Pages

Điểm mới của Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992

Chuyên đề 3: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, ĐẤT ĐAI, MỘI TRƯỜNG TRONG HP 2013 SO VỚI HP 1992
I. Một  Số điểm mới về chế độ chính trị
1. Tên nước, bản chất và mục đích của NN
Tên nước
- từ 1946 đến 1976: VN dân chủ cộng hoà: ngắn gọn, thể hiện bản chất của NN.
- Từ 1976 đến nay , trong không khí hân hoan của 2 việc thống nhất 2 miền Nam Bắc, đã đổi tên thành CHXHCN Việt Nam
- khi sửa HP 2013 đã có ý đổi lại thành VN dân chủ cộng hoà vì các lý do
+ đúng cấu trúc tiếng Việt
+ VN vẫn chưa phải XHCN
+ nên theo tên của ngày đầu lập quốc từ 1946
Cuối cùng QH quyết định ko đổi vì:
+ chỉ đổi tên khi có 1 sự kiện vĩ đại lớn lao, HP2013 chỉ sửa đổi để hội nhập
+ Tên đã ăn sâu vào nhận thức của người dân và bạn bè quốc tế
+ Hàng loạt giấy tờ , công văn, hành chính sự vụ đều phải thay đổi

Bản chất và mục đích của NN
HP92 bỏ chuyên chính vô sản.
Nghị quyết 51/2001, chúng ta bổ sung NN pháp quyền èTạo đk cho công dân sử dụng NN pháp quyền như 1 công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền tự do hiến định của mình
NN pháp quyền là NN của các quyền:
- quyền con người được bảo đảm
- phân quyền để kiểm soát quyền, các nhánh quyền lực kiểm soát chéo để bảo vệ quyền con người
HP được xem như là 1 công cụ quan trọng để xác định các quyền. HP ra đời để bảo vệ quyền con người. Nguồn gốc quyền con người là tự nhiên, ko phải do NN ban phát. Do đó NN pháp quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ quyền con người 
NN pháp quyền có đặc điểm:
- Con người có thói quen hành xử theo luật vì luật là ý chí chung, là lẽ công bằng, là vì con người. 
- HP phải thật sự tối cao, nếu có đạo luật nào trái HP sẽ áp dụng HP 
HP2013:
Trước khi xây dựng HP 2013, có ý kiến cho rằng nên bỏ đi “Liên minh công nông làm nền tảng”, thay bằng dựa trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân để phù hợp với xu thế đổi mới hoà hợp dân tộc, phù hợp với cương lĩnh của đảng về vấn đề này.
Trên thực tế, đội ngũ doanh nhân, trí thức là đội ngũ mang lại nhiều của cải, giá trị cho xã hội
Cuối cùng HP2013, đ2, vẫn giữ nguyên bản chất NN là NN pháp quyền XHCN của dân do dân vì dân, vẫn chỉ rõ bản chất của NN là Liên minh công nông làm nền tảng. 
Nhưng có các điểm mới:
- xác định rõ NN ta do nhân dân làm chủ
- viết hoa từ Nhân dân để thể hiện sự tôn trọng và khẳng định nhân dân là chủ thể của quyền lực.
- k2đ2, chính thức khẳng định quyền lực NN ko dừng lại ở phân công phối hợp mà phải có sự kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp. Đây là tiền đề để ta xây dựng cơ chế kiểm soát cả QH.
