua tài sản.
q
Trường hợp thứ ba: tài sản mua thuộc loại phải đăng ký quyền
sở hữu - Ý nghĩa của việc đăng ký quyền sở hữu tài sản chưa được xác định
rõ trong luật thực định Việt Nam, tuy nhiên có thể ghi nhận xu hướng rõ nét của
luật (và cả của thực tiễn) luôn coi việc đăng ký như là phương tiện thiết lập
các bằng chứng không thể tranh cãi về quyền sở hữu đối với tài sản liên quan.
Trước khi luật chính thức thừa nhận rằng người đăng ký quyền sở hữu tài sản là
người duy nhất có quyền sở hữu đối với tài sản đó, trong khung cảnh hiện tại
của thực tiễn áp dụng pháp luật, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và thuộc sở
hữu chung theo phần vẫn còn có thể được đăng ký theo tên người đại diện.
q
Trường
hợp thứ tư: mua bán hàng hoá thuộc sản
nghiệp thương mại - Hàng hoá thuộc sản nghiệp thương mại được mua và bán
theo chế độ riêng được xây dựng trong khuôn khổ pháp luật thương mại.
a2) Hoa lợi, lợi tức của tài sản chung - Theo BLDS Điều 236 khoản 1, mỗi chủ sở hữu chung
theo phần hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở
hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác. Ta có thể hiểu điều luật đó theo một trong hai nghĩa. Một là, hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung
tạo thành một khối tài sản thuộc sở hữu chung theo phần, độc lập với khối sở
hữu chung theo phần gồm có các tài sản gốc, và sẽ được chia cho các chủ sở hữu
chung theo phần theo đúng các tỷ lệ phần quyền sở hữu của mỗi người trong khối
tài sản gốc chung. Hai là, hoa lợi,
lợi tức sẽ được chia ngay sau khi thu hoạch cho các chủ sở hữu chung theo phần
theo tỷ lệ phần quyền của mỗi người trong khối tài sản chung. Dù hiểu điều luật
vừa dẫn theo nghĩa nào, thì rõ ràng hoa lợi, lợi tức chưa thu hoạch vẫn là một
phần không tách rời của tài sản gốc và, do đó, là một bộ phận của khối sở hữu
chung theo phần. Nếu toàn bộ khối tài sản thuộc sở hữu chung theo phần được đem
chia trong lúc hoa lợi, lợi tức chưa được thu hoạch, thì phần hoa lợi, lợi tức
ấy nằm trong khối tài sản chia. Quy tắc này có ý nghĩa rất quan trọng về lý
luận cũng như thực tiễn.
Trên nguyên tắc, các chủ sở hữu theo phần cùng
nhau quản lý và sử dụng tài sản chung. Tuy nhiên, pháp luật không cấm các chủ
sở hữu chung đạt được một thoả thuận về việc phân chia quyền sử dụng đối với
tài sản chung. Người sử dụng và khai thác một tài sản chung có thể hưởng hoa
lợi, lợi tức từ tài sản mà không phải chia sẻ quyền thụ hưởng đó với các chủ sở
hữu chung khác, nhưng phải có sự thoả thuận rành mạch giữa các chủ sở hữu chung
về việc đó. Mặc dù luật viết chưa có điều luật nào chính thức thừa nhận về
khoản thù lao của người chủ sở hữu chung quản lý tài sản chung nhưng chúng ta
có thể rút ra được nhận xét này gián tiếp qua việc phân tích quy nạp một số
điều luật có liên quan. Như vậy, nếu có thu hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung
do mình quản lý, thì người người chủ sở hữu chung đang quản lý tài sản chung
chỉ phải trả cho khối sở hữu chung (hoặc cho những người cùng có quyền sở hữu
chung khác) phần hoa lợi, lợi tức sau khi trừ đi khoản thù lao mà mình được
hưởng.
Chắc chắn rằng, các chủ sở hữu chung theo phần
phải được hưởng hoặc phải cùng nhau gánh chịu hệ quả của sự gia tăng hoặc giảm
sút giá trị của tài sản chung do nguyên nhân khách quan. Nếu do nguyên nhân chủ
quan, thì có thể xảy ra nhiều trường hợp. Nếu do lỗi của mình mà tài sản chung
bị giảm sút giá trị, thì chủ sở hữu chung có lỗi phải chịu trách nhiệm dân sự
theo luật chung. Nếu sự gia tăng giá trị của tài sản là do hệ quả của việc chủ
sở hữu chung thực hiện hành vi sáp nhập một vật phụû, thì tài sản mới tiếp tục
thuộc về cộng đồng các chủ sở hữu chung theo phần (BLDS Điều 244 khoản 1) nhưng
nếu tài sản đem sáp nhập không thể được xác định đó là vật chính hay vật phụ và
việc sáp nhập có sự đồng ý của cộng đồng các chủ sở hữu chung, thì tài sản mới
vẫn thuộc sở hữu chung theo phần, song tỷ lệ phần quyền của mỗi chủ sở hữu
chung sẽ thay đổi.
b) Tài
sản nợ
Nợ riêng của chủ sở hữu chung - Theo BLDS Điều 238 khoản 2, khi có người yêu
cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán, thì
người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và
được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác. Chủ nợ riêng của một chủ sở hữu chung, trong quá trình tiến hành thủ tục
cưỡng chế người mắc nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ không có quyền yêu cầu kê biên
tài sản mà người mắc nợ có quyền sở hữu chung cùng với người khác. Trong điều
kiện người mắc nợ không còn tài sản riêng, chủ nợ muốn được trả nợ bằng tài sản
chung của người mắc nợ chỉ có thể chọn một trong hai cách: Một là, yêu cầu kê biên và bán đấu giá bắt buộc phần quyền sở hữu
của người mắc nợ trong tài sản chung; hoặc
yêu cầu phân chia tài sản chung.
Nợ chung của chủ sở hữu chung - Các chủ nợ chung của tất cả các chủ sở hữu
chung có quyền yêu cầu kê biên và bán tài sản chung để thu hồi nợ mà không cần
yêu cầu phân chia tài sản chung. Nợ chung của chủ sở hữu chung là nợ ràng buộc
tất cả các chủ sở hữu chung, có tính chất liên đới hoặc không liên đới gắn liền
với việc quản lý, khai thác tài sản hoặc từ các nguồn gốc khác.
2. Quản lý tài sản thuộc sở hữu chung theo
phần
Như đã nói ở trên, sở hữu chung theo phần đối
với di sản chưa chia là hình thức sở hữu chung rất phổ biến trong thực tiễn đời
sống ở nước ta. Việc quản lý di sản thuộc sở hữu chung cần phải tuân thủ một số
nguyên tắc do luật định cũng như tôn trọng nội dung thỏa thuận của các chủ sở
hữu chung của di sản đó.
a) Các
nguyên tắc do luật định
Nguyên
tắc nhất trí - Theo
BLDS Điều 235, các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc
nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Tuy nhiên, nguyên tắc này sẽ bị loại bỏ trong một số trường hợp cần thiết để
bảo vệ lợi ích cộng đồng, lợi ích chung của các chủ sở hữu (chẳng hạn như: kiện
đòi chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở
hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp; bán tài sản dễ hư hỏng; sửa chữa tài sản theo
định kỳ; khắc phục sự cố...). Các chủ sở hữu chung không nhất thiết tự mình
quản lý tài sản chung. Họ có thể uỷ quyền cho một chủ sở hữu chung (thậm chí
một người thứ ba) để quản lý và sử dụng tài sản hoặc để xác lập một giao dịch
nào đó liên quan đến tài sản. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản (BLDS
Điều 586).
