Pages

Lý luận về Hiến pháp và cơ chế bảo hiến

 I.                   LÝ LUẬN VỀ HP
1.      Mục đích ra đời và nội dung cơ bản của bản HP
-        Bảo vệ quyền tự nhiên của con ngườim bảo vệ nhân quyền trước 1 chủ thể đặc biệt đó là NN, người mang quyền lực NN.
-        HP là chính trị pháp lý
-        HP là công cụ trong tay của nhân dân để kiểm soát NN
-        Mỗi HP phải ghi nhân 2 nội dung quan trọng


+ Ghi nhận tuyên bố về quyền tự nhiên của con người
Ý nghĩa: 1. khẳng định với NN, quyền con người là đương nhiên có, hay nói nó là luật tự nhiên, là lẽ công bằng của cuộc sống. Do đó quyền này không do NN ban pháp, và NN không thể vô cớ tước đoạt vì NN suy cho cùng cũng là con người nắm giữ quyền lực, do đó sẽ vô cùng bất bình đẳng.
2. HP được coi như là ranh giới cấm, ranh giới bắt khả xâm phạm để cơ quan NN trong quá trình điều hành quản lý không thể xâm phạm vào ranh giới đó, như là 1 ranh giới cấm đổi với công quyền.
3.Để thấy được trách nhiệm của NN là phải tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, pháp lý để thực thi những quyền này trong thực tế, những quyền này sẽ là hư không nếu không có sự đảm bảo thực hiện từ phía NN.
+ Ghi nhận cơ chế phân chia quyền lực NN và ghi nhận sự phân chia này thông qua tổ chưc và hoạt động của bộ máy NN vì phân chia quyền lực NN cho đến tận thời điểm hiện nay được coi là phương thức hữu hiệu nhất, khả thi nhất để kiểm soát NN, để giới hạn NN.
Ý nghĩa: NN là 1 thiết chế rất cần thiết cho cuộc sống ( tích cực)
Bên cạnh mặt tích cực, NN có mặt trái suy cho cùng cũng xuất phát từ bản tính tự nhiên của con người, vì con người luôn gắng với tham vọng, tuỳ tiện, tham nhũng, hối lộ, cục bộ địa phương.
è NN cần phải có nhưng phải có cách để kiểm soát NN. Phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Mãi đến thế kỷ 18, học giả người pháp Monstequeue rút kinh nghiệm từ NN phong kiến, trong “ tinh thần của Pháp luật” đã chỉ ra muốn giới hạn NN phải phân chia quyền lực thành 3 nhánh quyề lực khác nhau
1.      Quyền lập pháp giao cho NV
2.      Quyền hành pháp giao cho CP
3.      Quyền tư pháp giao cho TA
Với học thuyết phân quyền, Mon và các nhà lập hiến đã hướng đến chuyê môn hoá cao
Dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực thông qua cơ chế kiềm chế và đối trọng  quyền lực.
Tóm lại: Với mục đích bảo vệ quyền tự nhiên của con người trước nhà cầm quyền, NN thì mỗi 1 quốc gia rất cần bản HP và mỗi bản HP phải ghi nhận 2 nội dung cơ bản và nguyên thuỷ của HP
1.      Ghi nhận nhân quyền
2.      Ghi nhận sự phân chia quyền lực.
Với ý nghĩa đó, HP chỉ ra đời, tồn tại và phát triển trong những xã hội dân chủ mà thôi, cụ thể là sự đời và phát triển của nó vào tk17 gắn liền với cách mạng tư sản, gắn liền với những NN có chấp nhận về nhân quyền và phân quyền. ở đâu không có nhân quyền và phân quyền thì bất thành HP.

