Pages

Lịch sử lập hiến Việt Nam

CHUYÊN ĐỀ 2: LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM
I.                    Tư tưởng lập hiến ở VN trước CMT8-1945
Việt Nam trước năm 1945 không có HP ( do không có dân chủ), VN lúc này là 1 nước thuộc địa nửa phong kiến, tuy nhiên giới sĩ phu yêu nước ở VN đã chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng lập hiến cũng như tư tưởng trào lưu dân chủ trong các cuộc cách mạng lớn (cách mạng tư sản Pháp 1789, cách mạng tư sản Nhật – Minh trị 1889, Cách mạng Tân Hợi Trung Quốc 1911) đã nhen nhóm cho các sĩ phu yêu nước VN 1 ý nghĩ về 1 bản HP cho VN.
Nhìn chung tư tưởng lập hiến ở VN trước CMT8 1945 được chia thành 2 khuynh hướng chính

1.      Tư tưởng lập hiến của Phạm Huỳnh và Bùi Quang Chiêu
-         Chủ trương rằng VN không phải là đối thủ của thực dân pháp, vì vậy người VN cần cầu xin TD Pháp ban bố cho nhân dân An Nam 1 bản HP dân chủ và trong bản HP này sẽ dung hoà 3 loại lợi ích:
+ Thừa nhận Pháp bảo hộ và VN nằm trong khối liên hiệp 3 nước đông dương của Pháp -> quyền lợi của người PHáp về mặt chính trị, kinh tế vẫn được bảo đảm ở Đông Dương.
+ Duy trì triều đình nhà Nguyễn nhưng quyền lợi của vương triều Nguyễn cần được hạn chế
+ Quy định các quyền tự do dân chủ cho nhân dân An Nam.
è Chủ trương này bị đa số nhà sử học phê bình, đánh giá không cao (đặc biệt là nhà văn Nguyễn Tất Tố) cho rằng chủ trương này mang tính thoả hiệp, ba phải, là 1 tư tưởng không khả thi ở chỗ đã không thấy những mâu thuẩn cơ bản trong xã hội của VN nên không giải quyết được triệt để, đó là mâu thuẫn giữa dân tộc VN và TD Pháp, dung hoà thứ ko thể dung hoà.
2.      Tư tưởng lập hiến của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, sau này được Nguyễn Ái Quốc kế thừa.
-         nhân dân cần đoàn kết làm cách mạng đánh đuổi TD Pháp, sau khi giành được độc lập cho dân tộc, giành tư do dân chủ sẽ tự ban hành HP cho riêng mình.
-         Tư tưởng lập hiến của chủ tịch Hồ Chí Minh được xác định là xuất hiện rất sớm. Vào khoảng 1919 Bác từng gởi đến hội nghị Vécxay 1 bản yêu sách gồm 8 điều yêu cầu, trong đó có điều thứ 7 sau này được ngta đọc thành thơ
“ Bảy xin HP ban hành
trong điều phải có thần linh pháp quyền”
Bài tập: cắt nghĩa những câu thơ trên

II.                 So sánh đối chiếu các bản HP trong lịch sử lập hiến của VN
HP1946
HP1959
HP1980
HP1992
HP2013
Hoàn cảnh ra đời
-Cuộc cách mạng T8 thành công, ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh VN dân chủ cộng hoà, là cơ sở để thành lập HP.
-Ngày 3/9/45 Bác triệu tập phiên họp đầu tiên của CP lâm thời, nêu ra 6 nhiệm vụ cấp bách trong đó có việc lập ra 1 bản HP -> thể hiện tư tưởng nhất quán của bác
-20/9 Bác ký sắc lệnh thành lập ban soạn thảo HP gồm 7 người do bác làm chủ tịch. 7 người này đều học tập, nghiên cứu, được đào tạo tại PHáp ( những con người thấm nhuần tư tưởng của Monstequieu và Rousseau), chịu ảnh hưởng của HP phương tây.
-Sau khi ban soạn thảo đã có dự thảo bản HP, lịch sử ghi nhận bản dự thảo đã được đưa ra cho toàn dân góp ý.
-9/11/46 Tại ngày làm việc thứ 22, kỳ họp 2, NV khoá 1, tập thể nghị đã thông qua bản HP với 240 phiếu thuận và 2 phiếu chống
-Sau khi bản HP được thông qua và chờ CTN phí lệnh công bố thì cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ nên bản HP chưa kịp được công bố và áp dụng tại VN.
-HP 46 là kết tinh trí tuệ mấy mươi năm của HCM đã bôn ba ở trời tây. => ko có gì ngạc nhiên khi bản HP này lại mang dấu ấn của HP tây phương, Âu Mỹ.
Bản HP VN46 đã ban hành trong tình thế thù trong giặc ngoài ( tàu tưởng ở phía bắc, Pháp Mỹ ở phía Nam, trong có 2 đảng Việt Quốc và Việt cách), 1 tình cảnh vô cùng phức tạp ở VN.