Nguyên
tắc sử dụng chung - Sử
dụng chung một tài sản không thể được hiểu theo nghĩa đen mà có thể hình dung
như sau: một chủ sở hữu chung sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung và một chủ sở
hữu chung khác cũng sử dụng tài sản chung đó. Cả hai người này đều không có độc
quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung do mình sử dụng và khai thác. Hoa
lợi, lợi tức đó, sau khi trừ giá trị công sức lao động của người sử dụng sẽ
thuộc về tất cả các chủ sở hữu chung và trong trường hợp không được tích luỹ,
thì hoa lợi, lợi tức đó được phân bổ cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ phần quyền
của mỗi người trong khối tài sản chung.
Nguyên
tắc tự do hợp tan - Theo
BLDS Điều 238 khoản 1, trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia, thì mỗi
chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung. Điều luật được áp
dụng chung cho sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung
theo phần, trên nguyên tắc, có thể phân chia. Tuy nhiên, ta cũng có một số
trường hợp sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia như sở hữu của cộng đồng,
sở hữu của hộ gia đình... Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung theo phần
không thể phân chia về mặt vật chất, thì việc phân chia vẫn có thể được thực
hiện theo nguyên tắc bình đẳng về giá trị. Nếu các chủ sở hữu chung theo phần
có thoả thuận về việc duy trì sở hữu chung trong một thời gian hoặc nếu việc
phân chia tài sản chung bị cấm thực hiện trong một thời gian theo ý chí của
người chuyển giao tài sản cho các chủ sở hữu chung, thì sở hữu chung có thể
phân chia sau khi hết thời hạn đó.
b) Quản
lý tài sản chung theo thỏa thuận
Theo BLDS Điều 684 khoản 3, mọi thoả thuận của
những người thừa kế đều phải lập thành văn bản. Như vậy, sự thoả thuận giữa
những người có quyền sở hữu chung theo phần về việc quản lý một khối di sản
chưa chia phải được lập thành văn bản. Các chủ sở hữu chung có thể thoả thuận
về việc loại bỏ nguyên tắc nhất trí trong việc quản lý tài sản chung. Các chủ
sở hữu chung cũng có thể thoả thuận về việc cử một hoặc nhiều người đứng ra
quản lý khối tài sản chung. Quyền hạn của người quản lý có thể được pháp luật
xác định một phần, như trong trường hợp quản lý chính thức di sản chưa chia,
nhưng thông thường do cộng đồng các chủ sở hữu chung ấn định. Người quản lý
được hưởng quy chế của người được uỷ quyền, đặc biệt là được hưởng thù lao do
công việc quản lý của mình.
3.
Quyền của chủ sở hữu chung đối với phần tài sản của mình
Định
đoạt - Theo
BLDS Điều 237 khoản 1, mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần
quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Một
cách tổng quát, chủ sở hữu chung có quyền chuyển giao phần quyền sở hữu của
mình trong tài sản chung cho người khác, có hoặc không có đền bù. Việc chuyển
giao có thể có đối tượng là một phần hoặc toàn bộ phần quyền sở hữu đó. Nếu chủ
sở hữu chung bán phần quyền của mình trong tài sản chung, thì các chủ sở hữu
chung khác có quyền ưu tiên mua.
Là một tài sản theo nghĩa đầy đủ, phần quyền
sở hữu trong một hoặc một khối tài sản chung có thể được dùng để bảo đảm thực
hiện nghĩa như bao nhiêu tài sản khác. Tuy nhiên, việc quyền sở hữu chung được
cầm cố hay thế chấp trong luật Việt Nam còn tùy thuộc vào quan niệm về sở hữu
chung theo phần. Nếu ta nói rằng mỗi chủ sở hữu chung có quyền sở hữu đối với
một phần của mỗi tài sản thuộc tập hợp tài sản chung, thì chủ sở hữu chung có
quyền cầm cố những phần quyền gắn liền với các động sản và thế chấp chấp những
phần quyền gắn liền với các bất động sản. Nếu ta cho rằng chủ sở hữu chung có
một phần quyền sở hữu đối với một tập hợp gồm các động sản và bất động sản, thì
có thể lựa chọn giữa hai giải pháp: hoặc
phần quyền sở hữu chung vừa có thể được thế chấp vừa có thể được cầm cố; hoặc, coi phần quyền sở hữu chung như
một tài sản vô hình và chỉ có thể được cầm cố, ngay cả trong trường hợp khối
tài sản chỉ gồm các bất động sản. Nhung dẫu sao, cầm cố hay thế chấp phần quyền
sở hữu trong tài sản chung không phải là một giao dịch thường gặp ở Việt
Nam.
Phù hợp với tính đa dạng về sở hữu của nền
kinh tế thị trường, BLDS đã đưa ra sự phân loại các loại hình sở hữu và những
quy định phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi loại sở hữu. Các quy định của
BLDS về các hình thức sở hữu và cơ sở xác lập chúng đóng vai trò quan trọng
trong việc xác định sở hữu trong các doanh nghiệp liên doanh, công ty, kể cả
công ty đối nhân hay công ty đối vốn. Sự vận động của các hình thức sở hữu theo
BLDS đáp ứng sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường có thể được mô hình hóa theo
sơ đồ sau[33][33]:
|
|
|
Giao vốn, tài sản Đóng góp tự
nguyện
Thừa
kế Góp
vốn
Dẫn nhập - Chủ sở hữu được tự do khai
thác và được độc quyền khai thác tài sản của mình. Quy tắc này thực ra chỉ được
áp dụng trọn vẹn đối với một số động sản. Nói riêng lĩnh vực bất động sản,
chính việc áp dụng quy tắc vừa nêu lại dẫn đến việc hạn chế áp dụng nó: mỗi
người được tự do khai thác bất động sản của mình và mỗi người phải tôn trọng
việc tự do khai thác bất động sản của người khác. Bất động sản và sự lân cận
(láng giềng) là những khái niệm gắn liền
với nhau. Quyền khai thác bất động sản luôn được đặt ra cho những người láng
giềng như trong việc thoát nước sinh hoạt, nước mưa; lối đi chung; mở cửa sổ
trông sang nhà bên; đục tường nhà chung để đặt kết cấu xây dựng; để cành cây,
rễ cây phát triển sang phần đất giáp ranh;... Quyền tự do khai thác bất động
sản, ở góc độ tư pháp, được định nghĩa thông qua việc xác định các quyền và
nghĩa vụ của chủ sở hữu trong quan hệ láng giềng.Thế nhưng, lân cận hay láng
giềng, với tư cách là những thuật ngữ của pháp luật về tài sản, được ghi nhận
trước hết như những thuật ngữ gắn liền với những ý niệm về sự giới hạn hay nói
khác đi đó chính là những ranh giới bất động sản vẫn thường gặp trong thực tế
đời sống của người dân, nhất là người Việt nam.
I. RANH GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN
1. Cọc mốc
Chủ sở hữu bất động sản có quyền dựng cọc mốc
để xác định ranh giới bất động sản của mình trước người thứ ba, nhất là trước
chủ sở hữu bất động sản liền kề. Tuy nhiên, chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ
được dựng cột mốc trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình nếu việc dựng cột
mốc là ý kiến của một bên (BLDS Điều 271 khoản 1). Trong trường hợp này, cọc
mốc thuộc quyền sở hữu riêng của người dựng. Nếu cọc mốc do một bên tạo nên
trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý, thì mốc giới
ngăn cách đó là của chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường
hợp có thoả thuận khác (Điều 271 khoản 1 đoạn 2). Những người sử dụng đất liền
kề cũng có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cọc mốc trên ranh giới để làm
mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản (Điều 271 khoản 1 đoạn 1) và cả về chi
phí dựng cọc mốc đó; trong trường hợp này, cọc mốc thuộc sở hữu chung của những
người đó (cùng điều luật).