2.Sự ra đời của HP thành văn đầu tiên
HP Mỹ- 1787, 10 năm sau cách mạng, nước Mỹ rơi vào tình trạng hỗn loạn, khó khăn, do đó nhu cầu đặt ra là hợp nhất 13 bang thành 1 NN liên bang để phát triển, gìn giữ hoà bình độc lập, Bầu ra 55 đại biểu đại diện cho 13 bang, về Bang Philadenphia, hội nghị lập quốc, hội nghị lập hiến. Hội nghị từ 15/5/1787 đến 17/09/1787, bầu ra ban soạn thảo HP, đứng đầu là J Madison, dự thảo HP có 23 điều, văn phong có vấn đề,  ko logic, nên thành lập ban văn phong, điều chỉnh lại câu chữ, kết cấu, còn lại 7 điều
Điều 1: Quy định quyền lập pháp của NV
Điều 2: quyền hành pháp của tổng thống
Điều 3: quyên tư pháp của TA
Điều 4: quyền lợi của các tiểu bang và mối quan hệ giữa tiểu bang và liên bang
Điều 5: thủ tục sửa đổi bổ sung HP
Điều 6 và 7: giá trị của HP và hiệu lực thi hành
Ngày 17/9/1787, còn 42 người tham dự, trong đó có 39/42 đại biểu tham dự đồng ý, đặc biệt trong điều 7 HP này quy định: bản HP này phải được ít nhất ¾ các tiểu bang phê chuẩn thì mới có giá trị thi hành ( ít nhất 9/13 tiểu bang đồng ý), tuy nhiên vì 7 điều đầu tiên không có quyền nào quy định quyền con người cho nên quá trình phê chuẩn ở các tiểu bang vô cùng khó khăn, Madison viết 85 bài báo ca ngợi HP. Dưới sức ép của quần chúng tiến bộ, vào năm 1789 HP Mỹ đã thông qua tu chính án thứ 1 ( lần sửa đổi bổ sung thứ 1) bao gồm 10 khoản liên tiếp về quyền con người, từ đó mới được 9/13 bang phê, chính thức có hiệu lực. Như vậy ngay từ sự ra đời của bản HP đầu tiên đã chứng minh rằng, đã là 1 bản HP phải có nội dung cơ bản là nhân quyền và phân quyền, ở đâu ko có nhân quyền, không có phân quyền thì bất thành HP.
Tại sao, những người làm HP MỸ đều là những con người tài năng, có uy tín nhưng lại không đưa nhân quyền vào HP?
Góc độ 1: theo cách giải thích của Washington, (chủ toạ), nhân quyền là 1 phạm trù có tính chất tự nhiên và luôn luôn phát triển theo thời gian. Về mặt nguồn gốc: quyền tự nhiên là luật tự nhiên, do đó không cần quy định. Về đặc điểm: nhân quyền là 1 phạm trù không ổn định mà luôn luôn được phát triển theo thời gian và theo trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Do đó nếu ấn định quyền con người trong HP thì sẽ làm nghèo nàn đi HP và sẽ có thể làm HP sửa nhiều lần.
Góc độ 2: W cho rằng chỉ cần quy định sự phân chia quyền lực và kiểm soát quyền lực NN mà phân chia và kiểm soát quyền lực là đã đóng góp vào việc bảo vệ quyền con người. Do đó chỉ cần ghi nhận phân quyền
Góc độ 3: Nhà lập Hiến của mỹ thời điểm đó có ý lờ đi vì tại thời điểm đó cuộc cách mạng tư sản ở mỹ là cách mạng tư sản không triệt để, sau hkhi giải phóng của thực dân Anh thì lại rơi vào tay Mỹ, chế độ nô lệ còn tồn tại, do đó để bảo vệ giới chủ nô.
Tu chính án lầ 1 chỉ bảo vệ cho đàn ông, da trắng có tài sản, không bảo vệ phụ nữ và da đen.
Chế độ nô lệ tồn tại đến 1865, tư sản ở miền bắc và chủ nô ở miền nam, Araham Lincol, châm ngòi nội chiến để giải phóng chế độ nô lệ. HP mỹ thông qua tu chính án thứ 14, thủ tiêu chế độ nô lệ
Đến ngày nay, HP Mỹ vẫn được thừa nhận là 1 bản HP sống vì
-         Đối với người Mỹ: có ý nghĩa linh thiêng đối với người mỹ vì nó đã ra đời, tồn tại  cùng với nước Mỹ 300 năm nay, từ ngày độc lập.
-         Đối với phần còn lại của thế giới: ko thể phủ nhận HP Mỹ là nguồn cảm hứng cho phần còn lại của thế giới làm HP

Vì sao Mỹ có HP sống: J. Madison - A. Hemilton - G. wasington

Đặc điểm của nhà làm HP Mỹ:
-         giàu, có thế lực kinh tế
-         phản trào lưu, phản truyền thống ( đặc biệt Hemilton): suy nghĩ đặc biệt lạ
-         Thú zui
-         Chiến lược để giải phóng con người, nhu cầu vật chất tinh thàn được đáp ứng đầy đủ