HP59 ra đời trong bối cảnh sau hiệp định Giơnevo, VN bị chia cắt thành 2 miền.
Đối với Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, quan hệ giai cấp ở Miền Bắc tương đối ổn định.
Miền Nam vẫn đang tiến hành cuộc giải phóng cách mạng dân tộc.
(Thế giới: Sự phân cực giữa 1 cực Liên xô – Mỹ)
Để đánh Mỹ, VN phải nhận sự hậu thuẫn từ Liên Xô và Trung Quốc, do đó tư tưởng lập hiến phải theo LX và TQ
HP59 là sản phẩm của miền bắc xã hội chủ nghĩa, chịu ảnh hưởng tư tưởng lập hiến phải theo LX và TQ.
Ra đời trong hoàn cảnh thuận lợi của CM VN, trong không khí tưng bừng của những ngày đại thắng, Bắc Nam xum họp 1 nhà -> chủ quan, duy ý chí, giản đơn, giáo điều ->HP 80 mang nặng tính tuyên ngôn cương lĩnh, hô hào.
- -Chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của tư tưởng Liên xô và các nước CNXH
-Mang đậm chất văn minh sông hồng
-Ra đời trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn và phức tạp
+ thế giới: sự sụp đổ của Liên xô và các nước đông Âu
+ trong nước: sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng do duy trì quá lâu cơ chế kinh tế bao cấp, áp tư duy thời chiến vào thời bình -> khủng hoảng  ->đổi mới để thích ứng với điều kiện mới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của đảng đã chủ trương đổi mới, lấy đổi mới kinh tế làm toàn diện, căn bản, trước hế, chủ yếu, lấy lại niềm tin của người dân vào Đảng
Chính trị - xã hội, tổ chức bộ máy NN vẫn đổi mới nhưng phải nghiên cứu và thay đổi từ từ
=>sáng tạo và rút kinh nghiệm từ Giopbachop ( thay đổi chính trị quá nhanh: cho đa nguyên đa đảng , bỏ phiếu tín nhiệm tại nghị trường -> làm Liên xô sụp đổ)
->vì thế HP92 của VN là sự cụ thể hoá đường lối này của Đảng, cho nên trong HP92 chỉ thay đổi chương kinh tế căn bản, toàn diện so với HP80, còn các vấn đề quyền công dân và tổ chức bộ máy NN chỉ thay đổi từ từ
(nguyễn văn linh và Võ Văn kiệt)
-Tiếp nối HP92
+ VN mở cửa hội nhập sâu rộng, sức ép từ quốc tế đặt ra cho VN là phải tiếp tục đổi mới để tương thích với xu thế chung
+ Các vấn đề về quyền con người và bộ máy tổ chức NN ở HP92 chỉ đổi mới từ từ, nên chỉ đổi mới 1 phần -> hàng loạt các vấn đề về bộ máy và quyền con người phải được tiếp tục thay đổi để phù hợp với giai đoạn mới.
Vì thế ngày 28/11/2013 QH VN đã bỏ phiếu thông qua HP năm 2013 để đáp ứng yêu cầu trên. Bản HP này đã được CTN ký lệnh công bố, có hiệu lực từ 1/1/2014.
Lời mở đầu và bố cục
-bao gồm lời nói đầu ,7 chương, 70 điều
-Lời nói đầu diễn đạt ngắn gọn, xúc tích nhưng thể hiện đầy đủ nhất 2 nội dung cơ bản của 1 lời nói đầu
+ Ai làm HP này ( chủ thể làm HP): dân làm HP thông qua QH lập hiến.
+ Bản HP này làm bằng phương pháp nào? HP46 có sự phân biệt giữa cơ quan lập hiến và cơ quan lập pháp (còn thể hiện trong sắc lệnh 33 của chủ tịch HCM, đặt nền mống cho tổng tuyển cử 6/1/46)
HP1946 tại điều 70 còn quy định về thủ tục sửa đổi bổ sung HP theo 1 thủ tục nhiêu khê phức tạp: phải được ít nhất 2/3 nghị sĩ đồng ý, phải đưa ra toàn dân phúc quyết.
->quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân.
Phúc quyết, và trưng cầu dân ý đều do dân quyết nhưng khác nhau về cách làm, trưng cầu dân ý là đưa thẳng ra dân, còn phúc quyết thì phải đưa ra NV trước rồi mới đưa ra nhân dân, nhân dân đồng ý thì mới làm ( có ý nghĩa kiểm tra lại)
Làm bằng cách nào: 3 quy tắc
+ Đoàn kết toàn dân
+ Phải đảm bảo quyền tự do dân chủ cho nhân dân
+ xây dựng 1 chính quyền sáng suốt và mạnh mẽ, của dân
-Gồm 112 điều chia làm 10 chương và lời nói đầu.
(HP59 quy định thêm các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội)
-Lời nói đầu: bắt đầu diễn đạt khá dài và thiên về kể lể chiến công CM của VN, nhưng không trả lời được 2 câu hỏi: ai làm HP và làm PP nào.
HP59 Ko có sự phân biệt giữa cơ quan lập hiến và cơ quan lập pháp, QH có toàn quyền trong việc thông qua, sửa đổi và bổ sung HP.
-HP59 đã đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng trong lời nói đầu như 1 sự thăm dò
-Gồm lời nói đầu, 147 điều và 12 chương.
LNĐ rất dài, rất tuyên ngôn cương lĩnh. Kể lễ nhiều chiến công CM, ko trả lời đc 2 câu hỏi: ai làm HP và làm bằng cách nào.
Trên thực tế HP80 vẫn tiếp tục khẳng định QH là cơ quan duy nhất mới được làm HP và làm luật, và cũng chỉ duy nhất QH được quyền sửa đổi, bổ sung HP
-Gồm LNĐ 147 điều, 12 chương
-LNĐ đã diễn đạt lại 1 cách ngắn gọn xúc tích -> loại ra những thuật ngữ chỉ đích danh từng tên thực dân, đế quốc và chỉ nêu 1 cách khái quát về thành tựu của CMVN, và vẫn chưa trả lời được ai câu hỏi: ai làm HP và làm theo PP nào?
Về cơ bản QH vẫn là cơ quan duy nhất mới được làm HP và làm luật, và cũng chỉ duy nhất QH được quyền sửa đổi, bổ sung HP
-Gồm LNĐ, 120 điều, 11 chương.
-LNĐ rất ngắn, xúc tích, vẫn chưa trả lời 2 câu hỏi: ai làm HP và làm ntn.
Bước tiến đáng ghi nhận:
+ khẳng định QH có quyền lập hiến và lập pháp ( đã bỏ đi 2 từ duy nhất), tức là có sự tham gia của nhiều cơ quan, tầng lớp và nhân dân.
+ Điều 120, sửa đổi quy trình lập hiến: quy định về những người có quyền đề nghị QH sửa đổi HP, K3 phải lấy ý kiến nhân dân, việc trưng cầu dân ý về HP do QH quy định
=> quy định theo hướng mở
Chế độ chính trị
-Được quy định tại chương 1: chính thể (gương mặt của NN, là nội dung hẹp của chế độ chính trị)
Tên: VN (tên) dân chủ (thuộc tính bên trong của NN, là NN của ai, do ai và phục vụ cho ai) cộng hoà (vẻ ngoài của NN): phù hợp với văn phong tiếng Việt
Điều 1 “tất cả...tôn giáo”: thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân, đây là bản HP chiến thắng tâm lý giai cấp hẹp hòi.