2. Hàng
rào, hào, rãnh, kênh, mương, bờ bao
Hàng
rào, hào, rãnh, kênh, mương, bờ bao không chỉ có tác dụng xác định ranh giới
bất động sản, bao bọc bất động sản, mà còn là hình thức phân lập bất động sản,
nhằm khẳng định nguyên tắc mỗi người có quyền sở hữu. Đối với tài sản của mình
phân biệt với các bất động sản thuộc về những người khác nằm ngoài phạm vi hàng
rào, hào, rãnh, kênh, mương, bờ bao đó. Quyền dựng hàng rào, bờ bao hoặc đào
hào, rãnh, kênh, mương là một quyền năng không tuyệt đối: một mặt, người xây dựng phải tôn trọng những giới hạn do pháp luật
quy định về quy hoạch đô thị, thẩm mỹ chung ... và các quyền sử dụng hạn chế
bất động sản liền kề của người láng giềng, nhất là quyền sử dụng lối đi qua,
quyền có tầm nhìn, quyền cấp, thoát nước, tưới nước, tiêu nước; mặt khác, người xây dựng không được phép
lạm dụng quyền xây dựng của mình, gây thiệt hại cho người khác. Hàng rào, hào,
rãnh, kênh mương, bờ bao có thể thuộc quyền sở hữu riêng của một người, nhưng
cũng có thể là của chung của các chủ sở hữu bất động sản liền kề. Các tài sản
này chịu sự chi phối của cùng một chế độ pháp lý áp dụng đối với vách tường
ngăn cách các bất động sản.
3. Vách tường ngăn cách các bất động sản
Vách tường ngăn cách các bất động sản, một khi
thuộc sở hữu riêng của một người, sẽ do người đó bảo quản bằng chi phí của
riêng mình; người sử dụng nhờ vách tường của người khác không phải trả các chi
phí đó. Đổi lại, người có vách tường riêng có trọn quyền sở hữu đối với vách
tường đó, trong chừng mực tôn trọng các quy định của pháp luật về quy hoạch đô
thị và quyền sử dụng hạn chế của người láng giềng đối với bất động sản liền kề.
a) Xác
lập quyền sở hữu chung
- Theo thoả thuận - Thông thường các chủ sở hữu bất động sản liền kề có
thể thoả thuận về việc xây dựng vách tường chung bằng chi phí do các bên đóng
góp. Cũng có trường hợp vách tường do một bên xây dựng, sau đó lại được chuyển
nhượng một phần cho bên lận cận khi bên này xây dựng nhà của mình hoặc một bên
sử dụng nhờ vách tường của bên kia trong một thời gian rồi được bên kia chuyển
nhượng một phần quyền đối với vách tường đó...
- Theo khoản 1 Điều 271 BLDS - Khi chủ sở hữu bất động sản liền kề
xây dựng một vách tường ngăn cách bất động sản của mình với bất động sản lân
cận bằng chi phí của mình, trên ranh giới giữa hai bất động sản và đã được chủ
sở hữu bất động sản lân cận đồng ý. Vách tường được xây dựng trong trường hợp
này thuộc sở hữu chung của hai bên. Tất nhiên, hai bên có thể thoả thuận về
việc cùng bỏ tiền để xây dựng vách tường; nhưng nếu không có thoả thuận gì đặc
biệt, thì chủ sở hữu bất động sản lân cận đương nhiên có quyền sở hữu chung đối
với vách tường ngăn, dù có thể đã không góp chi phí xây dựng vách ngăn đó.
- Theo thời hiệu - Theo BLDS Điều 255 khoản 1, người chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn
ba mươi năm đối với bất động sản, thì trở thành chủ sở hữu của bất động sản đó
kể từ ngày chiếm hữu. Điều luật này cũng được áp dụng để xác lập quyền sở hữu
chung đối với vách tường ngăn cách hai bất động sản lân cận.
b) Tính
chất pháp lý của quyền sở hữu chung
Sở hữu
chung theo phần không thể phân chia - Đây không phải là một quyền sở hữu riêng
kép (nếu hiểu rằng mỗi chủ sở hữu bất động sản liền kề đều có quyền sở hữu trọn
vẹn đối với một nửa vách quay mặt về phía nhà của mình). Đây cũng không phải là
quyền sở hữu chung theo phần thông thường (bởi sở hữu chung theo phần thông
thường luôn có thể chấm dứt do hiệu lực của việc phân chia tài sản chung). Cuối
cùng, đây không phải là sở hữu chung hợp nhất, bởi: một là, phần quyền (tương ứng với phần nghĩa vụ) của mỗi chủ sở hữu
chung có thể được xác định về số lượng; hai
là, mỗi chủ sở hữu chung có thể chuyển nhượng phần quyền sở hữu của mình
đối với vách tường chung (như khi bán nhà) mà không cần có sự ưng thuận của chủ
sở hữu chung còn lại. Có thể nhận thấy những nét tương đồng rất cơ bản giữa
quyền sở hữu vách tường chung và quyền sở hữu các phần chung trong nhà chung
cư. Ta gọi đây là sở hữu chung theo phần
không thể phân chia.
c) Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu chung
Quyền
sử dụng - Luật viết hiện hành không có quy định
chi tiết về quyền sử dụng của chủ sở hữu chung đối với vách tường chung, ngoài
quy định về việc cấm trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây
dựng mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bất động sản liền kề (BLDS Điều 271
khoản 2). Thông thường, theo tập quán, chủ sở hữu chung có quyền sử dụng riêng
đối với mặt vách tường chung phía bên mình, với điều kiện việc sử dụng không
ảnh hưởng một cách không bình thường đến chất liệu và tuổi thọ của tài sản
chung.
Nghĩa
vụ bảo quản, sửa chữa, xây dựng lại - Chủ
sở hữu chung có nghĩa vụ bảo quản, sửa chữa, xây dựng lại vách tường chung
tương ứng với phần quyền của mình. Đây là nghĩa vụ gắn liền với quyền sở hữu
chung về tài sản; bởi vậy, nếu quyền sở hữu đối với bất động sản liền kề được
chuyển cho người khác, thì chủ sở hữu mới tiếp nhận các nghĩa vụ này một cách
đương nhiên. Và trong trường hợp nếu một bên đã thực hiện trọn công việc bằng
chi phí của mình, thì có quyền yêu cầu bên kia hoàn lại cho mình phần đóng góp
của họ, như một chủ nợ không có bảo đảm.
4. Xây
dựng, trồng cây, mở lỗ thông khí, khe sáng và tầm nhìn
a) Xây
dựng
Theo BLDS Điều 272 khoản 1, khi xây dựng công
trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an
toàn, không được xây dựng vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng
quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất
động sản liền kề và chung quanh. Đây là các quy phạm mang tính nguyên tắc.
Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình
xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh, thì chủ sở hữu công
trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của
chủ sở hữu các bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại, thì phải bồi thường (BLDS Điều 272).
Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình
khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phải xây
cách mốc giới một khoảng cách, vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và
không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu liền kề và xung quanh (BLDS Điều 272 khoản
3). Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng các công trình xây dựng liền kề, chủ sở
hữu công trình phải thi công cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây
dựng quy định (Điều 273); trong trường hợp công trình có nguy cơ đe doạ sự an
toàn của bất động sản liền kề và xung quanh, thì chủ công trình phải thực hiện
ngay các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền
kề và xung quanh, thì phải bồi thường (Điều 273).
b)
Trồng cây
Theo BLDS Điều 270 khoản 2 đoạn 2, người sử
dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc
quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; không được để rễ
cây, cành cây vượt quá ranh giới, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong
trường hợp việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn không đúng luật, hoặc
khi cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ, luật viết luôn xác định
rằng nghĩa vụ sửa chữa, dỡ bỏ, phá dỡ công trình xây dựng không đúng luật hoặc
có nguy cơ sập đổ, cũng như nghĩa vụ chặt bỏ cây cối trong những hoàn cảnh
tương tự, là nghĩa vụ của chủ sở hữu (BLDS Điều 271 khoản 1 đoạn 2; Điều 277
đoạn 1).
c) Lỗ
thông khí, khe sáng
Lỗ thông khí là khoảng trống trên vách tường
để thông thoáng phần bên trong vật kiến trúc. Khe sáng là khoảng trống trên
vách tường để ánh sáng tự nhiên đi vào bên trong vật kiến trúc dụng thông
thoáng. Luật hiện hành có quy định liên quan đến lỗ thông khí tại BLDS Điều 271
khoản 2, nhưng chưa có quy định về khe sáng. Có thể dựa vào nguyên tắc áp dụng
tương tự pháp luật để đặt các khe sáng dưới cùng một chế độ pháp lý như đối với
lỗ thông khí.
d) Tầm
nhìn
Tầm nhìn là một khái niệm được xây dựng nhằm
đặt cơ sở cho các quy tắc liên quan đến quyền của chủ sở hữu một bất động sản
được nhìn ra bên ngoài, đặc biệt là được nhìn sang bất động sản của người láng
giềng. Các phương tiện thông dụng ở Việt Nam bao gồm cửa sổ và balcon.
Luật hiện hành có một số quy định về việc trổ
cửa sổ: chủ sở hữu bất động sản không được trổ cửa sổ trên vách tường chung,
trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý (BLDS Điều 271 khoản
2 đoạn đầu); chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối
diện và lối đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng (Điều 276 khoản
1); mái che trên cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5m trở
lên (Điều 276 khoản 2). Trong khung cảnh của luật thực định, các cửa sổ chỉ cần
được trổ theo đúng các quy định về xây dựng và nhất là bảo đảm được yêu cầu sử
dụng an toàn. Luật không dự liệu một giới hạn nào đối với quyền khai thác tầm
nhìn từ cửa sổ của chủ sở hữu bất động sản và ngược lại, cũng không đòi hỏi chủ
sở hữu bất động sản liền kề phải tôn trọng quyền này bằng cách tránh thực hiện
các công trình xây dựng có tác dụng che chắn hoặc hạn chế tầm nhìn đó. Luật
chưa có quy định liên quan đến các balcon.
II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LÁNG GIỀNG
Dẫn nhập - Có một số trường hợp do địa
thế tự nhiên của một bất động sản mà chủ sở hữu phải chịu những bất tiện, phiền
phức do việc chủ sở hữu bất động sản liền kề phải nhờ đến bất động sản của chủ
sở hữu để thực hiện quyền sở hữu của họ đối với bất động sản liền kề. Cũng có
khi luật chủ động áp đặt cho chủ sở hữu nghĩa vụ cho phép người láng giềng được
sử dụng bất động sản của chủ sở hữu để thực hiện quyền sở hữu đối với bất động
sản của người láng giềng. Các quyền và nghĩa vụ láng giềng, dù phát sinh do địa
thế tự nhiên của bất động sản, do quy định của pháp luật hoặc do sự tác động
của con người, đều là những quyền và nghĩa vụ gắn liền với bất động sản mà
đương sự có quyền sở hữu chứ không phải với quyền nhân thân của đương sự
A. Các
quyền và nghĩa vụ láng giềng
phát
sinh do địa thế tự nhiên của bất động sản hoặc do quy định của luật
1. Quyền, nghĩa vụ của láng giềng trong việc
thoát nước mưa và nước thải
Theo
BLDS Điều 274, chủ sở hữu nhà phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ
mái nhà của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản
liền kề. Điều 275 BLDS quy định: “Chủ sở
hữu nhà phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy
định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất
động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi công cộng làm ô nhiễm môi
trường”.
2 - Sử dụng hạn chế bất động sản liền kề
Sẽ không có vấn đề gì đặc biệt khi bất động
sản tiếp xúc với đường công cộng, thiết bị công cộng (chủ sở hữu có thể đặt
ngay ở đó một cổng ra vào, thiết bị kết nối và dùng cổng, thiết bị này làm cửa
ngõ giao tiếp với cộng đồng). Thế nhưng, trong trường hợp bên kia ranh giới của
một bất động sản tư nhân chỉ có các bất động sản tư nhân khác (hoặc các bất
động sản thuộc sở hữu toàn dân). Luật gọi đó là bất động sản bị vây bọc (BLDS Điều 280). Luật viết khẳng định ngay
rằng bất động sản trong trường hợp này vẫn phải được thông thương với cộng đồng
và trong điều kiện bất động sản không liên hệ trực tiếp với hệ thống giao thông
công cộng, thiết bị công cộng, việc thông thương của chủ sở hữu bất động sản bị
vây bọc vẫn được bảo đảm bằng quyền được sử dụng hạn chế lối đi qua bất động
sản khác (có đền bù hoặc không có đền bù tùy theo thỏa thuận).
Trong quan hệ láng giềng cổ điển, ta có lối đi
qua bất động sản liền kề theo nghĩa hẹp: đó là một con đường được vạch ra trên
bất động sản liền kề, dùng cho người và súc vật đi lại. Theo nghĩa rộng lối đi
qua bất động sản liền kề được hình dung như tất cả các loại hình thông thương
cần thiết cho việc khai thác công dụng của bất động sản bị vây bọc, được liệt
kê tại Điều 278 BLDS như: lối đi; cấp, thoát nước; đường dây tải điện, thông
tin liên lạc; các nhu cầu thông thương cần thiết khác... Ta gọi chung các quyền
khai thác các loại hình thông thương này là quyền
sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
a) Điều kiện xác lập quyền sử dụng hạn chế bất
động sản liền kề do luật định
- Bất
động sản phải bị vây bọc - Nghĩa là bất động sản đó không có lối
đi ra đường công cộng, không có điểm trên ranh giới của bất động sản tiếp xúc
trực tiếp được với các thiết bị công cộng hoặc có nhưng không sử dụng được. Tuy
nhiên, nếu trong trường hợp này nhưng chủ sở hữu đã được quyền về lối đi qua,
quyền sử dụng nhờ thiết bị theo thoả thuận với một chủ sở hữu bất động sản liền
kề[34][34]
thì khi đó bất động sản không thể bị coi là bị vây bọc để xác lập quyền sử dụng
hạn chế bất động sản liền kề theo luật cho chủ sở hữu. Ngoài ra, cũng không thể
xác lập quyền sử dụng bất động sản trong một số trường hợp chỉ là sự vây bọc giả tạo hoặc vây bọc không hoàn
hảo[35][35].
b) Thực
hiện quyền quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề do luật định
b1) Lựa
chọn bất động sản để xây dựng lối thông thương theo thoả thuận hoặc bằng con
đường tư pháp
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề của
chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc tồn tại một cách đương nhiên do hiệu lực của
luật. Tuy nhiên, để thực hiện được quyền này, chủ sở hữu bất động sản bị vây
bọc phải đạt được một thoả thuận với một chủ sở hữu bất động sản liền kề. Đó
không phải là thoả thuận để tạo ra quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề
mà là thoả thuận về các thể thức thực hiện một quyền sử dụng hạn chế bất động
sản liền kề đã sẵn có (được luật thừa nhận). Một khi chủ sở hữu bất động sản
liền kề đồng ý cho chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc xây dựng lối đi chung
trên bất động sản của mình, thì các đương sự còn cần phải thoả thuận tiếp về vị
trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi chung (BLDS Điều 280
khoản 2), và nhất là về mức đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề có lối
đi chung đó. Nếu không đạt được sự thoả thuận cần thiết, thì chủ sở hữu bất
động sản bị vây bọc có quyền khởi kiện trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để
có được quyết định phân xử hợp lý (BLDS Điều 280 khoản 2).[36][36]
b2) Trường hợp bất động sản bị vây bọc do hệ
quả của sự phân chia
Có trường hợp bất động sản vốn không bị vây
bọc, nhưng sau khi phân chia (do hiệu lực của một vụ mua bán từng phần, trao
đổi, phân chia tài sản thuộc sở hữu chung theo phần,...), thì lại có một bất
động sản hoàn chỉnh mới hình thành ở trong tình trạng bị vây bọc. Luật quy định
rằng lối đi qua trong trường hợp này phải được xây dựng trên các phần bất động
sản khác thuộc khối bất động sản bị phân chia (BLDS Điều 280 khoản 3).
3. Chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản
liền kề do luật định
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề sẽ
chấm dứt, một khi điều kiện tồn tại của nó không còn được thoả mãn. Điều 284
BLDS liệt kê hai trường hợp chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền
kề, không phân biệt quyền sử dụng hạn chế được xác lập theo thoả thuận hay theo
quy định của pháp luật: 1 - Bất động sản
liền kề với bất động sản của chủ sở hữu đang thực hiện quyền sử dụng hạn chế
bất động sản liền kề đó nhập làm một; 2 - Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất
không còn nhu cầu sử dụng hạn chế bất động sản liền kề. .
B.
Quyền và nghĩa vụ láng giềng phát sinh do sự tác động của con người
Đặt vấn đề - Luật chỉ chủ động dự liệu các quyền và nghĩa
vụ láng giềng trong những trường hợp cần thiết khi dung hoà giữa các lợi ích
đối lập, nhằm duy trì trật tự xã hội. Trong quá trình khai thác công dụng của
một bất động sản, chủ sở hữu có thể có nhu cầu riêng về việc thiết lập một hệ
thống phục vụ trên một bất động sản thuộc về một người khác. Chẳng hạn như khi
bất động sản không bị vây bọc, nhưng nếu mở được lối đi qua bất động sản liền
kề, chủ sở hữu sẽ có được con đường đi ra đường công cộng ngắn hơn nhiều so với
con đường đi qua điểm tiếp xúc trực tiếp giữa bất động sản của mình và đường
công cộng; hoặc trường hợp chủ sở hữu có hai bất động sản bị chia cắt bởi một
bất động sản thứ ba thuộc về người khác và nếu mở được một lối đi qua bất động
sản nằm giữa, thì chủ sở hữu sẽ có thể đi lại giữa hai bất động sản của mình
bằng con đường ngắn nhất mà không phải đi lòng vòng qua các đường công cộng;...
Các lối đi qua trong những trường hợp vừa nêu không thể được thiết lập do hiệu
lực của luật, mà chỉ có thể là kết quả của các giao dịch, tức là kết quả của sự
tác động của con người.
I. Các điều kiện và căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ láng giềng
phát sinh do sự tác động của con người.
1.
1. Điều kiện
liên quan đến bất động sản
- Phải
là bất động sản hữu hình và tự nhiên -
Cụ thể là đất và nhà. Có thể khẳng định rằng không có các quyền và nghĩa vụ
láng giềng với các bất động sản vô hình hoặc bất động sản do công dụng.
- Hai bất
động sản thuộc về hai chủ sở hữu khác nhau - Nếu hai bất động sản thuộc về
một người và để khai thác công dụng của một bất động sản, chủ sở hữu sử dụng
bất động sản còn lại, thì việc sử dụng đó được coi như một phương thức quản lý
tài sản của chính chủ sở hữu. Nếu hai bất động sản thuộc về một người, nhưng
một được chủ sở hữu trực tiếp chiếm hữu còn bất động sản còn lại được cho thuê
và người thuê được chủ sở hữu cho phép sử dụng hạn chế bất động sản của người
cho thuê để khai thác công dụng của bất động sản thuê, thì việc sử dụng hạn chế
đó được thực hiện trong khuôn khổ hợp đồng cho thuê chứ không phải dựa trên chế
định quyền và nghĩa vụ láng giềng đang nghiên cứu. Nếu hai bất động sản được
chiếm hữu bởi hai người thuê, thì mối quan hệ láng giềng giữa hai người thuê là
mối quan hệ thuần tuý nhân thân, không gắn liền với tài sản thuê và nhất là
không chuyển giao được cho người thuê tiếp theo (hoặc khi hết thời hạn thuê và
tài sản thuê được trả lại cho chủ sở hữu.
2. Căn cứ xác lập
a) Do
thỏa thuận - Các
chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thoả thuận về việc một chủ sở hữu được
quyền sử dụng hạn chế bất động sản của một chủ sở hữu khác để bảo đảm các nhu
cầu của mình về lối đi; cấp thoát nước; đường dây tải điện, điện thoại, thông
tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác (BLDS Điều 278 và 279). Các chủ sở
hữu bất động sản liền kề cũng có thể đạt tới những thoả thuận nhằm làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ láng giềng khác không được liệt kê trong luật viết
như không xây nhà vượt quá một độ cao cho phép; không được gây tiếng ồn, xả
khói... Thoả thuận này có thể được lập thành văn bản, các bằng chứng liên quan
được thiết lập trong khuôn khổ luật chung về chứng cứ.
b) Di
chúc - Trong một số trường hợp, chủ sở hữu bất động sản có thể lập di chúc
ghi nhận việc cho phép chủ sở hữu bất động sản liền kề sử dụng hạn chế bất động
sản của mình và xác lập các nghĩa vụ láng giềng nào đó gắn liền với bất động
sản của mình vì lợi ích của chủ sở hữu bất động sản liền kề. Thông thường trên
thực tế trường hợp này xảy ra khi láng giềng có quan hệ thân thuộc, họ hàng.
c) Tách
rời các bất động sản thuộc về cùng một chủ sở hữu - Khi hai bất động sản
liền kề thuộc về cùng một chủ sở hữu, trong đó một bất động sản được lắp đặt
các thiết bị dùng để khai thác công dụng của bất động sản còn lại và nếu chủ sở
hữu tách một bất động sản bán cho người khác, thì các quyền và nghĩa vụ láng
giềng sẽ phát sinh (người mua bất động sản sẽ được hưởng quyền hoặc sẽ phải có
nghĩa vụ đối với chủ sở hữu bất động sản liền kề trong mối quan hệ giữa hai bất
động sản). Một cách tổng quát, nếu vì lý do nào đó mà hai bất động sản nói
trong giả thuyết được tách ra thành các bất động sản độc lập thuộc về các chủ
sở hữu khác nhau, thì quyền và nghĩa vụ láng giềng sẽ được xác lập (những quyền
và nghĩa vụ tương ứng sẽ tồn tại gắn liền với các bất động sản liên quan và sẽ
được chuyển giao khi quyền sở hữu bất động sản được chuyển giao).
d) Thời
hiệu - Với
tính chất là các quyền đối vật, các quyền và nghĩa vụ láng giềng có thể được
chiếm hữu và có thể được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Nghĩa là, được
coi như các quyền bất động sản, quyền và nghĩa vụ láng giềng được xác lập cho
người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trong thời gian từ ba mươi năm
trở lên. Đây là giải pháp mang tính nguyên tắc và trước mắt chỉ mới được ghi
nhận về mặt lý thuyết. Để áp dụng được giải pháp này, cần có thêm các quy tắc
chi tiết đặt cơ sở cho việc xác định tình trạng chiếm hữu, đặc biệt các các quy
tắc phân biệt giữa việc chiếm hữu thực sự của chủ sở hữu bất động sản dẫn đến
việc áp dụng thời hiệu hưởng quyền, với
tình trạng sử dụng mặc nhiên được chủ sở hữu bất động sản liền kề chấp nhận
nhưng không thể đặt cơ sở cho việc áp dụng thời hiệu hưởng quyền...