3.      Sự phát triển của HP:
kể từ khi bản HP thành văn đầu tiên ra đời năm 1787 cho đến nay thì lịch sử lập hiến của nhân loại đã trải qua gần 300 năm và về cơ bản có thể chia thành 4 giai đoạn phát triển chính sau đây
Gd 1: từ 1787 đến 1917: có 2 đặc điểm quan trọng
-         Về phạm vi các quốc gia có HP: hẹp, HP chỉ là sản phẩn của 1 hoặc 1 vài nước  mà thôi, ở châu âu: anh, pháp, đức, ý, ở châu Mỹ: duy nhất Mỹ, châu á: duy nhất Nhật (1889)
-         Nội dung: hẹp, chỉ đề cập đến vấn đề nhân quyền và phân quyền
Giai đoạn 2: 1917- 1945 kết thúc chiến tranh thế giới
Với sự thắng lợi của CM tháng 10 ở Nga, bên cạnh HP tư sản, nhân loại đã biết thêm 1 loại HP mới, đó là HP XHCN và bản HP XHCN đầu tiên là HP 1936 của Liên Xô ( gắn liền với stalin), bản HP này mang sắc thái mới, đối trọng lại với HP tư sản, và khẳng định với giai cấp tư sản tính ưu việt của chế độ mới. Đây cũng là nguồn cảm hứng cho Mao trạch Đông làm cách mạng TQ và xây dựng HP TQ 1991, đồng thời cũng ảnh hưởng đến VN và có dấu ấn trong HP 1959 của VN, và còn nặng nề trong HP 80 của VN. Là nguồn cảm hứng của Đông âu, Cu ba viết HP. Về cơ bản HP XHCN có 3 sự khác biệt lớn so với HP tư sản:
-         HP XHCN có khuynh hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh sang các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội è các học giả cho rằng bản HP như thế sẽ không còn là HP đúng nghĩa mà sẽ như tuyên ngôn của Đảng cầm quyền, vì quá nhiều vấn đề nên làm mờ nhạt mục đích chính của HP là quyền con người.
-         HP các nước XHCN trong 1 thời gian dài không tồn tại, không thừa nhận phạm trù quyền con người mà thay vào đó chỉ tồn tại quyền công dân
-         Phủ nhận phân chia quyền lực mà thay vào đó là tập quyền xã hội chủ nghĩa.
Giai đoạn 3: 1945 đến 1990, sự sụp đổ có hệ thống của LX và các nước đông âu
Sự phát triển của HP mang tính toàn cầu, nhân loại đã chứng kiến các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc ở châu Á , châu Phi, HP ra đời sau khi giành độc lập.
Giai đoạn 4: 1990 đến nay: sự phát triển của HP được ghi nhận ở 2 khuynh hướng
-         sau khi LX và đông Âu sụp đổ, các quốc gia vẫn kiên định theo con đường CNXH như TQ, VN, Lào, Cuba... đã có những sự điều chỉnh, thay đổi trong HP của mình cho phù hợp với tình hình mới. VD HP82 của TQ, 90 của VN
-         trong khi đó, các quốc gia trên thế giới, trong 50 năm gần đây, HP cũng không ngừng phát triển cho phù hợp với xu thế chung của thời đại. Nhìn chung trong 50 năm qua, HP của các quốc gia trên thế giới đã phát triển theo xu thế chung như sau:
+ không ngừng tăng cường và mở rộng quyền con người: quyền sống trong 1 môi trường lành mạnh, quyền được chết (cái chết nhân đạo), quyền được hiến mô, hàng loạt các vấn đề liên quan đến trưng cầu dân ý, quyền của người thuộc giới tính thứ 3
+ Tăng cường quyền hành pháp cho CP với quyết tâm xây dựng 1 CP mạnh để có đủ sức điều hành và quản lý đất nước.
+ xu hướng tự quản địa phương
+ xây dựng cơ quan chuyên trách, hiệu quả để bảo vệ HP
4.      Quy trình lập hiến
a.      Chủ thể lập hiến
Theo nghiên cứu từ 1787 – 2005: có 806 HP được thông qua, đã nghiên cứu 460 HP, có 5 chủ thể có quyền thông qua HP
-         HP được ban hành bởi cơ quan hành pháp, được nhà vua ban tặng cho cho thần dân của mình. Thực ra đây là do sức ép của phong trào đấu tranh quần chúng, ví dụ HP1889 của Nhật, do Nhật Hoàng ban phát cho thần dân
-         Ban hành bởi cơ quan lập pháp, là NV hoặc QH, áp dụng phổ biến ở các nước xã hội cũ, vẫn còn tồn tại ở TQ, VN, Lào è mô hình này được khuyến cáo không nên áp dụng, vì đặt QH ( NN) cao hơn HP, QH ban hành HP cũng có thể HP thì mất đi tính kiểm soát của HP với NN. Đặt thường luật ở 1 hệ cấp tương đương với HP, do đó có khả năng vô hiệu hoá HP
-         Áp dụng mô hình QH lập hiến nhưng vì 1 lý do nào đó QH chuyển qua lập pháp ( HP1946 của VN, HP1975 của Hy Lạp)
-         QH lập hiến, tách bạch khỏi QH lập pháp. Làm xong HP, QH lập hiến sẽ giải tán. Đây là mô hình được áp dụng khá phổ biến
-         Toàn thể nhân dân trực tiếp thông qua HP trong cuộc trưng cầu dân ý. NN xây dựng dự thảo, dân bỏ phiếu, gần giống như khế ước xã hội của rootso. HP đầu tiên trên thế giới thông qua bằng con đường này là HP1958 của Pháp ( gắn liền với tên tuổi của Charles Degaulle), HP Nga è ngày càng có nhiều nước lựa chọn con đường này.
Tóm lại thông qua nghiên cứu về chủ thể có quyền ban hành HP, rút ra kết luận sau: quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân chứ không thể thuộc về NN. Vì HP được coi là công cụ trong tay của nhân dân để kiểm soát NN chứ không phải công cụ NN để quản lý dân. Để đảm bảo quyền lập hiến thuộc về nhân dân chỉ có 2 các phổ biến
-         Trưng cầu dân ý
-         QH lập hiến tách bạch khỏi QH lập pháp
b.      Thủ tục sửa đổi bổ sung HP.
Nhìn chung sức sống và tuổi thọ của bản HP được quyết định bởi các yếu tố sau đây:
-         Độ dài của 1 bản HP: kinh nghiệm và lịch sử lập hiến cho thấy HP nào càng dài thì tuổi thọ càng ngắn.
-         Quốc gia đó có thừa nhận quyền giải thích HP của TA hay không, nếu thừa nhận thì HP sẽ trở nên trường tồn với thời gian
-         Quốc gia đó có sự phân biệt rạch ròi giữa HP và thường luật hay không, càng rạch ròi tuổi thọ càng cao.
-         Thủ tục sửa đổi bổ sung HP càng khó khắn, phức tạp, nhiêu khê thì tuổi thọ HP càng cao. Vì sửa đổi HP quá dễ dãi thì nhà cầm quyền sẽ lợi dụng việc sửa đổi HP để cũng cố quyền lực và củng cố tham vọng của nhà cầm quyền.
Nhìn chung các quốc gia trên thế giới hiện nay có 4 cách sửa đổi bổ sung HP như sau ( được sắp xếp theo độ khó tăng dần):
Cách 1: giao việc sửa đổi bổ sung HP cho QH lập pháp ( chỉ có 1 sự phân biệt nhỏ không đáng kể trong việc sửa đổi HP với thường luật là muốn sửa đổi thường luật là quá bán, đổi HP ít nhất 2/3, hay 3/4) : TQ, VN, cộng hoà liên bang Đức (trong HP có quy định những điều bất di bất dịch, không được sửa, nước Đức có TA HP điển hình để bảo vệ HP)
Cách 2: Việc sửa đổi HP được tiến hành bằng cách bầu cử xen kẽ, bỏ phiếu 2 vòng. Bỉ, chile. 2 Viện đương nhiệm lập uỷ ban dự thảo những điều sửa, sau khi làm xong, dự thảo được đệ trình lên 2 viện, sau đó 2 viện này giải tán và nhân dân bầu ra 2 viện lập pháp mới. Và sửa đổi này phải được 2/3  tổng số thành viên của mỗi viện đồng ý.
Cách 3: theo 1 quy trình phức tạp của NV ( có thể trưng cầu dân ý), áp dụng ở PHáp, arghetina, việc sửa dổi bổ sung HP phải được ít nhất 3/5 tổng số thành viên của mỗi viện đồng ý. Nếu không được tỷ lệ này bắt buộc phải trưng cầu dân ý.
Cách 4: bắt buộc phải trưng cầu dân ý hoặc có độ khó tương đương trưng cầu dân ý, Nhật bản, thuỵ sĩ, Đan Mạch. Độ khó tương đương trưng cầu: Mỹ, Nga
Sửa đổi HP mỹ:
2/3 hạ nghị sỹ đồng ý (438 người)
2/3 thượng nghị sĩ đồng ý ( 100 người)
37/50 tiểu bang đồng ý (3/4)
Sửa đổi HP Nga
2/3 Duma Quốc gia đồng ý
2/3 hội đồng liên bang
¾ chủ thể liên bang đồng ý
trong 8 chương chỉ được sửa từ chương 3 đến chương 8
Hiệu lực pháp lý của 1 bản HP
Nhìn chung các bản HP đều được tôn vinh là 1 đạo luật có hiệu lực Pháp lý tối cao, tính tối cao của HP được thể hiện trên cả 2 phương diện
-         Tính tối cao của HP trong hệ thống pháp luật: tất cả các văn bản pháp luật do cơ quan NN khác ban hành chỉ nhằm mục đích hướng dẫn, thi hành HP và phải phù hợp với HP. Nếu trái với HP đều bị coi là vi hiến, ngay cả 1 đạo luật do QH ( NV) ban hành è Vì vậy luật HP được coi là luật gốc, luật mẹ, luật cơ bản.
-         Tính tối cao của HP trong đời sống xã hội, tất cả các chủ thể trong đời sống xã hội dù anh là ai, quyền lực đến đâu cũng phải phục tùng và tuân thủ HP. Không 1 chủ thể nào được đặt cao hơn HP, đặt ngang hàng với HP hay ngoài HP
Mục đích là bảo vệ nhân quyền nên nội dung đầu tiên của HP là ghi nhận quyền con người, luật tự nhiên
Ghi nhận sự phân chia quyền lực để kiểm soát NN, kiểm soát nhà cầm quyền, nên phải đặt cao hơn thường luật.
Nhìn chung, tính tối cao của bản HP ở 1 quốc gia được coi là điều hiển nhiên mà không cần phải ghi nhận, tuyên bố thành 1 điều khoản trong HP. Tính tối cao của 1 bản HP sẽ đảm bảo thông qua 3 phương diện sau?( không phụ thuộc những lời tuyên bố)
-         quyền lập hiến thuộc về ai ( chủ thể quyền lập hiến)
-         thủ tục sửa đổi bổ sung HP nhiêu khê phức tạp đến mức nào
-         Có cơ chế hiệu quả để bảo vệ HP hay không
5.      Phân loại HP
Tiêu chí phân loại
a.      căn cứ vào hình thức thể hiện: 2 loại
-         HP thành văn: đa số các nước trên thế giới có HP thành văn, điển hình là HP mỹ 1787, trong hệ thống PL của quốc gia có tồn tại 1 đạo luật mang tên HP, trong đạo luật đó quy định 1 cách tập trung nhất , đầy đủ nhất những vấn đề được coi là cơ bản: nhân quyền và phân quyền
-         HP không thành văn: Vương quốc Anh, oman libi: trong hệ thống PL của quốc gia đó không có đạo luật hay văn bản mang tên HP cả mà những nội dung cơ bản, nguyên thuỷ của 1 bản HP được quy định rải rác trong rất nhiều nguồn khác nhau của PL. Nhìn chung HP không thành văn của nước Anh có 2 nguồn chính
+ phần thành văn trong HP Anh: là tập hợp những hiến chương, những đạo luật thường mang tính HP, đạo luật mang tính quyền con người, về bộ máy , ví dụ: Hiến chương tự do 1215, luật bầu cử, luật NV
+ phần không thành văn: tập tục chính trị mang tính HP: là thói quen sinh hoạt chính trị, ví dụ: thủ tướng Anh do nữ hoàng ký quyết định bổ nhiệm là người chủ tịch của đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện Anh ( 659 ghế), 5 năm 1 lần ( không có bất kỳ văn bản nào quy định về vấn đề này).
4 lý do xác định Anh có HP ko thành văn
-         kinh nghiệm lập hiến của các quốc gia cho thấy người ta chỉ ban hành HP mới khi có sự kiện chính trị nào đó có tính đột phá và vĩ đại. Lịch sử nước Anh là  1 quá trình phát triển lâu dài, êm ái (từ thế kỷ 13)
-         Người Anh có truyền thống suy tôn NV è làm luật là quyền NV
-         Tâm lý bảo thủ, hoài cổ của người Anh
-         Người Anh rất tin tưởng vào công luận báo chí, văn minh chính trị
b.      căn cứ vào nội dung của HP: chia làm 2 loại (lưu ý: chỉ căn cứ vào nội dung chứ không căn cứ vào thời gian ban hành)
-         HP cổ điển: quy định 2 nội dung có tính chất nguyên thuỷ là nhân quyền và phân quyền
-         HP hiện đại: ngoài 2 nội dung này còn quy định thêm kinh tế, văn hoá, xã hội
c.      căn cứ vào chế độ chính trị: 2 loại
-         HP XHN
-         HP tư sản
d.      căn cứ vào hình thức cấu trúc của NN: 2 loại
-         HP liên bang
-         HP tiểu bang
e.      căn cứ vào thủ tục bố sung: 2 loại
-         HP cương tính: việc sửa đổi theo thủ tục phức tạp, nhiêu khê
-         HP nhu tính: là HP muốn sửa đổi bổ sung thì tiến hành như luật thường, hoặc ko có sự khác biệt nhiều so với luật thường