-Vẫn đặt tên nước là VN dân chủ cộng hoà.
-Điều 4 HP59 về cơ bản vẫn khẳng định tất cả quyền lực trong nước đều thuộc về nhân dân, nhưng trong LNĐ của HP này, và đặc biệt trong thực tế NN ta đã chuyển sang làm nhiệm vụ chuyên chính vô sản, phục vụ lợi ích giai cấp
-HP59 ghi nhận thêm nguyên tắc được coi là đặc thù trong hệ thống chính trị các nước XHCN (nguyên tắc tập trung dân chủ)
-Đổi tên nước thành CHXHCNVN (năm 76)
-Điều 2 đã công khai bản chất giai cấp của NN, là NN chuyên chính vô sản, diễn đạt mục đích của NN, sứ mệnh lịch sử của NN hơi quá mức, quá hùng hồn
Điều 4: chính thức ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhưng lại diễn đạt sự lãnh đạo của đảng với 1 văn phong cương lĩnh hô hào.
Điều 12: lần đầu tiên ghi nhận thêm 1 nguyên tắc hoàn toàn mới là nguyên tắc pháp chế XHCN
Điều 14: xác định 1 đường lối đối ngoại khép kín và mang tính chất phân cấp ưu tiên, có phần cảm tính.
-Điều 2: xác định bản chất của NN là NN của dân, do dân và vì dân. (khai tử từ chuyên chính vô sản), tuy nhiên vẫn còn chỉ rõ nền tảng giai cấp là liên minh công nông và đội ngũ tri thức.
->nghị quyết 51/2001, bổ sung NN pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.
Điều 4: diễn đạt lại sự lãnh đão của đảng 1 cách ngắn gọn, đúng mức và pháp lý hơn ( bỏ hết các thuật ngữ như nhân tố quyết định mọi thắng lợi, duy nhất, bộ tham mưu chiến đấu). Đồng thời đã thêm tư tưởng Hồ Chí Minh
è vận dụng chủ nghĩa Mac 1 cách sáng tạo phù hợp với quốc gia.
Điều 14: đã xác định 1 đường lối đối ngoại rộng mở đa phương đa dạng theo phương châm thêm bạn bớt thù, khép lại quá khứ, cùng hướng đến tương lai.
-Điều 2: về cơ bản bản chất của NN vẫn xác định là NN pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Bổ sung điểm mới: khẳng định quyền lực NN không dừng lại ở phân công quyền lực, phối hợp quyền lực như trước mà còn kiểm soát giữa các nhánh quyền lực.
Điều 4: 2 sửa đổi đáng lưu ý: HP92 khẳng định Đảng theo chủ nghĩa Mac lenin và tư tưởng HCM, đổi lại lấy CN Mac lenin và tư tưởng HCM. Lần đầu tiên trong lịch sử lập Hiến, HP dành ra 1 khoản để nói về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân (K2,Đ4).
Viết hoa tất cả các từ Nhân dân.
Điều 6: khẳng định nhân dân ở VN thực hiện quyền lực bằng 2 cách: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. (đ6 HP80-92 dễ làm cho người ta ngộ nhận: nhân dân VN chỉ thực hiện quyền lực thông qua QH và hội đồng nhân dân.
Đ12: quy định về đường lối đối ngoại có tính chất hội nhập sâu rộng. “ VN cam kết....quốc tế”
HP2013 khai tử nguyên tắc pháp chế XHCN
Điều 13: chính thức quy định về các biểu tượng của NN
Chế độ kinh tế, văn hoá, Xã hội, môi trường, giáo dục, an ninh quốc phòng
-HP46 không có quy định các vấn đề kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh quốc phòng, khoa học công nghệ trong HP. Vì HP 46 được xây dựng trên nền tảng của HP cổ điển, HP tư sản, mà HP cổ điển không coi đây là nội dug của HP vì mục đích của HP là bảo vệ quyền con người nên chỉ cần quyền con người và phân quyền để bảo vệ con người là đủ.
-vì bắt đầu xây dựng theo mô tuýp của HP Liên Xô nên HP59 đã quy định thêm 1 chương hoàn toàn mới là chương 2: chế độ kinh tế, xã hội. Để phân biệt với HP tư sản, các nhà kinh điển CNXH nên phải cố khoát lên mình chiếc áo mới, muốn đối lập cho bằng được những gì thuộc CNXH và chủ nghĩa tư sản
-có mục tiêu thru tiêu sở hữu tư nhân (tư liệu sản xuất), thực hiện chế độ kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ và để đạt được những điều này, các nước XHCN có khuynh hướng quy định thêm vấn đề kinh tế để thể hiện ý chí của nhà cầm quyền. Đây là những vấn đề quan trọng, cần phải hiến định trong HP
-Nội dung: thu hẹp sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và các biện pháp được áp dụng để đánh vào sở hữu tư nhân là tịch thu tài sản và quốc hữu hoá tài sản. HP59 đã xác định NN sẽ quản lý nền kinh tế theo kế hoạch thống nhất.
-HP80 tách chương 2 của HP59 thành 3 chương, 1 chương riêng về kinh tế, 1 chương riêng về văn hoá giáo dục, khoa học công nghệ, 1 chương an ninh quốc phòng. Đây là thời kỳ đỉnh cao cảu kế hoạch hoá tập trung. HP80 xác định NN sẽ thực hiện cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất để cải tạo cá thành phần kinh tế phi CNXH, để tiến đến xây dựng 1 nền kinh tế chỉ có 2 thành phần là kinh tế NN thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể. HP80 còn ra sức triệt tiêu sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bằng nhiều biện pháp khác nhau: quốc hữu hoá tài sản, tịch thu tài sản, trong trường hợp cần thiết NN sẽ sẵn sàng tiền hành trưng thu, trưng mua, trưng dụng tài sản của cá nhân tổ chức và sẽ có bồi thường. -> NN không có tôn trọng gì đối với sở hữu tư nhân nói chung và về tư liệu sản xuất nói riêng
HP80 tiếp tục khẳng định NN sẽ quản lý nền kinh tế theo kế hoạch thống nhất bằng chỉ tiêu, bằng pháp lệnh, bằng ý chí của NN chứ không phải bằng kinh tế thị trường
-HP92 thay đổi chương kinh tế 1 cách căn bản và toàn diện, không giữ nguyên bất cứ 1 điều nào, cụ thể: HP 92 xác định 1 nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có định hướng XHCN. HP92 đã thừa nhận trở lại sở hữu tư nhân , khai tử các biện pháp quốc hữu hoá, tịch thu tài sản và HP92 quy định: trong trường hợp cần thiết vì lý do an ninh quốc phòng, thì NN mới tiến hành trưng mua, trưng dụng tài sản của cá nhân, tổ chức và sẽ bồi thường theo giá thị trường. (Thể thức trưng mua, trưng dụng do uỷ ban thường vụ QH quy định) => quy định này chứng tỏ NN đã cósự tôn trọng hơn đối với sử hữu tư nhân.
-HP92 đã xác định NN sẽ dùng pháp luật, kế hoạch và hệ thống các chính sách để quản lý, điều tiết các vấn đề vĩ mô nền kinh tế -> Pháp luật là luật chơi, là điều lệ là công cụ quan trong hàng đầu -> NN chuyển từ vừa quản lý kinh tế, vừa sản xuất kinh doanh sang NN chỉ làm trung gian, trọng tài và chỉ quản lý kinh doanh.
-Nghị quyết 51 năm 2001 đã xác định 1 đường lối kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết 51 còn xác định 1 thành phần kinh tế thứ 6 đó là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-Quy định kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ về 1 chương với ý đồ phát triển kinh tế còn phải tính đến yếu tố bền vững, gắn với các vấn đề văn hoá, giáo dục, môi trường.
-HP2013 đưa chương này xếp sau chương quyền con người
-HP2013 quy định các vấn đề này 1 cách khái quát nhất và chỉ quy định những vấn đề thuộc về nguyên tắc chứ không quy định dàn trải dài dòng như các HP trước.
-HP2013 đã không có liệt kê các thành phần kinh tế trong HP.
Quyền con người, quyền công dân
-HP46 quy định cho công dân rất nhiều quyền tiến bộ và mang tính nhân văn sâu sắc (vì con người, vì sự phát triển của loài người nói chung chứ không phải vì 1 nhóm người nào)
-Cách quy định dung dị, gần gũi, cảm nhận được sự chân thật
-Cách tiếp cận quyền con người trong HP46 phù hợp với xu thế chung, với các HP tiên tiến.
Các quyền tiên tiến:
+Quyền phúc quyết về HP và những vấn đề quan trọng đến vận mệnh quốc gia – Đ21
+Quy định tại điều 20: quyền bãi miễn những đại biểu dân cử, là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ hiệu quả
+Điều 12: quyền tư hữu tài sản được bảo đảm, coi tư hữu là động lực cho sự phát triển
+ Quyền bình đẳng giữa người và người –Đ7
+Quyền bình đẳng giới – Đ9
-HP59 đã ko kế thừa 1 số quyền tiến bộ cho công dân như trong HP46 như quyền phúc quyết, trực tiếp bãi nhiệm đại biểu dân cử, sở hữu tài sản không còn đầy đủ. Nhưng bên cạnh đó, HP59 đã quy định thêm cho công dân 11 quyền mới (đa số các quyền này được đánh gía mang màu sắc chủ nghĩa XH: quyền biểu tình, quyền của người già cả tàn tật được giúp đỡ, quyền của thương binh, bệnh binh, quyền được nghỉ ngơi)
-HP80 đã quy định cho công dân rất nhiều quyền được cho là mang màu sắc lý tưởng, đến mức không thực hiện được.
+công dân có quyền học tập không đóng học phí, bao cấp học phí
+ khám chữa bệnh không đóng viện phí, bao cấp viện phí.
+quyền có nhà ở
+quyền có việc làm
=>không khả thi vì không phù hợp với kinh tế VN
-HP92 sửa hết các quyền không có tính khả thi cho khả thi hơn
-HP92 quy định thêm cho công dân 1 số quyền mang tính chất tiến bộ, phù hợp với xu thế chung như trưng cầu dân ý, tự do kinh doanh, quyền được thông tin, được suy đoán vô tội.
-HP2013 thay đổi 1 cách sâu sắc, toàn diện nhất là chương quyền con người.
-Thay đổi tên chương: từ “quyền và nghĩa vụ của công dân” thành “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
-Vị trí từ chương 5 đổi lên chương 2 để thể hiện đây là vấn đề trọng tâm của HP
-Thay đổi bố cục trong chương quyền con người.
-HP2013 lần đầu tiên đưa ra nguyên tắc hạn chế quyền con người, K2Đ14
-Quy định rất rõ ràng đâu là quyền con người, đâu là quyền công dân
-Quy định rất rõ quyền nào được thực hiện bởi luật và quyền nào được thực hiện bởi Pháp luật.
-Quy dịnh thêm cho công dân 1 số quyền mới cho phù hợp với xu thế chung: quyền sống- D19, Quyền và nghĩa vụ của cong dân trong lĩnh vực môi trường, quyền được thụ hưởng các giá trị và các di sản văn hoá
- sửa đổi 1 số quyền công dân so với HP92 cho phù hợp hơn
Bộ máy NN
a.Cơ quan NN ở trung ương
Đã sáng tạo ra 1 chế định chủ tịch rất độc đáo và 1 chính thể cộng hoà mới mẻ, sự độc đáo của CTN
-Chương 3: NV nhân dân
NV bầu ra CTN, mặc dù NV bầu ra nhưng ông có quyền năng rất lớn, kiềm chế và đối trọng với NV nhân dân.
Là HP duy nhất kiểm soát NV
Quyền của CTN:
+Nhiệm kỳ dài hơn NV, NV nhân dân 3 năm, CTN 5 năm, để CTN độc lập và không bị lệ thuộc vào NV
+ban hành sắc lệnh có giá trị như đạo luật do NV ban hành, theo điều 31 CTN có quyền phủ quyết các đạo luật do NV ban hành. Vì 1. Nó là biểu hiện rõ nét của văn minh tư sản, kiểm soát quyền lực, dùng hành pháp để kiểm soát lập pháp, 2. Để CTN đối phó lại với NV đa đảng
-CTN có 2 vị trí trong bộ máy NN:
+ Đứng đầu NN, thay mặt NN về đối nội đối ngoại,
+ Đứng đầu CP, nắm hành pháp trong tay, CTN trực tiếp điều hành quản lý đất nước, để CTN có thể tập trung sức người sức của để phục vụ cho cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Trong hoàn cảnh như thế, NN cần 1 chủ tịch mạnh, đối phó với thù trong giặc ngoài.
-CTN theo HP46 không phải chịu trách nhiệm gì trước NV trừ tội phản bội tổ quốc – Đ50. Nếu có chứng cứ cho rằng CTN phản quốc thì NV phải thành lập 1 TA đặc biệt để truy tố  CTN – Đ51. (Trong khi đó CTN từ năm 59 hoàn toàn báo cáo công tác, chịu mọi trách nhiệm trước QH.)
-CTN còn là tổng chỉ huy quân đội (CTN trực tiếp chỉ huy quân đội), có ý nghĩa sống còn với CM việt Nam
Sự độc đáo của CTN theo HP46 có thể kết luận như sau:
+Chế định CTN đc thiết kế rất phù hợp với hoàn cảnh thù trong giặc ngoài và qua đó đa góp phần bảo vệ được đảng CS VN, bảo vệ được những thành quả của CM VN trong tình thế đa đảng.
+CTN mang đầy đủ 3 quyền năng của người đứng đầu NN đúng nghĩa: quyền thay mặt cho nước, quyền quản lý đất nước, có khả năng nắm quân đội. Phù hợp với thông lệ quốc tế và là người nhạc trưởng đúng nghĩa.
+Mang nhiều dấu ấn nguyên thủ quốc gia của Âu Mỹ, phương Tây nhưng có sự sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh của VN, ví dụ: 1. VN gọi nguyên thủ quốc gia là CTN để gần gũi, thay vì tổng thống, 2. Tổng thống ở Mỹ Pháp chủ yếu do dân trực tiếp bầu, nhưng ở VN trong hoàn cảnh khó khăn, đã để NV bầu, nhưng độc lập, không phụ thuộc vào NV, 3. NV ở Âu Mỹ tổ chức 2 viện nhưng VN chỉ tổ chức 1 viện,
+ thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của những người làm HP, được ví như những nhà lập HIến năm 46 chơi canh bạc chính trị tương đối lớn.
+ Góp phần bảo vệ thành quả cách mạng
Ngoài CTN độc đáo, HP46 còn tạo ra 1 chính thể  cộng hoà mới mẻ
B.Cơ quan NN ở địa phương
-Cả nước ->3 bộ(kỳ) -> tỉnh và thành phố
+tỉnh -> huyện -> xã
+thành phố -> khu phố
Bộ,huyện chỉ là cấp trung gian, chỉ có uỷ ban hành chính, ko có hội đồng nhân dân.
Tỉnh , xã tổ chức cả hội đồng nhân dân và uỷ ban hành chính.
Thành phố có cả hội đồng nhân dân và uỷ ban hành chính.
Khu Phố chỉ có uỷ ban hành chính, và dân trực tiếp bầu, ko có hội đồng nhân dân.->tư tưởng của Bác Hồ
+ tiếp thu kinh nghiệm của người pháp trong việc phân chia đơn vị hành chính của VN
+có sự phân biệt giữa cấp hoàn chỉnh và cấp không hoàn chỉnh
+Phân biệt giữa nông thôn và đô thị
+Gọi cơ quan quản lý địa phương là uỷ ban hành chính
c.Các cơ quan tư pháp
-chỉ có TA mới được coi là cơ quan tư pháp ->quyền tư pháp được tập trung cho TA -> có nền tư pháp mạnh. HP46 không có viện kiểm sát nhân dân do đc xây dựng theo mô hình tư sản, theo phân quyền (phân quyền ko bao giờ có viện kiểm sát, tự thân cơ chế đã kiểm soát chéo nhau, do đó ko cần có viện kiểm soát)
-TA theo HP46 được lập ra theo mô hình cấp xét xử toà khu vực, tức lập theo số dân và lượng án.
-Áp dụng nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán (phù hợp với thông lệ quốc tế)