II.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ láng giềng phát sinh do sự tác động của con người
1. Điều
kiện thực hiện - Các điều kiện của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ láng giềng được xác định tuỳ
theo đặc điểm của quyền và nghĩa vụ đó. Chẳng hạn như quyền về lối đi chung
(theo nghĩa hẹp) đòi hỏi lối đi chung này phải ở vị trí hợp lý với chiều rộng,
chiều dài, chiều cao, cấu tạo thích hợp của bất động sản; quyền thoát nước thải
được thực hiện trên cơ sở có đường cống, rãnh dẫn nước có quy cách phù hợp với
yêu cầu của các bên và được đặt ở vị trí thích hợp;...Nói chung, các điều kiện
vật chất cần thiết cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ láng giềng phải được
xác định một cách chặt chẽ và chính xác để tránh những tranh chấp đáng tiếc có
thể phát sinh.
Quyền và nghĩa vụ láng giềng phát sinh từ sự
tác động của con người phải được thực hiện trong những điều kiện vật chất ổn
định. Không giống như chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc, chủ sở hữu bất động
sản có quyền về lối đi qua bất động sản liền kề do sự tác động của con người
không đương nhiên có quyền sửa đổi lối đi qua cho phù hợp với công dụng của bất
động sản của mình. Bởi vậy, mỗi khi muốn sửa đổi vị trí, giới hạn chiều dài,
chiều rộng, chiều cao của lối đi qua, người có quyền về lối đi qua do sự tác
động của con người nhất thiết phải đạt được sự thoả thuận với chủ sở hữu bất
động sản liền kề. Trong trường hợp việc thực hiện quyền và nghĩa vụ láng giềng
không được tôn trọng thì người có quyền có thể yêu cầu được bảo vệ trong khuôn
khổ pháp luật bảo vệ quyền sở hữu, nếu có thiệt hại xảy ra thì có thể yêu cầu
được bồi thường.
III. Chấm
dứt quyền và nghĩa vụ láng giềng phát sinh do
sự tác
động của con người
Cũng như đối với quyền sử dụng hạn chế bất
động sản liền kề do luật định, luật hiện hành (BLDS Điều 284) chỉ dự liệu việc
chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề phát sinh từ sự tác động
của con người trong hai trường hợp: 1 -
Bất động sản phục vụ và bất động sản được phục vụ hoà nhập thành một; 2- Chủ sở
hữu bất động sản được phục vụ không còn nhu cầu sử dụng hạn chế bất động sản
liền kề. Ta có thể mở rộng phạm
vi điều chỉnh của điều luật đã dẫn đến tất cả các quyền và nghĩa vụ láng giềng
phát sinh từ sự tác động của con người bằng nguyên tắc áp dụng tương tự pháp
luật.
1. Trường
hợp bất động sản phục vụ và bất động sản được phục vụ hoà nhập thành một
Như ta đã biết điều kiện cơ bản của sự hình
thành quan hệ láng giềng về mặt pháp lý là có hai bất động sản độc lập thuộc về
hai chủ sở hữu khác nhau. Một khi bất động sản phục vụ và bất động sản được
phục vụ thuộc về một chủ sở hữu duy nhất, thì hệ thống phục vụ bị thu hút vào
hệ thống quản lý nội bộ của một sản nghiệp và các quyền và nghĩa vụ láng giềng,
không còn đối tượng sẽ không có căn cứ để được duy trì.
2. Trường
hợp chủ sở hữu bất động sản được phục vụ từ chối quyền sử dụng hệ thống phục vụ
- Người thụ hưởng hệ thống phục vụ bày tỏ ý chí một cách hữu hiệu và rõ
ràng về việc không có nhu cầu sử dụng hệ thống đó nữa. Sự từ chối có thể được
ghi nhận bằng miệng hoặc bằng văn bản và nói chung có thể được chứng minh bằng
bất kỳ phương tiện nào được thừa nhận trong luật chung về chứng cứ.
3. Trường
hợp chủ sở hữu bất động sản được phục vụ không còn sử dụng hệ thống phục vụ - Khi
chủ sở hữu bất động sản được phục vụ thực hiện một việc nào đó nhằm loại bỏ
công dụng của hệ thống phục vụ, ví dụ: dựng vách chắn ngang lối đi qua, lấp đất
vào rãnh thoát nước,...hoặc trong trường hợp chủ sở hữu bất động sản được phục
vụ dù không thực hiện hành vi nào có tác dụng loại bỏ công dụng đó nhưng không
thực sự tiếp tục khai thác công dụng của hệ thống phục vụ, ví dụ: người có
quyền về lối đi qua bất động sản liền kề mở một lối đi qua mới trên một bất
động sản liền kề khác và sử dụng lối đi qua mới mà không quan tâm đến lối đi
qua cũ nữa... thì quyền và nghĩa vụ láng giềng sẽ chấm dứt.
4. Trường
hợp bất động sản phục vụ được Nhà nước mua lại và trở thành tài sản công - Nếu
bất động sản phục vụ được Nhà nước mua lại nhằm phục vụ cho lợi ích công cộng
và lợi ích đó không dung hoà được với các lợi ích gắn liền với hệ thống phục vụ
mà chủ sở hữu bất động sản lân cận đang thụ hưởng, thì hoàn toàn hợp lý khi hệ
thống phục vụ đó phải bị huỷ bỏ.
IV. Trách nhiệm dân sự do vi phạm quyền và
nghĩa vụ láng giềng
Tại các Điều 281 và 283 BLDS, ta thấy có các
quy định buộc chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc theo nghĩa kinh tế phải bồi
thường cho chủ sở hữu bất động sản phục vụ, trong trường hợp gây thiệt hại cho
chủ sở hữu bất động sản phục vụ. Bằng phương pháp diễn dịch quy nạp, ta rút ra
được từ các điều luật ấy một nguyên tắc chi phối việc thực hiện quyền sở hữu
bất động sản trong quan hệ láng giềng: trách
nhiệm dân sự của người có quyền sở hữu có thể được quy kết, một khi việc thực
hiện quyền sở hữu đó dẫn đến thiệt hại cho người láng giềng và những người lân
cận. Chắc chắn, những thiệt hại dẫn đến trách nhiệm của chủ sở hữu bất động
sản phải là những thiệt hại không bình thường, không ở mức chấp nhận được đối
với một chủ sở hữu bất động sản lân cận trong trường hợp điển hình. Thiệt hại
có thể được gây ra do lỗi cố ý hoặc vô ý. Người có quyền và lợi ích bị xâm hại
gánh chịu thiệt hại có quyền khởi kiện chủ sở hữu bất động sản liền kề để yêu
cầu chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và bồi thường thiệt hại đã xảy ra theo
thủ tục tố tụng có liên quan.
Mục 6 - QUYỀN SỞ HỮU BỀ MẶT
Khái
niệm -
Quyền sở hữu bề mặt, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, là quyền sở
hữu của một người không có quyền sử dụng đất đối với các tài sản gắn liền với
đất đó. Quyền sử dụng đất trong định nghĩa này được hiểu như một tài sản (nghĩa
là có thể chuyển nhượng được); nó có thể thuộc về một người khác (ví dụ: người
cho thuê quyền sử dụng đất ở, đất chuyên dùng) hoặc không tồn tại (như trong
trường hợp người có quyền sở hữu đối với các tài sản gắn liền với đất chỉ là
người được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm). Sự phát triển của chế
định quyền sở hữu bề mặt trong luật hiện đại Việt Nam gắn liền với quá trình
hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai.