II.                 CƠ CHẾ BẢO HIẾN

Tiêu chí
Mô hình bảo hiến phi tập trung: Mỹ, Nhật
Mô hình bảo hiến tập trung: Châu âu lục địa
Tòa án HP: Đức
Hội đồng bảo hiến Pháp
Cơ sở hình thành và phạm vi áp dụng
-Trao quyền bảo vệ HP cho tư pháp thường (TA thường), TA trong quá trình xét xử các vụ án thông thường mà phát hiện những điểm vi hiến thì sẽ xử luôn vi hiến. HP Mỹ 1787 không có quy định nào cho TA được thẩm quyền tuyên bố 1 đạo luật do NV ban hành vi hiến, mà gắn liền với 1 vụ viện cụ thể ( xuất phát từ án lệ năm 1803, Mabury kiện Mandison. ) Từ đó giao cho TA thường
- Phạm vi áp dụng: điển hình là nước mỹ và được nhiều nước châu mỹ áp dụng ( 1/3 các quốc gia trên thế giới áp dụng pp này)
- Gắn liền với lập luật logic của giáo sư luật HP người Áo Kensen
-1920 Kensen đã đưa ra những lập luận, ở Châu Âu ko thể đưa việc bảo hiến cho TA thường, ko thể áp dụng bảo hiến như người Mỹ. Châu Âu rất đề cao NV (vì NV thành công cho cuộc cách mạng tư sản, dẹp bỏ phong kiến, theo Rouseau đề cao NV.) TA và CP nằm ở vị thế yếu hơn NV, do đó ko thể đương đầu với NV, không thể tuyên bố 1 đạo luật nào của NV là vô hiệu. phải lập ra TA HP để chuyên bảo vệ HP.
=> Trên cơ sở đó, 1920 Áo đã lập ra TA HP đầu tiên, sau đó du nhập sang đức và Đức đã phát triển thành kiểu mẫu, điển hình và được nhắc đến nhiều
- Pvi: đc áp dụng ở hơn 2/3 các nước trên thế giới , chủ yếu ở châu Âu, các nước liên xô và đông Âu, ở châu Á: Hàn quốc, thái Lan,
- Gắn liền với tên tuổi của chính trị gia Charles Degaulle, ông thành lập hội đồng Bảo Hiến năm 1958 ở PHáp, được xem như 1 toan tính chính trị của Degaulle, và là công cụ trong tay của Degaulle để tăng cường quyền lực hành pháp cho tổng thống và để làm suy yếu và chống lại NV.
- Phạm vi áp dụng: chỉ 4-5 quốc gia: Pháp và các thuộc địa của Pháp như Campuchia, tuy-ni-di (Tunisian Republic), Mozambique

Chủ thể tiến hành
-giao cho hệ thống tư pháp thường ( TA thường) vừa xét xử vụ án thường vừa có chức năng bảo vệ HP. Có 1 số quốc gia trong mô hình này chỉ trao quyền BVHP cho TA tối cao như Chile, arhentina.
-TA tối cao Mỹ đã tuyên bô 72 đạo luật do NV liên bang ban hành vi hiến, TA tối cao bao gồm 9 thẩm phán do tổng thống bổ nhiệm suốt đời và được sự phê chuẩn của thượng nghị sĩ => đây là 9 tinh hoa trong nền tư pháp Mỹ,  giỏi toàn diện, thâm thuý về tinh thần HP.

-TA HP Đức gồm 16 thẩm phán được hình thành theo nguyên tắc thượng viện Đức bầu 8 người, hạ viện Đức bầu 8 người. 16 thẩm phán này có nhiệm kỳ 12 năm và phải có độ tuổi từ 40 đến 68 tuổi và chỉ được bầu 1 lần duy nhất trong đời.
-TA HP Đức chia làm 2 toà con
+ Toà con số 1 gồm 8 thẩm phán, chuyên xét xử liên quan đến HP về quyền con người
+ Toà con số 2: 8 thẩm phán, giải quyết về tranh chấp quyền lực
Trong số 8 thẩm phán của mỗi toà phải có ít nhất 3 thành viên đã từng là thẩm phán TA tối cao liên bang Đức (phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật), số thành viên còn lại là những giáo sư danh tiếng về luật HP và chính trị học của cộng hoà LB Đức. (nhấn mạnh đến uy tín )
Thẩm phán TAHP CHLB Đức được hưởng chế độ lương bổng, phụ cấp khá cao và được hưởng quyền miễn trừ: không bị kỹ luật công vụ, không chịu trách nhiệm về lời phát biểu của mình khi đang làm nhiệm vụ,
Đứng đầu TA này có 1 chánh án và 1 phó chánh án được thượng viện và hạ viện bầu theo nguyên tắc luân phiên, mỗi người phụ trách 1 toà con độc lập nên sự ảnh hưởng và tác động đến nhau không nhiều.
- Hội đồng bảo hiến CH Pháp gồm 9 thành viên, tổng thống bổ nhiệm 3 người, chủ tịch thượng viện 3 người, chủ tịch hạ viện bổ nhiệm 3. Nhiệm kỳ 9 năm, 3 năm bổ nhiệm lại 1/3 => tạo ra 3 lớp thành viên để đảm bảo tính kế thừa. Các tổng thống cộng hoà Pháp hết nhiệm kỳ sẽ là thành viên đương nhiên của Hội đồng bảo hiến (có quyền từ chối, trong lịch sử chỉ có 2 ông nhận lời). Tổng thống sẽ chỉ định 1 trong 3 thành viên ông bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng bảo hiến.
Thẩm quyền bảo hiến –
-Tuyên bố đạo luật của NV ban hành là vi hiến và từ chối áp dụng
-Giải thích HP, coi như HP
-được quyền tuyên bố hành vi của nhân viên hành pháp là vi hiến
- Được quyền giải quyết những tranh chấp, khiếu nại trong các cuộc bầu cử ở Mỹ
- Thẩm quyền đầy đủ và rộng rãi nhất bao gồm
+ tuyên bố 1 đạo luật của NV là vi hiến
+ tuyên bố 1 hành vi của cơ quan công quyền là vi hiến
+ Giải thích HP, giải quyết tranh chấp trong việc xác định bầu cử hoặc trong các lần trưng cầu dân ý ( nếu có)
+ giải quyết tranh chấp giữa các cơ quan NN trung ương, tranh chấp giữa trung ương và địa phương
+ Bảo vệ nhân quyền, những quyền tự do hiến định của công dân cộng hoà LB Đức
Thẩm quyền hẹp nhất trong 3 mô hình
Từ khi thành lập đến 2010, chỉ tuyên bố 1 đạo luật của NV là vi hiến
1/3/2010 được trao thêm quyền bảo vệ quyền tự do hiến định của công dân CH Pháp
Cho dù là mô hình nào thì đều xem xét tiính hợp hiến của 1 đạo luật do NV ban hành.  Đối với các quốc gia tập quyền QH: thay đổi nhận thức của QH
Phương pháp bảo hiến
-Giám sát sau: sau khi đạo luật có hiệu lực và đi vào cuộc sống
-giám sát cụ thể: việc bảo hiến luôn gắn với 1 vụ việc cụ thể ( gắn với vụ án thường), gắn với các bên tranh chấp
-         Giám sát sau khi đạo luật có hiệu lực vì nếu để TA có quyền giám sát trước khi có hiệu lực thì có thể biến TA HP thành cơ quan lập pháp thứ 3, sẽ làm cho việc thông qua 1 đạo luật vốn chậm chạp càng thêm chậm chạp.
-Vừa giám sát cụ thể vừa giám sát trừu tượng. Vừa gắn với sự việc cụ thể nhưng cũng chấp nhận tình trạng nếu có yêu cầu của 1 nhóm chủ thể nào đó thì TA HP vẫn xem xét tính hợp hiến của 1 đạo luật mà không cần xem ảnh hưởng đến quyền lợi của ai.
- Chỉ giám sát trước và giám sát trừu tượng. Ở Pháp khi tổng thống nghi ngờ có quyền yêu cầu hội đồng bảo hiến xem xét.
Quyền khởi kiện: thủ tục giải quyết vụ việc
-Chỉ có các bên trong 1 vụ án cụ thể: các bên phải chứng minh việc tuyên bố 1 đạo luật cần áp dụng nào đó hợp hiến hay vi hiến, ảnh hưởng như thế nào đối với quyền lợi của mình để TA xem xét.
-Thủ tục giải quyết như 1 thủ tục tố tụng thông thường (không có thủ tục tố tụng HP riêng)
-Tổng thống, thủ tướng, 1 nhóm thượng, hạ nghĩ sĩ đều được khởi kiện hoặc các bên trong tranh chấp, tất cả các công dân, các chủ thể.
-Có thủ tục tố tụng HP riêng, theo trình tự riêng
-Nhìn chung để giải quyết 1 vụ việc HP vẫn tuân theo yêu cầu, nguyên tắc cơ bản của thủ tục tố tụng: bên nguyên – bên bị, có buộc tội – gỡ tội, có điều tra, chứng cứ và có tranh tụng công khai
-từ 1958-1974 quyền khởi kiện chỉ dành cho tổng thống. Đến năm 1974 quyền khởi kiện được mở rộng cho 64 thượng, hạ nghị sĩ Pháp. 1/3/2010: quyền khởi kiện đã được mở rộng cho tất cả công dân Cộng Hoà Pháp
-Thủ tục giải quyết: Theo thủ tục hành chính mệnh lệnh ( không có bên nguyên, bên bị, không tranh tụng công khai mà hội đồng gồm 9 người sẽ họp kín (cuộc họp có giá trị khi có ít nhất 7/9 thành viên tham dự). Các quyết định của HĐBH phải  lớn hơn ½ tổng số thành viên tham dự biểu quyết tán thành. Trong trường hợp 50-50 thì chủ tịch HĐBH sẽ quyết định cuối cùng
Phán quyết và thủ tục phán quyết
-TA chỉ có quyền ra tuyên bố đạo luật do NV ban hành là vi hiến hay hợp hiến và từ chối áp dụng, bản thân TA không có quyền tuyên bố huỷ 1 đạo luật của NV -> tư duy rạch ròi, cho rằng câu chuyện làm luật là chuyện riêng của NV.
-Các phán quyết về HP của TA về nguyên tắc chỉ có giá trị hẹp, nghĩa là chỉ có giá trị đối với các bên tranh chấp trong 1 vụ việc cụ thể chứ không có giá trị đối với người khác. Tuy nhiên, Mỹ có truyền thống án lệ mạnh.
-Các phán quyết của TA Mỹ không có giá trị chung thẩm mà có thể bị kháng cáo kháng nghị lên 1 TA cao hơn và hoàn toàn có thể bị cưỡng chế thi hành
-TA HP không chỉ có thẩm quyền ra tuyên bố 1 đạo luật của NV là hợp hiến hay vi hiến, từ chối áp dụng mà còn có thẩm quyền ra tuyên bố bãi bỏ đạo luật đó, yêu cầu NV làm 1 đạo luật mới hoặc sửa luật cho hợp lý hơn. Thậm chí hướng dẫn NV làm lại cho hợp lý. Trong nhiều trường hợp các phán quyết của TA HP Đức có giá trị như đang làm HP.
-Các phán quyết của TA HP về HP có giá trị rộng, có giá trị thi hành đối với tất cả các chủ thể trong đời sống chính trị liên bang.
-Có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị và không có cơ quan cưỡng chế thi hành các quyết định của TA HP, chỉ được đảm bảo bằng uy tín, danh dự của người ra phán quyết, bằng văn minh chính trị của các chủ thể trong đời sống chính trị liên bang.
=>Mô hình TA HP này chỉ được xây dựng thành công ở những xứ sở văn minh chính trị
- Chỉ có quyền tuyên bố đạo luật của NV là vi hiến hay hợp hiến, lời tuyên bố có vai trò quan trọng, được dùng làm tham mưu tư vấn cho tổng thống trong việc hành xử với đạo luật do NV ban hành.
- Các phán quyết có giá trị đối với tất cả các chủ thể.
- các phán quyết này có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị, chỉ được đảm bảo thi hành bằng danh dự, uy tín và văn minh chính trị của các chủ thể trong đời sống chính trị liên bang.
Điều kiện áp dụng mô hình
-chỉ áp dụng được ở các quốc gia có án lệ mạnh ( nếu không có án lệ thì các phán quyết chỉ có giá trị hẹp)
-phải có phân quyền cứng rắn, triệt để, rạch ròi -> TA mới là 1 nhánh quyền lực thật sự -> TA mạnh thì mới có thể đối trọng với 2 nhánh quyền lực còn lại -> nhờ TA mạnh cho nên người dân mới tin tưởng để trao quyền.
-ở quốc gia có văn hoá nghề luật, có đội ngũ thẩm phán, luật sư giỏi toàn diện -> người dân mới hoàn toàn tin tưởng trao quyền bảo hiến cho TA thường
-Truyền thống văn bản quy phạm pháp luật, án lệ là thứ yếu.
-Phân quyền mềm dẻo, ôn hoà, lịch sử châu âu có NV mạnh, TA yếu nên không thể tin tưởng trao quyền bảo hiến cho TA thường mà phải có toà bảo hiến độc lập được trang bị đầy đủ các điều kiện để báo hiến.
-Nghề luật tại châu âu mang nặng tính chuyên môn sâu, giỏi chỉ 1 vài lĩnh vực -> dân châu âu không có đủ niềm tin, trọng thị để trao quyền bảo hiến cho 1 TA thường, phải trao cho 1 TA bảo hiến độc lập.
-Là sản phẩm riêng của Pháp và phù hợp với Pháp trong hoàn cảnh 1958, do đó kén người dùng ( chỉ 4-5 nước sử dụng)
-Trong quá trình phát triển của hội đồng bảo hiến ( hơn 50 năm qua) Pháp luôn luôn phát triển, cập nhật cho mình những yếu tố tương thích cần thiết để dần dần được tương thích mô hình HP Đức ( ví dụ quyền khởi kiện mở rộng, thẩm quyền được mở rộng)
-Combidia, Mozambique ... lập HĐBH thật ra chỉ có tên gọi là HĐBH cho giống nước Pháp nhưng các yếu tố bên trong của HĐBH lại du nhập từ TA HP Đức


Bài tập: Theo các anh chị thì trong các mô hình bảo hiến, mô hình nào thích hợp cho VN trong hoàn cảnh hiện nay và giải thích.
LIKE and Share this article: :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Tổng số lượt xem trang

Blogger news

Blogroll

About