a.Cơ quan NN ở trung ương
-Tư tưởng lập hiến của LX và TQ đã du nhập vào VN, dấu ấn miền bắc XHCN -> tập quyền XHCN đã bắt đầu áp dụng ở VN -> suy tôn QH. QH có nhiệm kỳ 4 năm, QH vừa có quyền lập hiến vừa có quyền lập pháp, các nhánh quyền lực khác ở trung ương đều đc quan niệm là cơ quan phái sinh từ QH. CTN đã bị tách ra khỏi CP và tách thành 1 chương riêng, chỉ giữ vị trí duy nhất trong bộ máy NN: đứng đầu NN, thay mặt NN về đối nội đối ngoại, không còn nhiều quyền năng to lớn như năm 46 (đặc biệt là ko còn quyền kiềm chế và đối trọng với QH)
-HP59 đổi tên CP thành hội đồng CP: thể hiện tinh thần làm chủ tập thể, trói buộc chỉnh phủ vào QH, CP chỉ là cơ quan chấp hành của QH, người điều hành CP được trao về cho thủ tướng.
B.Cơ quan NN ở địa phương
-Bãi bỏ cấp bộ
-Lập thêm đơn vị hành chính mới là khu tự trị tương đương với cấp tỉnh. HP59 thành lập 3 khu tự trị: Việt Bắc, Thái Mèo, Lào Hà Yên để giải quyết các vấn đề liên quan đến sắc tộc.
-Xoá bỏ tư tưởng về cấp chính quyền hoàn chỉnh, không hoàn chỉnh mà ở tất cả các cấp chính quyền đều thành lập hội đồng nhân dân và uỷ ban hành chính.
-Mức độ phân biệt giữa nông thôn và đô thị đã mờ nhạt.
c.Các cơ quan tư pháp
-thành lập thêm viện kiểm sát nhân dân => làm cho bộ máy NN trở nên cồng kềnh
-Quyền tư pháp bị chia 5 sẻ 7 => VN chưa bao giờ có tư pháp mạnh theo đúng nghĩa.
Vì suy tôn QH, nên QH là cơ quan cao nhất nên giám soát toàn bộ bộ máy NN từ trung ương đến địa phương, nhưng QH 1 năm chỉ họp 2 lần, nên ko thể kiểm soát
-Lập toà theo đơn vị hành chính lãnh thổ, từ cấp huyện trở lên
-Áp dụng chế độ bầu thẩm phán, bầu quan toà.
a.Cơ quan NN ở trung ương
-HP80 là thời kỳ đỉnh cao của tập quyền chủ nghĩa
-> đây là thời kỳ thể hiện quyết tâm của nhà lập hiến xây dựng mô hình QH có toàn quyền thể hiện ở 2 điểm: +Đ83HP80,
+QH ko điều hành quản lý được nên lập ra hội đồng bộ trưởng, nhưng lại không cho hội đồng bộ trưởng  quản lý.
-Nhiệm kỳ 5 năm, QH có quyền kéo dài nhiệm kỳ theo ý chí của QH.
-HP80 đã lập ra cơ quan rất giống LX và TQ là hội đồng NN, gồm 13 người, giữ 2 chức năng:
+cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của QH
+chủ tịch tập thể của nước cộng hoà XHCN việt nam
-HP80 đổi tên hội CP thành hội đồng bộ trưởng, 1 lần nữa phản ánh tinh thần làm chủ tập thể, vị trí vai trò của chủ tịch không có tiếng nói riêng mà chỉ hợp thức hoá những quyết định của hội đồng bộ trưởng, trói buộc hội đồng bộ trưởng vào QH, Đ104
B.Cơ quan NN ở địa phương
-Bãi bỏ khu tự trị và thành lập 1 đơn vị hành chính mới tương đương cấp tỉnh là đặc khu để phát triển kinh tế vùng, chỉ lập đặc khu ở những nơi có điều kiện tự nhiên thiên nhiên, Đặc khu bà rịa vũng tàu. Nhập tỉnh ồ ạt để tạo ra các tỉnh đồng đều nhau về dân số và diện tích, cả nước chỉ còn 36 tỉnh thành.
-Xoá bỏ hoàn toàn tư tưởng về cấp chính quyền hoàn chỉnh, không hoàn chỉnh, đánh đồng nông thôn và đô thị (triệt tiêu động lực cho sự phát triển)
-Đổi tên Uỷ ban hành chính thành uỷ ban nhân dân.


c.Các cơ quan tư pháp
-Về cơ bản giống HP59
VKS thực hiện quyền công tố, VKS kiểm soát mọi hành vi, văn bản của các cơ quan dưới bộ

a.Cơ quan NN ở trung ương
-Nguyên tắc tập quyền XHCN đã bị nhận thức lại, không còn là vạn năng, không còn là sự đặc sắc giữa CNXH và chủ nghĩa tư sản, thay vào đó là cơ chế phân công và phối hợp quyền lực (nghị quyết 51/2001 chính thức bổ sung vào điều 2 nguyên tắc này). QH từ chỗ được nhận thức có toàn quyền đã chuyển  sang mô hình QH có thực quyền -> QH từ 92 chỉ tập trung vào việc làm luật, tập trung vào việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát, QH ko ôm đồm , không làm thay việc của CP và việc việc xét xử của TA.
HP92 đã tách hội đồng NN thành 2 chế định độc lập:
+uỷ ban thường vụ QH
+ CTN cá nhân.
Nghị quyết 51/2001 tiếp tục tiến hành thu hẹp quyền lực của uỷ ban thường vụ QH.
HP92 đổi tên hội đồng bộ trưởng thành CP, đề cao vai trò của thủ tướng và quy định cho CP là cơ quan cao nhất trong quản lý được quyền sáng tạo chủ động trong quản lý mà QH không được can thiệp, ko đc làm thay. CP làm sai phải chịu trách nhiệm trước QH.
Nghị quyết 51/2001 đã ra sức cải cách nhập các bộ và cơ quan ngang bộ lại, tinh gọn CP để CP hoạt động hiệu quả hơn.
Nghị quyết 51/2001 đã chính thức quy định cho QH được quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do QH bầu và phê chuẩn, -> QH sẽ chủ động hơn trong việc xử lý các chức danh do mình bầu hoặc phê chuẩn làm tăng cường trách nhiệm của các quan chức (văn minh chính trị)
B.Cơ quan NN ở địa phương
-Ồ ạt tách tỉnh, thành 63 tỉnh thành
-Bãi bỏ đơn vị hành chính đặc khu, HP92 đã biết đề cao vai trò của chủ tịch uỷ ban về việc điều hành quản lý.
-Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2003 đặt ra vấn đề phân biệt nông thôn và đô thị
-2009 uỷ ban thường vụ ra nghị quyết 724,725 cho phép 10 tỉnh thành được thí điểm ko tổ chức hội đồng nhân dân ở quận, huyện, phường. -> vấn đề phân biệt giữa nông thôn, đô thị, giữa cấp chính quyền hoàn chỉnh, ko hoàn chỉnh lại được đặt ra ở VN.

c.Các cơ quan tư pháp
-Áp dụng trở lại nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán, bổ nhiệm quan toà:
+từ năm 92 đến 2002, cho NN ký quyết định bổ nhiệm tất cả các thẩm phán ở VN
+từ 2002 đến 2013 CTN chỉ bổ nhiệm thẩm phán của TA nhân dân tối cao, chánh án tối cao bổ nhiệm thẩm phán ở các TA khác.
+nghị quyết 51/2001 đã tiến hành thu hẹp chức năng kiểm sát chung của VKS nhân dân xuống còn kiểm sát các hoạt động tư pháp, chỉ được kiểm sát 4 hoạt động sau: xét xử của toà, điều tra, thi hành án, tạm giam tạm giữ người.
+2005 bộ chính trị đã ban hành nghị quyết 49 Chiến lược cải cách tư pháp ở VN đến năm 2020: VN đến năm 2020 phải lập toà theo cấp xét xử, chuyển VKS thành viện công tố độc lập hoặc trực thuộc CP

a.Cơ quan NN ở trung ương
-tiếp tục thể hiện sự phân công quyền lực 1 cách mạnh mẽ. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến chúng ta thừa nhận QH thực hiện quyền lập pháp, CP thực hiện quyền hành pháp, TA thực hiện quyền tư pháp. -> thể hiện 3 nhánh quyền lực thật sự để kiểm soát quyền lực (vấn đề mới của HP2013)
-Quy định 4 chức danh sau: CTN, thủ tướng, chánh án tối cao, chủ tịch QH phải đọc lời tuyên thệ nhậm chức trước QH
-Ko còn khẳng định 1 cách dứt khoát tuyệt đối là QH duy nhất có quyền lập hiến, tạo rất nhiều điều kiện để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến.
-CTN: trước khi HP2013 được thông qua, có nhiều ý kiến cho rằng phải đổi mới chế định CTN: Nên để tổng bí thư của đảng kiêm CTN, đề nghị VN nên quay lại cộng hoà lưỡng tính như HP46 nhưng cuối cùng HP2013 được thông qua vẫn giữ nguyên mô hình CTN như HP92. Tuy nhiên HP 2013 có quy định thêm cho CTN 2 quyền mới:
+Quyền đề nghị CP họp bàn về những vấn đề mà CTN quan tâm
+trao cho CTN những quyền quan trọng trong quản lý quân đội như bổ nhiệm 1 số chức danh quan trọng đô đốc, chuẩn đô đốc, tổng tham trưởng quân đội nhân dân VN, chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội nhân dân VN
-CP: là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, đề cao tính hành chính của CP và quy định rõ cơ chế chịu trách nhiệm của CP và các thành viên của CP
B.Cơ quan NN ở địa phương
-Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ: quy định về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, do QH quyết định thành lập =>đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước để tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng cho phù hợp với địa phương
-khẳng định việc điều chỉnh đơn vị địa giới hành chính ở địa phương, phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự thủ thục luật định, K2 Đ110
-K2Đ111 – Mặc dù chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính nhưng có thể tổ chức hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân phù hợp với địa phương => không phải cấp nào cũng có cả UBND, hội đồng nhân dân.
-K3Đ112: tiếp tục có 1 sự phân cấp với địa phương, ngày càng tin tưởng địa phương và giao cho nhiều nhiệm vụ hơn.
c.Các cơ quan tư pháp
-Đ102 khẳng định chỉ có TA mới là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Nhận thức lại tư pháp hẹp để xây dựng tư pháp mạnh.
-Giao cho CTN ký quyết định bổ nhiệm chức danh thẩm phán của TA nhân dân tối cao nhưng phải được QH phê chuẩn
=> để đảm bảo nâng cao chất lượng và uy tín của đội ngũ thẩm phán trong chiến lược cải cách tư pháp, tăng cường các mối quan hệ giữa QH và TA nhân dân tối cao ( giữa lập pháp và tư pháp). CTN được quyền ký quyết định bổ nhiệm thẩm phán của tất cả các TA khác.
-HP2013 nâng tầm hiến định 2 nguyên tắc của toà
+chế độ sơ thẩm phúc thẩm được đưa vô HP
+phần tranh tụng được chú trọng
CTN từ 59 đến nay không còn quyền lực như chủ tịch theo HP năm 46 vì:
-         văn minh sông hồng => sợ dấu ấn cá nhân
-         suy tôn QH => bị ảnh hưởng Liê Xô và Trung Quốc
è thiết kế nguyên thủ quốc gia phân tán quyền lực
-         Thay mặt cho nước: CTN
-         Quản lý đất nước: thủ tướng
-         Quản lý quân đội: bí thư
Tại thời điểm 46 có các chính thể sau:
-         cộng hoà tổng thống (Mỹ- năm 1787, châu Mỹ trừ Cuba, 42 nước), không có thủ tướng
-         Chính thể đại nghị (Châu Âu lục địa, khoảng 32 nước + quân chủ đại nghị 33 nước, thủ tướng chế, cũng có tổng thống hoặc vua nhưng ko có quyền lực, thủ tướng nắm quyền lực thật sự, là trung tâm trong bộ máy NN)
-         Cộng hoà hỗn hợp (54 nước, 1958 gắn liền với Degaulle, lấy mô hình nguyên thủ quốc gia của cộng hoà tổng thống, nhưng có thủ tướng, đặc trưng là hành pháp lưỡng đầu, lưỡng đầu chế, 2 ông năm quyền)


LIKE and Share this article: :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Tổng số lượt xem trang

Blogger news

Blogroll

About