I - Xác lập quyền sở hữu bề mặt
Quyền sở hữu bề mặt có thể được xác lập theo
pháp luật đất đai hoặc theo pháp luật dân sự.
1 - Xác
lập quyền sở hữu bề mặt theo pháp luật đất đai trong các trường hợp cụ thể như:
a)
Trường hợp thuê đất trả tiền thuê hàng năm - Người thuê đất trả tiền thuê hàng năm có thể
là cá nhân, hộ gia đình (Luật Đất đai sửa đổi Điều 78a) hoặc tổ chức (Điều
78d). Luật quy định rõ rằng người thuê có quyền sở hữu đối với các tài sản gắn
liền với đất thuê và có quyền định đoạt các tài sản ấy (Điều 78a khoản 1; Điều
78d khoản 1), nhưng lại không có quyền sử dụng đất có giá trị tài sản. Giả sử
trên đất thuê không có tài sản, thì người thuê không có quyền chuyển nhượng
quyền sử dụng đất; nếu trên đất thuê có tài sản và quyền sở hữu tài sản gắn
liền với đất được chuyển giao cho người khác, thì người nhận tài sản được thuê
đất (Điều 78a khoản 1). Quyền sử dụng đất của người được Nhà nước cho thuê đất
trả tiền hàng năm có tính chất tương tự như một quyền không có tính chất tài
sản và gắn liền với nhân thân người có quyền.
Luật cũng cho phép trường hợp chủ thể thuê đất
trả tiền hàng năm là doanh nghiệp Nhà nước có quyền góp vốn bằng giá trị quyền
sử dụng đất thuê để hợp tác sản xuất kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong
nước, tổ chức cá nhân nước ngoài, theo quy định của Chính phủ (Điều 78 khoản 1
điểm c). Khi có yêu cầu góp vốn để hợp tác sản xuất kinh doanh, thì doanh
nghiệp Nhà nước thuê đất trả tiền hàng năm giao dịch với bên đối tác với tư
cách như là một người có quyền sở hữu đối với một sản nghiệp đất đai hoàn chỉnh
gồm có quyền sử dụng đất (có giá trị tài sản độc lập) và các tài sản gắn liền
với đất (nếu có), chứ không chỉ là người có quyền sở hữu bề mặt. Đây là một
ngoại lệ được thừa nhận như là biện pháp hỗ trợ các đơn vị kinh tế thuộc thành
phần kinh tế quốc doanh trong việc mở rộng quy mô hoạt động. Nói cách khác,
doanh nghiệp Nhà nước thuê đất trả tiền hàng năm, trên nguyên tắc, chỉ có quyền
sở hữu bề mặt (đối với các tài sản gắn liền với đất thuê), nhưng lại có quyền
của một chủ sở hữu một sản nghiệp đất đai hoàn chỉnh khi xác lập giao dịch “góp vốn để hợp tác sản xuất, kinh doanh”.
Cũng như doanh nghiệp Nhà nước thuê đất trả
tiền hàng năm, các doanh nghiệp Nhà nước được giao đất không phải trả tiền sử
dụng đất có quyền sở hữu, trước người thứ ba, đối với các tài sản gắn liền với
đất được giao và có thể định đoạt các tài sản ấy theo các quy định áp dụng đối
với tài sản thuộc doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp không được phép chuyển
nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất được giao, nhưng lại được phép góp vốn bằng
giá trị quyền sử dụng đất được giao để hợp tác sản xuất, kinh doanh với các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2. Xác
lập quyền sở hữu bề mặt theo pháp luật dân sự
trong
một số trường hợp sau:
a)
a) Tách quyền sở hữu
tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất
thành hai bất động sản độc lập
Có nhiều rất phổ biến trong thực tiễn giao
dịch, chẳng hạn người có quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tặng quyền sử
dụng đất cho một người và quyền sở hữu nhà cho một người khác; hoặc người có quyền sở hữu nhà nhiều
tầng và quyền sử dụng đất tặng cho hoặc bán một hoặc nhiều tầng lầu cho người
khác và giữ lại cho mình quyền sở hữu tầng trệt cùng với quyền sử dụng đất; hoặc người có quyền sử dụng đất tặng cho
hoặc chuyển nhượng các cây lâu năm gắn liền với đất cho người khác và giữ lại
quyền sử dụng đất; hoặc người có
quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế
chấp quyền sở hữu nhà, sau đó, quyền sử dụng đất được bán cho người khác để
thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm; hoặc
người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sở hữu nhà (hay tài sản khác), nhưng
không chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nhà (hay tài sản khác) đó; ... Trong
những trường hợp này quyền sở hữu bề mặt được xác lập.
b) Cho
thuê quyền sử dụng đất ở, đất chuyên dùng
Quyền sử dụng đất ở, đất chuyên dùng được cho
thuê, vào thời điểm giao kết hợp đồng, là quyền sử dụng đối với đất chưa được
xây dựng, nghĩa là chưa có tài sản gắn liền trên đất đó. Chính người thuê sẽ
xây dựng trên đất có quyền sử dụng được cho thuê các công trình cần thiết cho
việc khai thác công dụng của đất phục vụ lợi ích của mình. Nếu ta xem quyền sử
dụng đất là vật chính, thì theo các quy tắc về sáp nhập tài sản, các công trình
xây dựng trên đất thuộc quyền sở hữu của người cho thuê và người này có trách
nhiệm thanh toán cho người thuê phần giá trị của các công trình đó (BLDS Điều
244 khoản 1). Giải pháp này không thể
tranh cãi khi hợp đồng cho thuê hết hạn, bởi khi đó, người cho thuê tiếp tục là
người sử dụng đất và do vậy, có quyền sở hữu đối với những tài sản được sáp
nhập vào quyền sử dụng đất theo luật; người thuê không còn mối quan hệ pháp lý
nào đối với đất đó.
Có thể phân tích hợp đồng thuê quyền sử dụng
đất ở, đất chuyên dùng thành hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất để xây dựng.
Khi đó, người sử dụng đất có quyền xây dựng trên đất đó, và do hiệu lực của hợp
đồng cho thuê quyền sử dụng đất, họ chuyển nhượng có thời hạn (bằng với thời
hạn thuê) quyền xây dựng trên đất cho người thuê. Như vậy, với tư cách là người
tạo ra một cách hợp pháp tài sản được xây dựng, người thuê phải có quyền sở hữu
đối với các tài sản đóï -quyền sở hữu có thời hạn chấm dứt cùng một lúc với hợp
đồng cho thuê. Ta nói: hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất ở, đất chuyên dùng
có tác dụng làm phát sinh quyền sở hữu bề mặt của người thuê
3.
3. Xác lập quyền sở hữu bề mặt bằng các phương
thức được thừa nhận trong luật chung
Trong trường hợp này, quyền sở hữu bề mặt đã
tồn tại và một người nào đó trở thành chủ thể của quyền sở hữu đó do được chủ
sở hữu trước chuyển giao (bán, tặng cho,...) hoặc do các phương thức trực tiếp
(xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu).
II -
Chế độ pháp lý của quyền sở hữu bề mặt
1. 1.
Tài sản thuộc sở hữu bề mặt
Tài sản
thuộc sở hữu bề mặt có thể
là những vật hiện hữu (như nhà, công trình xây dựng khác, cây lâu năm), nhưng
cũng có thể được phi vật chất hoá thành các quyền tài sản (quyền xây dựng,
quyền trồng cây).