Đ3, khẳng định NN công nhận tôn trọng bảo vệ bảo đảm quyền con người của công dân
2. Vị trí vai trò của Đảng CS VN - đ4: 2 điểm mới
- HP 92 khẳng định đảng theo chủ nghĩa Mac-Lenin, HP 2013 đổi thành lấy để tránh sự rập khuôn, thụ động, mà chỉ chắt lọc những tinh hoa, sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh
- dành toàn bộ k2,3 của d4 để làm sáng tỏ bản chất, mối quan hệ giữa đảng và nhân dân -> mặc dù đảng vẫn là lãnh đạo nhưng phải trong lề lối của HP và pháp luật
Đảng: + hoạt động của Đảng do HP và luật điều chinh
             +Tổ chức của Đảng do điều lệ đảng quy định
Các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực - Đ6
- dân chủ trực tiếp
- dân chủ đại diện
Nguyên tắc pháp chế XHCN: là nguyên tắc đặc thù của NN XHCN và được chính thức ghi nhận tại đ12 HP80. Sau đó dc ghi nhận lại ở đ12 HP92, nhưng đến HP2013 bị khai tử pháp chế XHCN và đc thay thế bằng NN pháp quyền
- Pháp chế được thay thế băng công lý
- Pháp chế được thay bằng NN tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và dùng pháp luật để quản lý XH - Đ8
Đ12- đường lối đối ngoại:
- khẳng định nước CHXHCNVN cam kết .... Là bạn..   (xem điều 12)
Đ13, các biểu tượng của NN được quy định trong chương chế độ chính trị
II. Những điểm mới về kinh tế
1. Về kinh tế
- quy định vấn đề kinh tế nằm ở chương 3 sau chương quyền con người, quy định vấn đề kinh tế chung với các vấn đề Văn hoá, khoa học giáo dục, môi trường
Ý nghĩa:
- khẳng định mục đích quan trọng là quyền con người 
- phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hoá, thực hiện bảo vệ môi trường -> phát triển bền vững
- trên cơ sở nhận thức bên cạnh những ưu điểm của kinh tế thị trường, nó còn tồn tại nhiều khuyết tật do đó cần có sự điều tiết của NN
Khuyết tật của kinh tế thị trường:
-Phân hoá giàu nghèo
-Huỷ hoại văn hoá truyền thống
-Vì lợi nhuận có thể hủy hoại môi trường sống, làm cạn kiệt nguồn tự nhiên thiên nhiên
2. Quy định các vấn đề kinh tế 1 cách ngắn gọn, chỉ trong 3 điều, ở tầm vĩ mô. Đặc biệt HP ko liệt kê các thành phần kinh tế mà khẳng định nên Kt vn có nhiều hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế đan xen, và tất cả đều là thành phần Kt vn, các chủ thể tôn trọng...
III. Đất đai
HP92 quy định tại đ17  tất cả đất đai, tài nguyên là của NN và thuộc sở hữu toàn dân
2013 tại đ53, toàn bộ đất đai thuộc sở hữu toàn dân và NN đai diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý
Ý nghĩa Đất đai là tài sản công, NN chỉ là người đại diện chủ sở hữu mà thôi
- vì khẳng định đất đai là tài sản công cho nên nhấn mạnh đến tất cả các chủ thể phải sử dụng nó 1 cách hiệu quả, tránh lãng phí. Bản thân NN cũng phải có những chính sách để quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản này
- vì khẳng định đất đai là tài sản công cho nên nhấn mạnh đến tất cả các chủ thể phải sử dụng ,trong HP ngầm hiểu, đã là tài sản phải có giá trị và phải tuân theo quy luật của thị trường, ko theo theo ý chí của NN 
Đ54, K2, quyền sử dụng đất Đc pháp luật bảo hộ, để khẳng định tất cả cơ quan tổ chức cá nhân đặc biệt NN ko thể lập luận rằng mình là ngưoi quản lý và địa diện thì được trưng dụng thu hồi tuỳ tiện mà phải có căn cứ nhất định và theo quy định của pl, cụ thể k3 đ54 quy định về thu hồi đất -> đáp ứng thực tiển cấp bách ở VN trong thời gian gần đây vì lợi ích riêng tư, lợi ích nhóm mà tiến hành thu hồi đất để làm sân golf, khu công nghiệp....công trình ko hiệu quả, dân ko có đất canh tác -> biểu tình Gây bất ổn chính trị
Thủ tục thu hồi đất phải công khai minh bạch theo quy định của pháp luật.
K4, đ54 trưng dụng đất ....
IV.Môi trường xem Đ63

CHUYÊN ĐỀ 4: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN
I. LUẬT QUỐC TỊCH
1.      Khái niệm và ý nghĩa của luật quốc tịch
-Điều 1 luật Quốc tịch năm 2008: quốc tịch là 1 phạm trù thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa NN và cá nhân, sự gắn bó này thể hiện ở quyền và nghĩa vụ của 2 chủ thể này với nhau, sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của NN với công dân và ngược lại
Việc xác định QT vừa có ý nghĩa với NN vừa có ý nghĩa với công dân:
-         đối với công dân: công dân có quốc tịch ở quốc gia nào đó thì công dân đó sẽ được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ đối với NN mà mình mang quốc tịch. (Công dân sẽ được NN bảo hộ)
-         Quốc tịch có ý nghĩa với NN rất lớn trong công pháp quốc tế: NN phải có chủ quyền quốc gia, điều này được thể hiện trước hết NN thì phải có công dân. Khẳng định quyền và trách nhiệm của NN đối với công dân mà mang quốc tịch của nước mình.
2.      Những nội dung cơ bản của luật quốc tịch VN năm 2008
Từ khi thành lập NN kiểu mới đến bây giờ, VN đã có 3 luật quốc tịch:
-         năm 1988: 1/1/1989
-         Năm 1998: có hiệu lực từ 1/1/1999
-         Năm 2008: có hiệu lực từ 1/7/2009
a.      Nguyên tắc 1 quốc tịch
Về cơ sở pháp lý: Điều 4- luật quốc tịch 2008 quy định NN CHXHCN VN công nhận công dân VN có 1 quốc tịch là quốc tịch VN, trừ trường hợp luật này có quy định khác.
(ở Mỹ, châu Âu thừa nhận mỗi công dân có thể có 2 hay nhiều quốc tịch, đó là quyền của công dân, miễn sao công dân có đầy đủ khả năng thực hiện các quyền và gánh vác nghĩa vụ với những NN mà mình mang quốc tịch)
Lý do NN VN chỉ thừa nhận công dân có 1 quốc tịch
-         Giúp cho NN dễ quản lý dân hơn, nhất là đối với những NN mà có trình độ và khả năng quản lý như VN hiện nay
-         (lý do quan trọng) Có ý nghĩa rất quan trọng đối với VN vì nó như 1 câu trả lời chính thức của NN CHXHCN VN đối với 1 số phần tử đã lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập, đổi mới, hoà hợp dân tộc của Đảng và NN, về VN và có những hành vi chống phá NN, xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh trật tự của VN.
Tuy nhiên, nguyên tắc 1 quốc tịch được coi là nguyên tắc nhất quán trong luật quốc tịch VN từ 1988 đến nay nhưng thực tế cho thấy chúng ta càng cương quyết, quyết liệt với nguyên tắc 1 quốc tịch thì chúng ta càng sơ  hở và trong nhiều trường hợp nhà làm luật cũng tỏ ra rất lúng túng vì mặc dù khẳng định là 1 quốc tịch nhưng trong cách quy định của luật quốc tịch vẫn làm phát sinh người có 2 hay nhiều quốc tịch.
Chứng minh:
-         luật 1988: (cương quyết nhất với 1 quốc tịch – Điều 3) khẳng định NN CHXH CN VN chỉ thừa nhận công dân VN có 1 quốc tịch duy nhất là quốc tịch VN nhưng Luật này vẫn làm phát sinh vô số tình trạng người có 2 hay nhiều quốc tịch:
+ Luật 88 ko quy định công dân nước ngoài muốn nhập quốc tịch VN phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài.
+ Luật 88 cũng ko quy định trường hợp công  dân VN tự ý nhập quốc tịch nước ngoài thì đương nhiên mất quốc tịch VN
+ Trong 1 số trường hợp đặc biệt như trẻ em người VN được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì để bảo vệ quyền lợi của trẻ em thì công ước quốc tế quy định vẫn mang quốc tịch VN, VN phải tôn trọng quy định này.
-         Luật 98: Đ3 khẳng định NN CHXHCN VN thừa nhận công dân có 1 quốc tịch là quốc tịch VN (bỏ đi từ “ chỉ”, “duy nhất”), mềm dẻo hơn, nhưng vẫn còn sơ hở vì vẫn làm phát sinh tình trạng người 2 hay nhiều QT
+ Công dân nước ngoài muốn nhập QT VN, điều kiện là phải xin thôi quốc tịch ở nước khác (khắc phục sơ hở thứ 1 của luật năm 88) nhưng trừ trường hợp đặc biệt do nguyên thủ quốc gia quy định.
+Trẻ em được nhận làm con nuôi, vẫn mang quốc tịch VN
+Vẫn ko quy định người VN tự ý nhập quốc tịch nước ngoài thì đương nhiên mất quốc tịch VN
2 lý do mà luật 9 ko dám đá động đến vấn đề này
+ không dám quy định (vì liên quan đến an ninh quốc gia)
+ Liên quan đến nhân quyền (lý + tình)
-         Luật năm 2008: Điều 4, về nguyên tắc NN cũng chỉ tiếp tục theo đuổi nguyên tắc 1 quốc tịch (mặc dù trước khi thông qua luật quốc tịch 2008 đã có nhiều ý kiến của các chuyên gia, của các tầng lớp dân cư trong và ngoài lãnh thổ VN, NN nên theo đuổi chính sách 2 quốc tịch. Nhưng luật 2008 đã có những quy định có tính chất thông thoáng, cởi mở, mềm dẻo như là 1 tiền đề, điều kiện để hướng đến 2 quốc tịch.
Chứng minh sự mềm dẻo:
+ K3 điều 19:
+ Đ37 : quốc tịch con nuôi chưa thành niên
·        Lưu ý : lần đầu tiên trong lịch sử của luật QT VN, luật năm 2008 đã chính thức đưa ra 1 quy định tại khoản 2 điều 13 nhằm giải quyết triệt để số phận của cộng đồng VN ở nước ngoài: trong thời hạn 5 năm kể từ ngày luật này có hiệu lức (1/7/2009-1/7/2014) thì người VN định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch VN theo quy định của pháp luật VN trước ngày luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch VN và trong thời hạn 5 năm này, những người này phải đi đăng ký với cơ quan đại diện VN ở nước ngoài để giữ quốc tịch VN => với quy định này có nghĩa là nếu ai không đi đăng ký trong thời hạn 5 năm này thì coi như mất quốc tịch VN => từ quy định này cho thấy, người VN định cư ở nước ngoài sẽ không đương nhiên có quốc tịch VN, mà điều kiện để có quốc tịch VN là phải đi đăng ký, Nếu họ đi đăng ký giữ quốc tịch VN, thì VN vẫn chấp nhận họ có 2 hay nhiều quốc tịch.
b.      Có quốc tịch VN
Những người sau đây có quốc tịch VN: Đã từng có quốc tịch VN trước ngày 1/7/2009 thì đương nhiên có
Từ 1/7/2009 trở về sau thì họ có quốc tịch VN nếu có 1 trong những căn cứ sau đây:
-         Do sinh ra, hay còn gọi là quốc tịch gốc, quốc tịch tự nhiên, quốc tịch trẻ em – Đ15,16,17
-         Có quốc tịch do được nhập quốc tịch – Đ19 (công dân nước ngoài nhưng có nguyện vọng)
-         Được trở lại quốc tịch VN
-         Có quốc tịch VN được quy định tại Đ18- trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tìm thấy trên lãnh thổ VN, Đ35, Đ37
-         Theo điều ước quốc tế mà NN CHXHCNVN ký kết
Nhập quốc tịch: -K1-Đ19  - Lưu ý: K2 –Đ19, -K3 – Đ19
c. Mất quốc tịch
Chương 3
Căn cứ mất quốc tịch VN:
-         được thôi quốc tịch VN ( nhu cầu tự nguyện)
-         bị tước quốc tịch VN ( chế tài) : chế tài nghiêm khắc, nhưng liên quan đến quyền con người nên phải cẩn thận và hạn chế, chỉ tước nếu công dân Vn gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đến uy VN, có 2 trường hợp tước: K1,2 Đ19: công dân VN có 2 loại:
+ quốc tịch gốc: chỉ tước khi công dân đó đang ở nước ngoài
+ nhập quốc tịch: tước trong hoặc ngoài nước.
-         Không đăng ký giữ quốc tịch VN theo khoản 2, điều 13
-         Theo K2 đ18, 35
-         Theo điều ước quốc tế mà NN CHXHCN VN ký kết
-         Điều 27, đặc biệt K4 (vì lý do  an ninh quốc gia)
d.Hồ sơ, thủ tục giải quyết những vấn đề liên quan đến quốc tịch
Thủ tục bao gồm: xin thôi, xin nhập, xin trở lại, chia 2 loại
-         trong nước: sở tư pháp tại tỉnh thành phố mình đang cư trú, ở đây sẽ được công khai thủ tục, có nhân viên hướng dẫn, mua hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ nộp về sở tư pháp, sở tư pháp đóng vai trò tham mua cho uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, sau đố chuyển sang bộ tư pháp, sau khi xem xét sẽ chuyển qua văn phòng CTN.
-         Ở nước ngoài: cơ quan đại diện ngoại giao của VN ở nước ngoài ( đại sứ quán- chỉ đặt ở thủ đô, quan hệ cấp cao, quan hệ toàn diện, hoặc lãnh sự quán, quan hệ 1 số mặt chứ ko toàn diện, chỉ đặt ở những thành phố lớn), ở đây công khai thủ tục, mua, nộp, sau khi xem xét chuyển về bộ ngoại giao, chuyển lên văn phòng CTN.

II. QUYỀN CÔNG DÂN
1.      Tên chương, và vị trí của chương
Từ HP59, 80, 92: xếp chương quyền công dân sau các chương chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng
=>mục tiêu, mục đích của HP ko rõ, quyền con người bị lu mờ, NN coi HP như 1 văn kiện, tuyên ngôn, cương lĩnh của NN để quản lý dân chứ không phải để bảo vệ con người. Đặc biệt tên chỉ gọi “ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
HP2013: có bước tiến về tư duy, chương này chỉ sếp sau chương chế độ chính trị, “ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân” quyền con người được thừa nhận chứ không đánh đồng như trước
ð  nhận định được mục đích và sứ mệnh là bảo vệ quyền con người, tiếp thu  lập hiến của các nước tiến bộ, thể hiện rõ quyết tâm của VN trong việc thực hiện những cam kết với quốc tế: thừa nhận và thực thi quyền con người ở VN
Bố cục cũng thay đổi: xếp các quyền dân sự (quyền sống, quyền đời tư, quyền tự do cá nhân, quyền bí mật....) lên hàng đầu, từ đ19 kéo dài đến điều 26 = > NN đã có sự tôn trọng đến đời tư cá nhân, vì quyền dân sự mới là bản chất quyền con người, là quyền thứ nhất, quan trọng của con người => đã nhận thức đúng về quyền con người.
quyền dân sự xong mới đến quyền chính trị ( Đ27 đến 31): tách quyền trưng cầu dân ý ra 1 điều khoản riêng, Đ29, để làm sáng tỏ quyền này, là tiền đề, điều kiện để các nhà làm luật sớm làm luật này.
- Chính thức thừa nhận quyền khiếu nại, tố cáo
- Coi quyền suy đoán vô tội là quyền chính trị
Sau đó mới đến các quyền về văn hoá, kinh tế xã hội, từ Đ32 đến Đ38
ð  đảm bảo sự cân đối giữa các quyền (khác với HP 92 trở về trước, các quyền chính trị, dân sự rất ít điều chủ yếu là quyền kinh tế văn hoá, xã hội.) ở một chừng mực nào đó HP 2013 đề cao quyền dân sự chính trị hơn, đã đưa lên hàng đầu
2.      các nguyên tắc xác lập chương này
3 điểm mới:
Điểm mới 1
-         HP80 trở về trước, đồng nhất quyền con người và quyền công dân, không tồn tại khái niệm quyền con người (vì tâm lý dị ứng nhân quyền vì gắn với tư sản, trong thời gian dài Mỹ và phương tây luôn dùng nhân quyền để cấm vận, đặt chủ quyền NN cao hơn quyền con người
-         Đến HP 92 đã thừa nhận quyền con người khác quyền công dân, khác về chủ thể, quyền con người rộng hơn quyền công dân, bao gồm cả người nước ngoài, người không quốc tịch. Năm 92 là thời kỳ toàn cầu hoá về quyền con người, các quy định của liên hiệp quốc, cộng đồng quốc tế có thể lên tiếng để bảo vệ, vì con người vẫn thuộc cộng đồng bảo vệ, hội đồng bảo an liên hiệp quốc luôn luôn lên tiếng bảo vệ quyền con người ( có thể bao vây cấm vận, cắt đứt quan hệ ngoại giao -> doạ đánh -> đem quân tấn công). Quyền con người không còn là văn minh tư sản nữa mà đã trở thành văn minh nhân loại. Nhân quyền phải được đặt cao hơn chủ quyền. Trước bối cảnh đó, Đ50 của HP 92 đã ghi nhận nguyên tắc tôn trọng quyền con người, nội luật hoá điều ước quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn thể hiện điểm đổi mới nhưng chưa hoàn toàn “ được thể hiện ở quyền công dân”
-         HP2013, K1Đ14 đã diễn đạt lại “...” được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo HP và pháp luật
Điểm mới 2:
-         HP80 đã từng có nhận thức  quyền và nghĩa vụ của công dân do HP và pháp luật (văn bản luật và dưới luật) quy định => nhận thức vô cùng nguy hiểm, vì từ chủ tịch đến chủ tịch xã điều có thể ban hành các văn bản quy định quyền công dân, xa rời NN pháp quyền
-         Đ51 HP 92:” quyền và nghĩa vụ của công dân do HP và Luật quy định”: chỉ có QH mới được quy định quyền và nghĩa vụ của công dân.
-         Đối với HP2013
Văn bản dưới luật:
+ Nghị định không đầu của CP (quy định những vấn đề mới chưa có luật)
+ Nghị định hướng dẫn thi hành luật của CP
+ Văn bản để hạn chế và cấm đoán
ð  loại 1, 2 tích cực vì bảo vệ quyền công dân, loại 3 được coi là nghị định tiêu cực. Chính vì thế mà khoản 2 điều 14 đã chính thức quy định lại quyền con người quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của Luật  trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng.
-         Chỉ có QH bằng 1 đạo luật mới được hạn chế quyền con người. Còn các văn bản dưới luật như nghị định CP...thì không thể hạn chế quyền con người
-         Cơ sở để hạn chế quyền con người : chỉ bị hạn chế khi chứng minh được những vấn đề liên quan  quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng.
-         Cơ quan hạn chế: QH,
-          các cơ quan khác bằng những văn bản dưới luật vẫn được quy định, hướng dẫn để thi hành, tạo điều kiện thúc đẩy quyền con người trong thực tế, không được hạn chế và cấm đoán.
Điểm mới 3:
HP2013 bên cạnh khẳng định là NN sẽ công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người nhưng bên cạnh đó K4 Đ15 khẳng định việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là nguyên tắc trong xã hội văn minh, tỏ rõ thái độ của NN, không được sử dụng các chiêu bài về dân sinh dân chủ dân quyền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng như lợi ích của quốc gia, dân tộc ( tự do phải nằm trong khuôn khổ, tự do quá trớn của 1 người sẽ ảnh hưởng đến tự do của người khác, của cộng động)
1 số quyền mới
-         HP 2013 quy định rõ quyền nào là quyền con người (32,40,41), quyền nào là quyền công dân ( 34,42)
-         Có những quyền được quy định thực thi theo luật và có quyền được thực thi theo pháp luật, Vd Đ19 “ ko ai được tước đoạt trái luật” – tức là chỉ có QH,
-         Đ19 quyền sống: phù hợp với điều ước quốc tế, với HP nhiều nước, là tiền đề để hướng đến 1 loạt các điều mới như hiến xác hiến mô.., hướng đến bỏ tử hình
-         Đ34: công dân có quyền bảo đảm an sinh xã hội
-         Đ41: “...” bên cạnh phát triển kinh tế, đời sống tinh thần phải được đề cao
-         Đ42
-         Đ43: => ngoài khẳng định quyền được sống trong môi trường lành mạnh, mà còn liên hệ với điều 63, trách nhiệm của NN là quan tâm bảo vệ môi trường đa dạng....Đặc biệt, Đ63 khẳng định những hành vi gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên sẽ bị xử lỷ nghiêm và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại => đây là cơ sở để luật hình sự, hành chính, dân sự phải đưa vào cụ thể hoá

LIKE and Share this article: :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Tổng số lượt xem trang

Blogger news

Blogroll

About