Nếu chỉ có đối tượng là các vật hiện hữu, thì
khi vật không còn nữa (nhà bị đổ, cây chết,...), quyền sở hữu bề mặt sẽ chấm
dứt. Trong trường hợp vật hiện hữu là cây, chắn chắn chủ sở hữu có quyền sở hữu
đối với tất cả những kết quả phát triển tự nhiên của cây, kể cả đối với các cây
con được cây mẹ sản sinh ra... ; tuy nhiên không được trồng thêm cây mới trên
diện tích đất đó.
2. Quyền sở hữu theo luật chung
Người có quyền sở hữu bề mặt là chủ sở hữu
theo nghĩa đầy đủ đối với các tài sản đối tượng của quyền sở hữu đó. Người này
có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản, nghĩa là có quyền cư trú, cho
thuê, thay đổi cấu trúc, phá dỡ tài sản, có quyền thế chấp tài sản, có quyền
bán, trao đổi, tặng cho tài sản, để tài sản cho người thừa kế,...trừ trường hợp
có thoả thuận khác với người có quyền sử dụng đất. Nếu đối tượng của quyền sở
hữu bề mặt là quyền xây dựng, quyền trồng cây, thì chủ sở hữu còn có quyền mở
rộng hoặc thu hẹp công trình, tăng hoặc giảm số lượng cây trồng, xây dựng công
trình hay trồng các loại cây mới.
Cũng như quyền sở hữu theo luật chung, quyền
sở hữu bề mặt có tính ổn định và lâu dài, trừ trường hợp các bên liên quan đạt
được thoả thuận giới hạn sự tồn tại của quyền sở hữu bề mặt trong thời gian
(như đối với quyền sở hữu bề mặt phát sinh từ hợp đồng cho thuê quyền sử dụng
đất ở, đất chuyên dùng).
3. Quyền sử dụng hạn chế đối với đất
Khi sở hữu các tài sản gắn liền với đất, người có quyền sở hữu bề mặt, muốn
thực hiện quyền sở hữu của mình, nhất thiết phải xác lập được quyền sử dụng đối
với đất có các tài sản đó. Khi đó, quan hệ giữa người có quyền sở hữu bề mặt và
người sử dụng đất giống như quan hệ giữa hai chủ sở hữu bất động sản liền kề.
Trong chừng mực nào đó, có thể tin rằng bất động sản đối tượng của quyền sở hữu
bề mặt luôn là bất động sản bị vây bọc mà nếu như không có quyền sử dụng đất,
người có quyền sở hữu bề mặt sẽ không bao giờ có thể tiếp xúc với đường công
cộng, thiết bị công cộng mà không sử dụng đến đất đai thuộc quyền sử dụng của
người khác.
4. Đăng ký quyền sở hữu
Nếu các tài sản gắn liền với đất thuộc loại
phải đăng ký quyền sở hữu, thì quyền sở hữu bề mặt xác lập đối với các tài sản
đó cũng phải được đăng ký. Trong trường hợp tài sản gắn liền với đất không
thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu bề mặt cũng không được
đăng ký. Thực ra, quyền sở hữu bề mặt không đăng ký và, nói chung, bất động sản
không đăng ký quyền sở hữu, không phải là một chế định cần được hoàn thiện, mà
chỉ là một hiện tượng phát sinh từ tình trạng chưa hoàn thiện của pháp luật về
tài sản.
[1][1] Introduction historique au droit des bien, Presse Univeritaire de
France, Droit fondamamental, 1989, số 85
bất động sản: immeubles (tiếng Pháp) - immovables (tiếng Anh)
[4][4] thông thường được áp
dụng trong các trường hợp đối tượng của quyền không phải là các vật cụ thể mà
là các tài sản vô hình.
[5][5] Đây là một trường hợp
rất phổ biến trong đời sống người nông dân Việt Nam. Sau, hoặc ngay cả khi đang
trong thời gian vun trồng, chăm sóc cây trái, mùa màng..., các thương lái đã
vào tận nhà vườn để xem xét, đánh giá chất lượng và tiến hành ngã giá mua theo
một số lượng nhất định (chẳng hạn như 10 cây, 20 cây, 5 mẫu, 10 mẫu hoặc cả
vườn...). Việc thu hoạch thông thường do người mua thực hiện. Và trên thực tế
việc mua bán này được giao kết và thực hiện như là đối với một động sản chứ không
phải là một bất động sản.
[7][7] Chẳng hạn, khi tài
sản đó bị mất cắp, bị cướp...thì vẫn xem đó là một vụ phạm pháp hình sự chú
không thể viện dẫn rằng do đó là một bất động sản nên không thể trộm cắp hay bị
cướp được.
[8][8] Đối với trường hợp trên, nếu
người thế chấp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã giao kết trong hợp đồng thế chấp,
thì việc thế chấp chấm dứt và số tiền bảo hiểm trở thành động sản như theo định
nghĩa của luật viết cũng như đặc điểm tự nhiên của nó.
[10][10] khoản 2, Điều 9 Nghị
định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính Phủ quy định chi tiết về sở hữu công
nghiệp.
[11][11] Quyền sở hữu công
nghiệp và quyền sở hữu tác phẩm văn chương, nghệ thuật, khoa học được quy định
trong BLDS. Riêng quyền sở hữu các yếu
tố vô hình thuộc sản nghiệp thưong mại được quy định trong Luật Thương mại ngày
10/5/1997
[16][16] Khoản 3, Điều 4 Nghị
định 63 ngày 24/10/1996 của Chính Phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.
[17][17] Khoản 1, Điều 35 Nghị
định 63 ngày 24/10/1996 của Chính Phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.
[22][22] Khoản 2, Điều 46 Nghị
định 63/CP ngày 24/10/1996 quy định văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa sẽ bị
đình chỉ hiệu lực nếu việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó không được sử dụng
liên tục hơn 5 năm liền.
[24][24] Theo Điều 606, khoản
2 BLDS: người chiếm hữu tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình,
thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc
phải biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật. Nghĩa là, không phải
hoàn trả hoa lợi, lợi tức đã thu được một cách ngay tình.
[27][27] Ở đây, “các tài sản
của hộ gia đình” được hiểu như một tập hợp tài sản có và tài sản nợ, một sản
nghiệp, chứ không phải là các yếu tố cụ thể của tập hợp đó.
[29][29] Vậy trước khi giao
kết nghĩa vụ với người đại diện tổ hợp tác, người cùng giao kết phải yêu cầu
người đại diện xuất trình bằng chứng về sự chấp thuận này (biên bản họp, nghị
quyết đại hội tổ viên,...). Cần nhấn mạnh rằng người đại diện phải có được sự
chấp thuận của đa số tổ viên tổ hợp tác chứ không phải của đa số tổ viên dự
họp.
[30][30] Nội dung này sẽ được
nghiên cứu trong phần “Chế độ tài sản của vợ chồng” của chương trình Luật Hôn
nhân gia đình Việt Nam
[32][32] Luật hiện hành chỉ
ghi nhận khái niệm sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia (BLDS Điều 232
khoản 1 đoạn chót). Nhưng có lẽ cần có thêm khái niệm sở hữu chung theo phần
không thể phân chia để áp dụng cho sở hữu chung trong nhà chung cư. Nếu không
ta sẽ sa vào chủ nghĩa bình quân.
[34][34] do một giao dịch một bên hoặc đã sử dụng lối đi qua, thiết bị của một
bất động sản liền kề trong khuôn khổ một hệ thống phục vụ được thiết lập từ lâu
và đã dẫn đến việc xác lập quyền và nghĩa vụ láng giềng theo thời hiệu).
[36][36]
Cần
lưu ý rằng trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, việc mở lối đi qua có
thể được thực hiện cả trên bất động sản thuộc sở hữu toàn dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét